Huyện Tiền hải chủ động ứng phó cơn bão số 3
Tktonghop
2024-09-08T00:35:38-04:00
2024-09-08T00:35:38-04:00
https://thongkethaibinh.gov.vn/Tin-tuc/huyen-tien-hai-chu-dong-ung-pho-con-bao-so-3-961.html
/themes/default/images/no_image.gif
Cục Thống kê tỉnh Thái Bình
https://thongkethaibinh.gov.vn/uploads/logo_1-copy1.png
Chủ nhật - 08/09/2024 00:34
Để chủ động ứng phó với bão số 3, UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã chỉ đạo UBND các xã, các ngành khẩn trương triển khai kế hoạch ứng phó với bão trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
I. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Thực hiện nghiêm nội dung các văn bản chỉ đạo, Công điện của Ban Chỉ huy chống thiên tai và TKCN tỉnh đồng thời Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã ban hành các Công điện số 04, 05, 06 để triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 tại các địa phương.
Ngày 5/9/2024 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Công điện khẩn số 15/CĐ-HU về ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3;
Ngày 5/9/2024 Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức hội nghị để triển khai nhiệm vụ ứng phó với con bão số 3 thành phầm gồm các đồng chí thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện, các đồng chí Cụm trưởng cụm PCTT và TKCN huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
Đến nay, toàn bộ các cụm phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã tổ chức triển khai họp tại các cụm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, Đồn biên phòng Cửa Lân tiến hành rà soát các phương tiện tàu thuyền, nhà yếu, gia đình chính sách, neo đơn để có phương án chằng chống và di dời đảm bảo theo yêu cầu.
2. Công tác thực hiện phòng chống bão
(Đã báo cáo tại các báo cáo nhanh trước)
3. Công tác chuẩn bị phương tiện, nhân lực ứng cứu trước, trong và sau bão số 3 của huyện.
- UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT huyện chỉ đạo các ngành, UBND các xã, các cụm PCTT tiếp tục liên lạc, kêu gọi những lao động tại các lều đầm, lồng bè trên sông và các hộ dân sinh sống ngoài đê quốc gia, khu vực nhà yếu vào nơi tránh tránh trú. UBND huyện yêu cầu các lực lượng chức năng, UBND các xã kiên quyết, kể cả cưỡng chế đối với những trường hợp cố tình chống đối chưa di chuyển đến nơi tránh trú an toàn theo quy định.
- Hiệp đồng công tác PCTT với Trung đoàn 8, Ban chỉ huy QS huyện, Công an huyện sẵn sàng lực lượng, thiết bị phục vụ công tác di dân, ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn trong bão, cụ thể như sau:
+ Về lực lượng hiệp đồng: 1.541 người (cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn 8, BCHQS huyện, Công an huyện, Đồn BP Cửa lân, lực lượng dân quân cơ động). Ngoài ra sẵn sàng 05 cán bộ của Ban CHQS huyện phục vụ chạy công văn hoả tốc phục vụ công tác chỉ đạo PCTT trên địa bàn huyện.
+ Về phương tiện phục vụ di dân: Huy động 15 xe khách, 75 xe tải; 10 ô tô con sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
+ Về thiết bị: 05 máy đào, 05 ca nô, 300 áo phao, ... sẵn sàng di chuyển ứng cứu sự cố về đê điều, công trình thuỷ lợi và công tác ứng cứu trên sông, trên địa trên biển khi có yêu cầu.
- Đã liên hệ và hợp đồng với các đơn vị cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết như xăng dầu, lương thực, thực phẩm,... theo kế hoạch của tiểu ban hậu phương.
4. Công tác phòng chống bão tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.
* Tại các trường học:
Thực hiện Công văn số 1001/SGDĐT-VP ngày 06/9/2024 của Sở GDĐT về việc nghỉ học để phòng, chống bão số 3 năm 2024, Phòng GDĐT đã ban hành Công văn số 600/CV-PGD ngày 06/9/2024 yêu cầu các trường học trên địa bàn huyện đã cho học sinh nghỉ học từ thứ sáng ngày 06/9/2024. Giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra; Yêu cầu các trường hoàn thành việc chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn trang thiết bị, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra để học sinh trở lại học ngay khi bão tan.
* Các bệnh viện, trạm y tế các xã, thị trấn: Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các bệnh viện, trạm y tế sắp xếp lịch thường trực cấp cứu 24/24 và thường trú tại bệnh viện đảm bảo công tác phục vụ người bệnh đến khám và điều trị nội trú, sẵn sàng thu dung nạn nhân do bão gây ra. Thành lập các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng xe cứu thương, cơ số thuốc theo quy định khi có yêu cầu (mỗi bệnh viện 02 xe cứu thương).
* Công tác PCTT tại các công ty, xí nghiệp, khu, cụm CN trên địa bàn:
Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các chủ doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện tập trung chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan đơn vị đảm bảo không để ảnh hưởng thiệt haị do bão số 03 gây ra.
5. Tổng số tàu thuyền hoạt động, tránh trú trên địa bàn huyện:
Tổng số 501 phương tiện/1.153 lao động (480 phương tiện/967 lao động của huyện còn lại của xã Hồng Tiến, Bình Định huyện Kiến Xương neo đậu tại Nam Hải, Nam Hồng, Nam Phú). Toàn bộ số phương tiện và lao động trên đã vào nơi tránh trú bão an toàn trước khi bão đổ bộ:
6. Đối với công tác di dời, sơ tán dân và các công tác khác:
- Di dời toàn bộ người dân tại các Khu vực chòi canh, nuôi trồng thủy hải sản ven biển là 1.785 lao động (trong đó: Lao động trông coi chòi ngao là 859 chòi/814 người; lao động tại các đầm vùng là 971 chòi/971 lao động). Toàn bộ số lao động trên đảm bảo tránh trú an toàn:
- Lao động tại các lồng bè là 7 hộ/13 lao động: Đảm bảo an toàn
- Khu vực nhà yếu là 102 nhà/241 người: Toàn bộ số nhân khẩu đã được sắp xếp đến nới tránh trú tại các nhà người thân, các hộ lân cận đảm bảo an toàn
- Dân sống ngoài đê quốc gia là 234 hộ/651 khẩu: Số nhân khẩu trên đã được sắp xếp tránh trú an toàn và các hộ đã tự chủ các nhu yếu phẩm tai nơi tránh trú.
II. THỐNG KÊ TÍNH HÌNH THIỆT HẠI BAN ĐẦU DO BÃO SỐ 3
-Về người: Đến nay theo báo cáo không ghi nhận thiệt hại về người.
-Về sản xuất nông nghiệp: Theo thống kê sơ bộ có khoảng 2.850 ha lúa mùa đã và đang trỗ bông bị đổ nghiêng, ngập (hiện đang khẩn trương thực hiện công tác tiêu, thoát nước); 1.100 ha hoa màu (800 ha cây màu hè, 300 ha cây vụ đông) bị ảnh hưởng.
- Một số diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập, lụt(chưa có thống kê chi tiết về thiệt hại).
-Tàu thuyền được đưa vềnơi tránh trú bão, neo đậu an toàn.
-Về các công trình công cộng:
+ Cây xanh trên nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn bị gãy đổ, bật gốc.
+ Một số tuyến đường bị ngập úng cục bộ.
+ Một công trình trường học, trạm y tế bị tốc mái tôn, bung cửa, vỡ kính (chưa có thống kê chi tiết).
+ Các công trình đê điều được đảm bảo an toàn.
+ Một số nhà xưởng tại các khu, cụm công nghiệp bị bay mái tôn, chưa ghi nhận thiệt hại lớn.
+ Thống kê ban đầu trên toàn huyện có khoảng trên 27 cột điện hạ thế bị đổ gẫy, 01 cột bị nghiêng nhiều đoạn dây trung thế ở 13 cột, trạm bị đứt, vỡ các thiết bị trụ sứ…
CHI CỤC THỐNG KÊ HUYỆN TIỀN HẢI