6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024, KINH TẾ HUYỆN TIỀN HẢI CÓ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KHÁ

Thứ năm - 13/06/2024 21:55
      Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2024 trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng của giá xăng, dầu, giá nguyên vật liệu, giá vàng… có nhiều biến động.Song với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã chủ động tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của của tỉnh, của huyện, sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng các Doanh nghiệp và nhân dân trong huyện bước đầu thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2024. Kết quả cụ thể:
      1.Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì ổn định và phát triển. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 2.572,62 tỷ đồng, đạt 46,35% kế hoạch, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: ngành nông nghiệp tăng 2,17%, ngành lâm nghiệp tăng 1,43%, ngành thủy sản tăng 2,77%.
      Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân năm 2024 đạt 16.005 ha, tăng 0.31% so cùng kỳ; Trong đó: Lúa xuân 9749 ha bằng 99%; màu vụ xuân 2151 ha, tăng 6ha; vụ đông 4105 ha, tăng 142 ha. Vụ Xuân năm 2024 đầu vụ lúa xuân bị ảnh hưởng thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, toàn huyện tập chung gieo cấy  bảo đảm đúng thời vụ, cơ cấu giống lúa và phương thức gieo cấy chuyển biến tích cực theo hướng mở rộng diện tích lúa có giá trị kinh tế cao; lúa Xuân sinh trưởng và phát triển đồng đều, năng suất ước đạt 71 tạ/ha. Công tác xây dựng cánh đồng lớn có liên kết được triển khai tích cực; Chương trình sản xuất theo “cánh đồng lớn”, cánh đồng có liên kết tiếp tục được chỉ đạo thực hiện với diện tích 1.255ha, trong đó có 1.055ha có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt 941,05 tỷ đồng, đạt 67,36% kế hoạch năm và tăng 1,22% so với cùng kỳ năm 2023.
      Chăn nuôi cơ bản ổn định; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất chăn nuôi an toàn, thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, nhập con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc có giấy kiểm dịch theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Tổng đàn lợn ước đạt 58.620 con, tăng 2,86% so với cùng kỳ năm 2023; tổng đàn gia cầm ước đạt 1,6 triệu con, tăng 1,67%; tổng đàn trâu, bò ước đạt khoảng 6.015 con, tăng 2,31%. Chăn nuôi trang trại được duy trì với 18 trang trại, trong đó 13 trang trại chăn nuôi lợn, 05 trang trại trâu, bò và 01 HTX chăn nuôi tổng hợp. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 461,78 tỷ đồng, đạt 39,9% so với kế hoạch, tăng 4,15% so với cùng kỳ năm 2023.
      Nuôi trồng và khai thác thủy sản được phát huy và có hiệu quả. Các địa phương tập trung cải tạo ao đầm, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo khung thời vụ thả giống nuôi thủy sản năm 2024. Tổng diện tích thủy sản ước đạt 5.180ha, tăng 05ha so với cùng kỳ năm 2023 (đối tượng nuôi chủ đạo vẫn là ngao, tôm sú và tôm thẻ chân trắng). Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 1.093,83 tỷ đồng, đạt 38,64% kế hoạch, tăng 2,77% so với cùng kỳ.
X      ây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, các địa phương đã rà soát, đăng ký về đích nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024; Qúy I năm 2024 có 03 xã hoàn thành các tiêu chí công nhận Nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã được công nhận đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao là 09 xã.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tăng cường chỉ đạo; Thành lập Hội OCOP Tiền Hải với 22 thành viên (là đơn vị đầu tiên của tỉnh thành lập được Hội OCOP), Tổ chức thành công Đại hội lần thứ I của Hội. Tổng số sản phẩm được công nhận trên địa bàn huyện là 36 sản phẩm, trong đó có 04 sản phẩm đạt 4 sao, 32 sản phẩm 3 sao.
      2. Sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng và thương mại – dịch vụ.
      Những tháng đầu năm 2024 hoạt động công nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh. Để động viên kịp thời các đơn vị và Doanh nghiệp trên địa bàn. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tổ chức thăm, động viên, chúc tết các doanh nghiệp ra quân sản xuất đầu Xuân Giáp Thìn; tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, trọng điểm. Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7.049 tỷ đồng, đạt 40,58% kế hoạch năm, tăng 6,29% so với cùng kỳ năm 2023.
      Đến nay có 7 nhà đầu tư thứ cấp đi vào hoạt động với diện tích đất đã thuê là 29,28ha, tổng mức đầu tư 5.678,3tỷ đồng tại Cụm công nghiệp An Ninh; tại Cụm công nghiệp Nam Hà nhà đầu tư Công ty Cổ phần Thịnh Vượng với tổng mặt bằng san lấp 185.093,3m2, tổng mức đầu tư 157,3 tỷ đồng nhà đầu tư đã thực hiện 90,6 tỷ đồng; Cụm công nghiệp Trà Lý UBND huyện đang đề xuất bố trí kế hoạch sử dụng đất, báo cáo cấp có thẩm quyền đề xuất phương án hoàn thành xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông nội bộ, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải… ngành công nghiệp ước đạt 5.388 tỷ đồng, tăng 5,73% so với cùng kỳ năm 2023. Ngành điện đã có nhiều cố gắng ổn định điện năng phục vụ sản xuất, đời sống và nhiệm vụ chính trị của huyện, tổng doanh thu điện tiêu thụ 6 tháng đầu năm ước đạt 450,97 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2023.
      Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được chỉ đạo quyết liệt. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các khu dân cư đấu giá quyền sử dụng đất; các công trình trọng điểm như: tuyến đường từ Quốc lộ 37B đến trục đường xã Tây Lương; Đường số 4 khu công nghiệp từ Khu công nghiệp Tiền Hải đi cảng Trà Lý; đường cứu hộ, cứu nạn ĐH.32 từ ĐT.462 ngã ba Đông Xuyên đi xã Đông Long đến đê biển số 6; cầu và đường số 4 kéo dài đi xã Tây Phong; đường liên xã từ đường 221D xã Đông Quý đi xã Đông Trà.... Trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua các dự án Khu dân cư phía nam kênh Cổ Rồng; dự án đường chỉnh trang vỉa hè đoạn QL37B và tuyến nhánh QL 37B đoạn xã An Ninh và một số dự án phục vụ sản xuất…. Giá trị ngành xây dựng ước đạt 1.661 tỷ đồng, tăng 8,14%.
      3. Công tác Tài chính và Thu chi ngân sách
      Công tác quản lý tài chính, thu chi ngân sách được chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm; Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức hội nghị ra quân thu thuế và giao dự toán ngân sách; các xã, thị trấn và các đơn vị được giao đã tập trung triển khai các khoản thu ngay từ đầu năm. Điều hành chi ngân sách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo đúng quy định; thực hiện cấp kịp thời, đầy đủ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ phục vụ Tết Nguyên đán, thanh toán cho các công trình quan trọng...; chỉ đạo tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của tỉnh.
      Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước thực hiện 928.881 triệu đồng. Nếu loại trừ số thu chuyển nguồn, trợ cấp ngân sách xã thì số thu NSNN đạt 45,8% dự toán tỉnh và huyện giao, bằng 142,5% so với cùng kỳ năm 2023. Thu ngân sách huyện thực hiện 699.188 triệu đồng. Nếu loại trừ số thu chuyển nguồn, trợ cấp ngân sách xã thì thu ngân sách huyện đạt 49,9% dự toán tỉnh giao và huyện, bằng 152,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó thu trên địa bàn ngân sách cấp huyện hưởng (trừ thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, ghi thu tiền thuê đất DN) thực hiện: 87.549 triệu đồng; Thu tiền sử dụng đất địa bàn huyện thực hiện: 266.119 triệu đồng.
      Tổng chi NSNN 6 tháng đầu năm thực hiện 769.494 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi trợ cấp cho ngân sách xã, chi tạm ứng, thì chi ngân sách đạt 40,6% dự toán tỉnh và huyện giao, bằng 129,6% so với cùng kỳ năm 2023. Chi ngân sách huyện thực hiện 588.074 triệu đồng. Nếu loại trừ số chi trợ cấp ngân sách xã thì chi ngân sách đạt 43,8% dự toán tỉnh và huyện giao, bằng 142,7% so với cùng kỳ năm 2023.
                                                                                                                                        Chi cục Thống kê Tiền Hải.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây