Tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động thu thập, xử lý thông tin trong điều tra thống kê.

Thứ năm - 19/09/2024 23:41
      Thông tin có tầm quan trọng đặc biệt trong điều tra thống kê. Mỗi cuộc điều tra, để đạt hiệu quả thì điều không thể thiếu bước phải xây dựng phương án, kế hoạch điều tra từ đó giúp điều tra viên, giám sát viên nắm bắt được vấn đề, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông tin đầy đủ, bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác có ảnh hưởng lớn đến phương thức tiến hành hoạt động điều tra. Đồng thời, việc thu thập thông tin kịp thời, cập nhật đầy đủ còn tiết kiệm được thời gian làm việc cũng như chi phí bỏ ra.
      Thông tin thu thập được tuy là rất quý, nhưng không phải mọi vấn đề cần biết hay cần làm sáng tỏ đều có sẵn từ những thông tin đã thu thập được. Theo đó, thông tin cần phải thực hiện qua một bước trước khi đưa ra quyết định sử dụng và xử lý thông tin trong quản lý hành chính là việc cán bộ, công chức căn cứ các thông tin thu thập được, qua đó, thực hiện các phương pháp theo trình tự tác động vào thông tin nhằm rút ra những thông tin mới cần thiết cho quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thực tế chỉ ra rằng, thông tin thu thập được cần phải sàng lọc, xử lý, khi đó giá trị của thông tin sẽ tăng lên.
      Thu thập thông tin chính xác sẽ giúp cho việc lựa chọn nội dung giám sát vừa bao quát, vừa có trọng tâm, trọng điểm, đúng, trúng, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, mong muốn của cử tri, đồng thời cũng giúp cho việc xây dựng kế hoạch giám sát một cách hợp lý, khoa học, hiệu quả. Ngược lại, nếu không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác sẽ có những tác động, ảnh hưởng đến kết quả giám sát, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ngành.Thu thập, XLTT có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Ngành. Qua giám sát sẽ giúp cho các đơn vị, đối tượng được giám sát kịp thời khắc phục hạn chế trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Do đó, đã phân công cán bộ, chuyên viên theo dõi, thực hiện điều tra địa bàn nào, yêu cầu phải thường xuyên nắm bắt tình hình chung của các địa bàn điều tra và hoạt động của địa bàn, địa phương đó nhằm phản ánh đúng, đủ bức tranh thực trạng về tình hính kinh tế xã hội của địa phương đó.
 
                                                                                                                                   

                                                                                                                                       Phòng Thống kê Xã hội!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây