Cơ hội và khó khăn trong xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp tại Thái Bình

Thứ năm - 06/12/2018 20:12
Cơ hội và khó khăn trong xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp tại Thái Bình
Thái bình được ví là vựa lúa Đồng bằng Sông Hồng, tuy nhiên để xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài hiện nay là một vấn đề vô cùng  khó khăn đối với các doanh nghiệp trong tỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh chủ yếu mới chỉ là xay xát và bán nội địa. Thái Bình hiện có 3 doanh nghiệp được Bộ Công thương cấp giấy phép xuất khẩu gạo đó là: Tổng công ty Giống cây trồng, Công ty TNHH Hưng Cúc và Công ty TNHH Liên Hạnh, trong đó chỉ có duy nhất Công ty TNHH Hưng Cúc là doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc, Công ty TNHH Liên Hạnh mới đang xuất khẩu ủy thác với trị giá rất nhỏ; Tổng Công ty Cổ phần Giống cây trồng hiện nay chưa xuất khẩu được do chưa ký kết được hợp đồng.

 Năm 2018 do có thời điểm mặt hàng gạo đứng trước nguy cơ gặp rất nhiều khó khăn do doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung quốc, khi Trung Quốc áp dụng hạn ngạch, cấm biên và ra một số quy định kỹ thuật về loại gạo xuất khẩu xuất sang Trung Quốc với giá thấp hơn so giá thị trường thì Gạo không xuất khẩu được, doanh nghiệp chỉ thu mua bán thị trường nội địa.
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh so với USD, trong đó nhân dân tệ cũng mất giá so với Việt Nam đồng giúp các Doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu ngành dệt may với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó ngành dệt may của Việt Nam có thể lấy thêm thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn. Trong tương lai gần, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lan rộng, các mặt hàng như vải, sợi sẽ ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp thì đây là cơ hội cho ngành dệt may nội địa. Trung Quốc có thể đẩy mạnh việc luân chuyển sản xuất sang các nước láng giềng nhằm tận dụng lợi thế về chi phí nhân công, thương mại và đi đường vòng vào Mỹ. Hội nhập kinh tế quốc tế đang dần giảm các hàng rào thuế quan tạo thuận lợi cho xuất khẩu song lại bị hạn chế bởi các hàng rào kỹ thuật phi thuế quan như tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, quy cách sản phẩm, xuất xứ hàng hóa.
Đây là bài toán khó đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước tại tỉnh Thái Bình vì thực tế một số doanh nghiệp tư nhân hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tham gia vào thị trường xuất khẩu là doanh nghiệp quy mô nhỏ, kim ngạch còn thấp, khả năng tự xúc tiến xuất khẩu tìm kiếm thị trường còn hạn chế. Hay xuất khẩu một số mặt hàng trọng điểm của tỉnh còn phụ thuộc vào một số thị trường. Trong khi năng lực cạnh tranh yếu, nhiều doanh nghiệp mất đơn hàng; Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư đúng mức đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu và mở rộng thị trường, chưa có bộ phận trực tiếp tham gia giao dịch với các đối tác, các thủ tục như giới thiệu mẫu hàng, đơn hàng, thư mời.v.v. Các công đoạn đó đều phải thông qua đơn vị trung gian làm dịch vụ logistic. Đây là rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp tại Thái Bình. Mặt khác, hàng xuất khẩu chủ yếu là gia công nên giá trị đem lại không cao.
Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi C/O được Bộ Công Thương ủy quyền cho Sở Công Thương tỉnh Thái Bình thực hiện, với trên 40 nước có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam nên doanh nghiệp tại địa phương chỉ thực hiện được xin C/O vào các thị trường này. Còn một số thị trường lớn mà Việt Nam chưa ký Hiệp định Thương mại tự do như Bắc Mỹ, với số lượng hàng xuất khẩu lớn, thì việc xin cấp C/O không ưu đãi phải thực hiện thông qua văn phòng VCCI tại Hải Phòng hoặc Hà Nội. Điều này gây khó khăn, bất tiện, tăng chi phí cho doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Thái Bình./.
Phòng Thống kê Thương mại
 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây