Xã Tam quang – Duy trì phát triển nghề thủ công truyền thống

Thứ sáu - 01/09/2023 08:25
      Trước kia,  người dân xã Tam Quang - Huyện Vũ Thư cũng chủ yếu chỉ biết đến ruộng đồng, không có nghề phụ nên đời sống có phần gặp khó khăn. Đầu những năm 1990, nghề làm chổi đót được du nhập vào xã Tam Quang. Lúc đầu chỉ có một vài hộ trong thôn làm nghề nhưng sau đó do mặt hàng này có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường nên nhiều gia đình đã tham gia làm nghề. Chổi đót dùng để dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa nên hầu như gia đình nào cũng có từ một đến vài chiếc. Những năm gần đây, người dân đã chuyển thói quen từ sử dụng chổi rơm sang các loại chổi làm bằng cây đót hay thanh hao… Nhờ nghề làm chổi đót, nhiều hộ gia đình trong thôn đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm được nhiều thiết bị tiện nghi phục vụ cuộc sống.
z4674134460308 d33561cd07a273c2fa9bb1d84ed4df25

     Gia đình ông Nguyễn Sỹ Hoạch thôn Nghĩa Khê có một cơ sở sản xuất tại nhà, giải quyết việc làm cho 10 lao động với thu nhập bình quân 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Làm chổi đót không phức tạp, mỗi người một công đoạn, người thì tẽ sợi đót, người thì xe dây quấn chổi. Trung bình một người thạo nghề có thể quấn được khoảng 100 chiếc chổi/ngày.
z4674134686887 b19b7367dc99b5cf7c7a58ca5dd28499

      Không chỉ có gia đình ông Hoạch, đến nay, hai làng nghề sản xuất chổi đót thôn Nghĩa Khê và thôn Hợp Tiến của xã Tam Quang đã thu hút trên 200 hộ với khoảng 700 lao động địa phương tham gia, trong đó có 30 cơ sở sản xuất đạt quy mô từ 5 – 10 lao động/cơ sở. Bên cạnh đó nghề làm chổi đót còn tạo việc làm cho khoảng 300 lao động vệ tinh như cung cấp nguyên liệu, vận chuyển, bán chổi rong. Để động viên các cơ sở sản xuất, người lao động khắc phục khó khăn, tìm đầu ra, nâng cao chất lượng sản phẩm, xã Tam Quang đã chỉ đạo đoàn thể ở địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục, giúp các hộ tiếp cận các nguồn vốn vay, đặc biệt vốn vay với lãi suất ưu đãi để các hộ có thể duy trì sản xuất, kinh doanh.
z4674134482481 bfe4d7f2c9475868dfaa944b35aab21f

      Huyện Vũ Thư hiện có 5 làng nghề được tỉnh công nhận gồm: làng nghề thêu (Minh Lãng; làng nghề cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm (Vũ Hội); làng nghề chế biến lương thực thực phẩm (Đồng Thanh); làng nghề chổi chít Nghĩa Khê, Hợp Tiến (Tam Quang). Nhờ có làng nghề và nghề truyền thống, thu nhập của người dân được nâng cao rõ rệt, diện mạo làng quê ở các làng nghề cũng khang trang hơn. Trong những năm qua, việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được huyện quan tâm, hỗ trợ kịp thời, đã mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của địa phương./.
                                                                         Chi cục Thống kê huyện Vũ thư

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây