Chỉ lo sức mua, hàng hóa dồi dào, khuyến mãi nhiều

Thứ sáu - 06/01/2023 22:48
      Nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán năm nay được đánh giá là tương đối dồi dào, giá cả có tăng nhưng với nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu, kỳ vọng sẽ giúp người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa chất lượng, giá phù hợp. Do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên giá các mặt hàng thiết yếu năm nay cũng tăng so với năm trước. Bên cạnh đó, giá thịt lợn hơi, cá nước ngọt và một số sản phẩm chăn nuôi khác xuống thấp có thể dẫn đến nguy cơ người dân không tái đàn, như vậy sẽ khó khăn ở nguồn cung cũng như công tác kiểm soát giá,…. Thực tế, cùng với thông tin người lao động bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập do đơn hàng xuất khẩu giảm,... ảnh hưởng suy thoái kinh tế chung toàn cầu đã khiến sức mua của người tiêu dùng đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí giảm đáng kể. Cho đến thời điểm hiện nay, tình hình mua sắm của người tiêu dùng vẫn chưa tăng cao. Sức mua của người tiêu dùng ở thị trường Tết năm nay vẫn là một “ẩn số” khi người lao động chưa biết tình hình lương, thưởng ra sao. Cho nên, dù nguồn cung nhiều sản phẩm phục vụ Tết khá dồi dào, đủ khả năng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong suốt dịp Tết, song hầu hết các tư thương, nhà phân phối đang thấp thỏm chính là sức mua của người tiêu dùng năm nay.
      Qua khảo sát tại một số cơ sở kinh doanh, nhà phân phối lượng hàng hóa dự trữ năm nay tăng từ 10-15% tại các các siêu thị cửa hàng tự chọn lớn, tại các của hàng nhỏ lượng dự trữ hàng cầm chừng với mức tăng không nhiều so với tết nguyên đán năm 2022, tất cả với với hy vọng sau 2 năm ảnh hưởng từ dịch con em làm ăn xa quê về ăn tết tại quê nhà. Các mặt hàng đặc sản vùng miền, hàng hóa chất lượng cao vẫn ưu tiên nhập về phục vụ cho tiêu dùng tết. Hầu hết các mặt hàng tết như bánh kẹo, bia so cùng kỳ tết nguyên đán năm 2022 đều tăng từ 5-15% tùy từng hãng; Từ ngày 10 âm lịch một số mặt hàng bánh tết được áp dụng giá tăng 3-4% tại các cửa hàng tự chọn; tại các siêu thị lớn trên địa bàn tỉnh hầu hết các sản phẩm bánh kẹo đều áp dụng chương trình bình ổn giảm giá từ 5-17%, chủ yếu áp dụng giảm ở  bánh kẹo có nguồn gốc nhập khẩu. Tuy nhiên với tâm lý tiêu dùng chủ yếu bà con mua tại các cửa hàng tự chọn.
 
     
      Từ ngày 15 âm lịch trên địa bàn tỉnh, tại Hội chợ xuân mặt hàng cây cảnh được bày bán khá nhiều với nhiều tầng giá tiền khác nhau, đáp ứng đủ thị yếu của các tầng lớp tiêu dùng như lan hồ điệp, chậu bưởi cảnh, đào thế, đào chậu, quất thế, quất chậu. Hiện giá lan hồ điệp giao động từ 120.000-200.000 đồng/cành (tương đương giá năm trước đối với cây vừa, tăng 5-7% đối với loại cây to đẹp), đào cây loại trung bình giao động từ 350 nghìn  đến 1 triệu đồng/cây, theo nhà vườn năm nay thời tiết không thuận lợi cho đào phát triển nên lượng đào đẹp tại các nhà vườn hạn chế, cũng trong tình cảnh đó quất cũng có giá bán tăng so năm 2022 từ 5-15%, thời tiết tác động đến sinh trưởng của quất nhiều cây chết do sương muối, bên cạnh đó chi phí chăm sóc và trồng trọt tăng.
      Như vậy  trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, nhà quản lý và các doanh nghiệp, nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ hiện phải gánh cả nỗi lo biến động về giá hàng hóa, và cả việc tồn ứ hàng hóa nếu sức mua của người tiêu dùng suy giảm trước những tác động  ảnh hưởng từ việc làm, thu nhập. Trong bối cảnh này, cần lắm sự chung tay, đồng lòng của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà phân phối, nhà bán lẻ và của cả cộng đồng doanh nghiệp để hướng đến mục tiêu tối thượng chung “cuộc sống, sức khỏe, sinh mệnh của người dân là trên hết, trước hết”, kiên định quan điểm “không ai bị bỏ lại đằng sau” và để được đón một cái Tết Nguyên đán đầm ấm, đầy đủ, an toàn./.

                                                                                                                Phòng Thống kê kinh tế
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây