Xuất khẩu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức

Thứ sáu - 02/12/2022 01:51
      Trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Bình đạt 174,8  triệu USD, giảm 20,22% so với cùng kỳ năm trước, lợi thế so cùng kỳ đang dẫn bị giảm do năm 2021 thời điểm cùng kỳ đơn hàng ở một số tỉnh phía Nam được chuyển về để sản xuất, năm nay đặc biệt từ thời điểm tháng 6 toàn bộ doanh nghiệp trong cả nước đi vào sản xuất bình thường. Dự báo, trong những tháng tiếp theo đặc biệt trong quý 1 năm 2023, việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ gặp không ít thách thức khi nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu đang chịu ảnh hưởng do lạm phát và suy thoái... Theo một số doanh nghiệp trước khủng hoảng kinh tế thế giới hiện đơn giá hàng xuất khẩu nhất là đối với ngành may đang bị ép giá, tháng 11,12 nhiều đơn vị đã giảm thời gian sản xuất nghỉ thứ 7 không thực hiện tăng ca, xu hướng tháng 12 dự báo có thể thực hiện nghỉ luân phiên theo truyền.
 
 
   
 
     
      Điểm đáng chú ý, cả nước kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước vẫn còn khoảng cách xa so với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn. Tại Thái Bình kim ngạch xuất khẩu kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngach toàn tỉnh 60,37% với tốc độ tăng 27,93%, điều này cho thấy, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất, kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng. Tuy nhiên hàng may mặc vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn với chủ yếu là mặt hàng gia công nên giá trị tăng thêm không cao ước 11 tháng  năm 2022 đạt 1.316 triệu USD tăng 26,35% so cùng kỳ chiểm 59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
      Cho dù xuất khẩu 11 tháng năm 2022 đã đạt được những kết quả tích cực, song với  dự báo từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng… sẽ ảnh hưởng đến các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng mạnh do giá xăng dầu tăng cao cũng gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Lo ngại hơn, trong thời gian tới, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với giá nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu tăng cao sẽ tác động đến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam. Lạm phát tăng cao ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, đang tác động tiêu cực trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành may. Các doanh nghiệp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn về vốn, chi phí cho người lao động, nguyên liệu đầu vào. Điều đáng lưu ý gần như doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu đều cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến quý 1 năm 2023 sẽ tiếp tục giảm.
 

            Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng 11 tháng năm 2022 (triệu USD)

      Đối với ngành dệt may, nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu bị gián đoạn khiến doanh nghiệp dè dặt không dám mở rộng sản xuất. Cộng thêm áp lực chí phí đầu vào tăng cao, doanh nghiệp cũng phải tính toán căn cơ hơn. Hiện nay, nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong khi đó, các biện pháp chống dịch mạnh mẽ của phía bạn khiến việc nhập khẩu nguyên liệu không dễ dàng. Nhiều đối tác không chỉ giao hàng thiếu mà thời gian giao hàng cũng kéo dài do việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế tương đối khó khăn. Tương tự, với ngành da giày, một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp da giày phải đối diện là nguồn cung nguyên, phụ liệu bị hạn chế. Từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Bối cảnh này đòi hỏi sự kết nối, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp sản xuất để các bên có thể cập nhật, chia sẻ nhanh nhất, chính xác nhất về thông tin thị trường, các quy định, chính sách mới của các nước, giúp các ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tận dụng tốt nhất các cơ hội để phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.


                                                                                                                Phòng Thống kê Kinh tế


 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây