“Quê hương 05 tấn” ĐÔI ĐIỀU TRĂN TRỞ - LUẬN BÀN về “Mô hình tổ chức ngành Thống kê Việt Nam”

Thứ ba - 07/12/2021 20:51
    Sản phẩm chủ yếu của hoạt động thống kê là những biểu số liệu, dữ liệu, báo cáo phân tích tình hình KTXH phục vụ việc quản lý theo ngành và theo lãnh thổ của các cấp từ Trung ương đến địa phương; đồng thời ngành Thống kê có thể hoạt động hiệu quả tạo ra sản phẩm thiết thực phục vụ các cấp quản lý hoạch định và đề ra quyết sách đúng đắn thúc đẩy phát triển KTXH của mỗi địa phương cũng như cả nước, qua nghiên cứu Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ, Chúng tôi đề xuất mô hình ngành Thống kê đối với cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
  • Về mô hình Phòng thuộc Cục Thống kê tỉnh:
+ Theo Điều 18a Nghị định 101/2020 phòng thuộc Cục có từ 7 công chức trở lên, chúng tôi xin đề xuất mô hình Cục Thống kê cấp tỉnh gồm có 04 phòng (hiện nay hầu hết Cục Thống kê cấp tỉnh đang có từ 26- 36 công chức; Nghị định 101/2020 Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 và khoản 4 Điều 21 thì Cục phải có ít nhất 30 biên chế) gồm những phòng sau: Phòng Tổ chức - Hành Chính; Phòng Thống kê Tổng hợp; Phòng Thống kê kinh tế; Phòng Thống kê xã hội. Các phòng thuộc Cục sẽ hoạt động theo lĩnh vực gắn với tên gọi mới với chức năng từ khâu thu thập thông tin đầu vào và phân tích kết quả đầu ra. Với lý do theo dõi xử lý, quản trị, phân tích thông tin  được tốt hơn (mô hình hiện nay chia tách các công đoạn thống kê theo thu thập – phân tích riêng dẫn đến trùng cùng một thời điểm khâu thu thập không xử lý kịp thông tin cho khâu phân tích; khâu phân tích làm báo cáo thì không kiểm soát, theo dõi được chiều sâu cơ sở dữ liệu nguồn thông tin đầu vào lên chất lượng phân tích thông tin hạn chế).
  • Về mô hình Chi cục thuộc Cục Thống kê tỉnh:
+ Theo điều 18b, Nghị định 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ thì Chi cục cần bố trí 15 công chức trong khi hiện nay chỉ bình quân là 5 công chức như vậy bình quân 3 huyện/thành phố mới có một chi cục Thống kê.
 Thực tế chúng tôi nhận thấy:
Chi cục gắn với đơn vị hành chính cấp huyện (Chi cục không sáp nhập) thuận lợi phù hợp hơn nhiều so với Chi cục Thống kê Khu vực (Chi cục sáp nhập) bởi với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của ngành thống kê là luôn luôn gắn với nhiệm vụ chính trị, quản lý nhà nước trong hoạt động điều hành và xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện và phân tích thông tin thống kê ở mỗi địa phương cấp huyện là khác nhau cụ thể như sau:
- Công tác tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê thuận lợi dễ dàng theo cấp hành chính do tiếp cận và báo cáo tham mưu, giải trình với lãnh đạo địa phương nhanh chóng;
- Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp báo cáo thống kê, điều tra thống kê và tổng điều tra thống kê sát sao kịp thời do tính chất hoạt động thống kê theo diện rộng và mang tính thời điểm, thời gian thu thập nhanh để đáp ứng tính kịp thời.
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng dữ liệu, thông tin từ cơ sở dữ liệu hành chính do các cơ quan quản lý dữ liệu cung cấp cho hoạt động thống kê trên địa bàn là thuận lợi do có mối quan hệ trên cùng địa bàn.
- Việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu thống kê là thường xuyên liên tục theo định kỳ, đột xuất, mỗi Ủy ban nhân dân cấp huyện lại có kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội khác nhau gắn với nhu cầu thông tin thống kê khác nhau, thời gian, thời điểm khác nhau do vậy Chi cục khu vực không thể đáp ứng kịp thời dẫn đến rối việc và chất lượng, tiến độ công việc bị hạn chế rất nhiều.
- Công tác tổng hợp thông tin thống kê, kết quả điều tra thống kê do các phòng, ban, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn cấp huyện cung cấp nhanh chóng. Chi cục Khu vực cũng vẫn thực hiện công việc trên theo đơn vị hành chính cấp huyện do vậy về thực chất không giảm được khối lượng công việc.
- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp huyện. Tổng hợp thông tin thống kê kinh tế - xã hội thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, cấp xã và thực hiện cung cấp được thuận lợi do cùng lúc không phải thực hiện nhiều huyện/thành phố.
- Công tác phân tích và dự báo thống kê phục vụ việc xây dựng, đánh giá thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện; báo cáo kết quả điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê; biên soạn các chỉ tiêu thống kê được thuận lợi, chất lượng hơn do thường xuyên được tham gia các hoạt động, thâm nhập trên địa bàn, nắm sát được chủ trương chính sách của địa phương, tham gia các đoàn liên ngành công tác. Đối với Chi cục thống kê Khu vực UBND cấp huyện hạn chế trưng dụng công chức ngành thống kê tham gia các công việc của địa phương rất nhiều.
- Việc biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống kê khác vẫn phải thực hiện theo đơn vị hành chính cấp huyện vì vậy khối lượng công việc không giảm.
- Việc chủ trì, phối hợp với các Phòng, ban cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối họp cung cấp, chia sẻ thông tin và sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê trên địa bàn huyện đối với Chi cục khu vực khó khăn hơn.
- Quản lý, sử dụng công chức và lao động khó khăn do vẫn cần một bộ phận làm việc ở UBND huyện/thành phố không có Chi cục Thống kê đặt địa điểm trụ sở làm việc. Đối với Chi cục sáp nhập một bộ phận công chức đi làm xa nhà chi phí về đi lại vật chất và thời gian tăng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của công chức.
Đề xuất: Đối với mô hình tổ chức của Chi cục Thống kê đổi thành Phòng Thống kê gắn với đơn vị hành chính cấp huyện (mỗi đơn vị hành chính cấp huyện đều bố trí Phòng Thống kê tương ứng). Tiêu chí thành lập Phòng Thống kê huyện/thành phố/thị xã, số lượng lãnh đạo, công chức Phòng thống kê cấp huyện  áp dụng theo Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020.
- Không thành lập Phòng Thống kê khu vực (liên huyện)
- Phòng Thống kê cấp huyện có con dấu và tài khoản và không có chức năng pháp nhân (không là đơn vị lập dự toán và hạch toán công tác kế toán).
- Khi đơn vị hành chính cấp huyện thay đổi (chia tách, sáp nhập, xóa bỏ) thì Phòng thống kê cấp huyện thay đổi biến động tương ứng theo.
- Đối với tổ chức Đảng, Công đoàn có thể thực hiện đồng thời theo mô hình ngành dọc.
Thống kê Xã hội Thái Bình

 

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây