Xóa bỏ tư duy sản xuất truyền thống thu hoạch xong bán với giá thành thấp và có nguy cơ khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhiều địa phương trong huyện đã thành lập nên các vùng quy hoạch sản xuất đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, được kí kết bao tiêu sản phẩm và chuyển giao khoa học kĩ thuật từ đó nâng cao thu nhập thúc đẩy chuỗi giá trị hàng hóa.
Diện tích hơn 3 sào ớt gia đình bà Phạm Thị Lan đang trong giai đoạn thu hoạch, điều vô cùng phấn khởi khi gia đình bà là một trong những hộ dân tham gia mô hình trồng ớt 5ha theo tiêu chuẩn VietGap được xã An Ấp triển khai thử nghiệm năm đầu tiên. Được hỗ trợ về khoa học kĩ thuật và kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên giá thành đầu ra ổn định hơn so với sản xuất truyền thống.
Bà Phạm Thị Lan chia sẻ: “HTX phổ biến trồng cây ớt truyền thống của địa phương vào một vùng để thuận tiện cho việc chăm bón. Việc tiêu thụ ớt đầu ra rất thuận lợi từ cây giống, chăm bón, đến lúc thua hoạch đều được HTX hỗ trợ bao tiêu với giá thành cao hơn so với giá thị trường bên ngoài”.
Cây ớt là cây trồng truyền thống của xã An Ấp hàng năm xã duy trì diện tích 50 ha trồng ớt. HTX dịch vụ nông nghiệp An Ấp đứng ra bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân nhưng cũng có nhiều thời điểm gặp không ít khó khăn do giá thành thấp thị trường đầu ra khó tiêu thụ. HTX thường xuyên tìm kiếm các đối tác thu mua ớt ổn định cho người nông dân để tránh việc được mùa mất giá.
Ông Nguyễn Văn Sĩu – Giám đốc HTX DV NN An Ấp cho biết: “Ngoài việc liên kết tiêu thụ ớt với HTX Toàn Năng ở trên địa bàn xã thì HTX dịch vụ nông nghiệp chúng tôi còn tìm kiếm các đơn vị đối tác mới để tiêu thu ớt cho bà con nhân dân để đảm bảo giá thành luôn cao và đầu ra ổn định và có thể mở rộng diện tích trồng ớt tại địa phương”.
Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ!