Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2019

Thứ bảy - 28/09/2019 12:41
KTXH 1
KTXH 1
Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu tỉnh Thái Bình 9 tháng năm 2019
KTXH 1

KTXH 2
 
Trong 9 tháng năm 2019, tình hình kinh tế trên thế giới và cả nước có nhiều diễn biến phức tạp: cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung còn nhiều căng thẳng, hoạt động kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu do thương mại và sản xuất toàn cầu giảm trong bối cảnh bất ổn chính sách kinh tế tăng cao, theo đó Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng sẽ chững lại còn 2,6% trong năm 2019 so với mức 3% của năm 2018; trong nước Ngân hàng thế giới nhận định sản lượng nông nghiệp giảm tốc do dịch tả lợn châu Phi và giá nhiều mặt hàng nông sản giảm. Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng chững nhẹ. Ngành dịch vụ tiếp tục được hưởng lợi do tiêu dùng hộ gia đình ổn định. Tăng trưởng sản lượng các ngành chế biến, chế tạo bị chững lại chủ yếu do sức cầu bên ngoài yếu.
9 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động như: sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, thời tiết nắng nóng kéo dài... nhưng cơ cấu các lĩnh vực vẫn đạt kết quả tích cực. Sản xuất hàng hóa quy mô lớn, liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ tiếp tục được triển khai thực hiện tốt; công tác xúc tiến, thu hút đầu tư cũng được tăng cường thực hiện; nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất thực hiện nhiều dự án quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Tình hình kinh tế tỉnh Thái Bình thể hiện qua các mặt sau:
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
9 tháng năm 2019, GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) dự kiến đạt trên 39.955 tỷ đồng, tăng 10,22% so với cùng kỳ năm 2017. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt gần 8.574 tỷ đồng, bằng 98,27% so với cùng kỳ, làm giảm 0,41 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt trên 15.749 tỷ đồng, tăng 21,47% so với cùng kỳ, đóng góp 7,68 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng; trong đó: ngành công nghiệp tăng 22,26% (đóng góp 5,47 điểm phần trăm), ngành xây dựng tăng 19,74%. Khu vực dịch vụ ước đạt 13.185 tỷ đồng, tăng 7,01% so với cùng kỳ, đóng góp 2,38 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình ước 9 tháng năm 2019 (theo giá hiện hành) như sau: Ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 23,55%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 40,40% ; ngành Dịch vụ chiếm 36,06%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp
Trồng trọt
Tình hình sản xuất vụ mùa:
Tổng diện tích gieo trồng vụ mùa 2019 đạt 93.533 ha, giảm 1.889 ha (-1,98%) so với vụ mùa năm trước; trong đó diện tích lúa mùa đạt 77.577 ha, giảm 1.367 ha (-1,73%); diện tích các cây màu vụ mùa đạt 15.956 ha, giảm 521 ha (-3,17%) so với cùng kỳ.. Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa năm 2019 giảm đáng kể do các địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, cây màu có giá trị hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn; mặt khác một số diện tích được mở rộng để phục vụ các công tình thủy lợi, dân sinh và quy hoạch để xây dựng các công trình phúc lợi.
Cơ cấu giống lúa vụ mùa năm 2019 nhìn chung đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa chất lượng cao chiếm khoảng 29,8% diện tích, giống lúa có năng suất cao chiếm khoảng 70% diện tích gieo cấy. Hiện toàn bộ diện tích lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, các địa phương cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, không để lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất toàn vụ.
Theo đánh giá từ các địa phương, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, tình hình sâu bệnh không phát sinh và ảnh hưởng nhiều thì dự kiến năng suất lúa mùa năm nay sẽ đạt khoảng 58,5 tạ/ha, xấp xỉ năng suất của vụ mùa 2018, sản lượng ước đạt 454 nghìn tấn.
Cây hàng năm khác: Diện tích gieo trồng một số cây hoa màu vụ mùa 2019 tăng so với vụ mùa năm trước như: Khoai lang đạt 532 ha, tăng 16,1%; lạc đạt 459 ha, tăng 22,1%. Bên cạnh đó diện tích một số cây giảm như: Ngô đạt 2.262 ha, giảm 14,5%; đậu tương đạt 717 ha, giảm 24,8%; rau các loại đạt 8.504 ha, giảm 10,6% so với cùng kỳ.
Cây lâu năm:
Diện tích cây lâu năm ước đạt 7.938 ha, tăng 106 ha (+1,4%) so với cùng kỳ 2018; trong đó diện tích cây ăn quả đạt 5.852 ha chiếm 69,6% tổng diện tích, tăng 1,2% (+64 ha) tập trung ở một số cây trồng có giá trị như chuối, hồng xiêm, thanh long, mít, đào cảnh, quất cảnh,... Ước tính sản lượng một số cây ăn quả 9 tháng đầu năm 2019 như chuối đạt 56.572 tấn, tăng 3,5%; thanh long đạt 2.548 tấn, tăng 14,6%; nhãn đạt 8.047 tấn, giảm 3,6%; vải đạt 4.266 tấn, giảm 5,0% so với cùng kỳ 2018.
Chăn nuôi:
Chăn nuôi trâu, bò: Tổng đàn trâu, bò tại thời điểm tháng 9/2019 ước đạt 54,4 nghìn con, tăng 3,6% so với cùng kỳ; trong đó đàn trâu ước đạt 6,1 nghìn con, tăng 1,7%; đàn bò ước đạt 48,3 nghìn con, tăng 3,8% so với cùng kỳ.
Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tháng 9/2019 ước đạt trên 0,6 nghìn tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng quý III/2019 ước đạt 1,9 nghìn tấn, giảm 24,4% so với quý trước nhưng tăng 9,8% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng  năm 2019 sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước đạt gần 6,8 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018 (riêng sản lượng thịt bò do Công ty TNHH Hòa phát sản xuất ước đạt 1,48 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ).
Chăn nuôi lợn: Trong tháng tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã giảm mạnh trên toàn tỉnh. Tính đến ngày 13/9/2019 toàn tỉnh đã có 191 xã của 8 huyện, thành phố hết dịch; trong đó 14/14 xã, phường bị dich thuộc Thành phố Thái Bình đã được thẩm định các điều kiện công bố hết dịch.
Giá cả thị trường con giống và thịt lợn hơi biến động nhiều so với tháng trước và có xu hướng tăng. Thời điểm này giá thịt lợn hơi xuất chuồng đang giao động ở mức 45.000 đồng/kg – 50.000 đồng/kg tùy loại lợn, do nguồn cung lợn thịt không còn dồi dào bởi ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi.
 Tổng đàn lợn tháng 9/2019 ước đạt 640,1 nghìn con (bao gồm cả lợn con), tăng 6,0% so với tháng trước nhưng giảm 35,9% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 9/2019 ước đạt gần 10,9 nghìn tấn, giảm 43,7% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý III/2019 ước đạt 48,5 nghìn tấn, tăng 1,8 lần so với quý trước nhưng giảm 14,3% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2019 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt gần 125,5 nghìn tấn, giảm 17,0% so với cùng kỳ 2018.
Chăn nuôi gia cầm:
Số lượng đàn gia cầm đến thời điểm hiện tại phát triển tương đối tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra, giá bán thịt gia cầm ổn định. Việc phát triển đàn gia cầm chủ yếu vẫn là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, song do tình hình dịch bệnh ở lợn nên một số các cơ sở chăn nuôi lợn trước đây đã chuyển sang chăn nuôi gia cầm.
Số lượng đàn gia cầm tại thời điểm tháng 9/2019 ước đạt 14,6 triệu con, tăng 9,3% so với cùng kỳ; trong đó số lượng đàn gà đạt 10,5 triệu con, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2018.
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tháng 9/2019 ước đạt 5,9 nghìn tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý III/2019 ước đạt 19,3 nghìn tấn, tăng 1,7 lần so với quý trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm quý III/2019 ước đạt 87,1 triệu quả, tăng 21,2% so với quý trước và tăng 3,9 % so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2019 sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 43,8 nghìn tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm đạt 237,7 triệu quả tăng 3,5% so với cùng kỳ.
     Lâm nghiệp
Trong 9 tháng năm 2019, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh mới đạt 6,4 ha, bằng 6,7% so với cùng kỳ; chủ yếu do nguồn vốn của các dự án chưa được bổ dung kịp thời. Sản lượng gỗ khai thác tháng 9/2019 ước đạt 227 m3, giảm 33,0%; sản lượng củi khai thác ước đạt 587 ste, giảm 1,0% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác quý III/2019 ước đạt 501 m3­, giảm 31,8% so với quý trước và giảm 23,3% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước đạt 1.765 ste, giảm 19,7% so với quý trước và giảm 1,1% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2019 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.705 m3, giảm 14,6%; sản lượng củi khai thác ước đạt 5.985 ste, giảm 3,4% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cây trồng phân tán nên sản lượng có xu hướng cạn kiệt.
     Thủy sản
Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản trong 9 tháng đạt mức ổn định và tăng trưởng khá. Tổng sản lượng thủy sản tháng 9/2019 ước đạt 22,4 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản quý III/2019 ước đạt 65,1 nghìn tấn, tăng 12,9% so với quý trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2019 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 179,1 nghìn tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 72,3 nghìn tấn, tăng gần 5,0%; tôm đạt 4,1 nghìn tấn, tăng 25,8%; thủy sản khác đạt 102,7 nghìn tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
   Khai thác
Trong 9 tháng năm 2019 tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, bà con ngư dân tích cực vươn khơi bám biển; tuy trong tháng 7,8 và đầu tháng 9 có một số ngày ảnh hưởng của mưa bão, biển động nhiều tàu thuyền không thể ra khơi đánh bắt, song cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng khai thác chung của toàn tỉnh.
Sản lượng khai thác tháng 9/2019 ước đạt gần 7,0 nghìn tấn, tăng 4,0% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 5,1 nghìn tấn, tăng 2,7%; tôm đạt trên 0,2 nghìn tấn, tăng 0,6%; thủy sản khác đạt trên 1,6 nghìn tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác quý III/2019 ước đạt 19,4 nghìn tấn, giảm 18,5% so với quý trước nhưng tăng 6,0% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 13,9 nghìn tấn, giảm 6,1% so với quý trước nhưng tăng 5,0% so với cùng kỳ; tôm đạt 0,7 nghìn tấn, tăng hơn 2 lần so với quý trước và tăng 2,5% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 4,7 nghìn tấn, giảm 44,9% so với quý trước nhưng tăng 9,5% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2019 sản lượng khai thác ước đạt 66,2 nghìn tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 43,1 nghìn tấn, tăng 7,6%; tôm đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 2,9%; thủy sản khác đạt 21,8 nghìn tấn, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2018.
Nuôi trồng         
Tình hình nuôi trồng, đặc biệt là nuôi ngao trong tháng 8 do thời tiết không thuận, mưa lớn, nắng nóng kéo dài đã xảy ra hiện tượng sốc nhiệt làm 270 ha diện tích nuôi ngao thương phẩm bị chết từ 15-20% sản lượng. Tuy nhiên thời điểm này tình hình đã tương đối ổn định, dịch bệnh thủy sản không nhiều và tương đối thuận lợi, thời điểm này tôm sú đang vào mùa thu hoạch rộ, tôm thẻ chân trăng đang bắt đầu nuôi thả vụ 2. Sản lượng nuôi trồng đạt ở mức khá, trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng năm nay cho năng suất cao hơn so với cùng kỳ.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 9/2019 ước đạt 15,4 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 4,1 nghìn tấn, tăng gần 1,0%; tôm đạt trên 0,9 nghìn tấn, tăng 1,5 lần; thủy sản khác đạt 10,4 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng quý III/2019 ước đạt 45,7 nghìn tấn, tăng 34,9% so với quý trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 11,9 nghìn tấn, tăng 35,7% so với quý trước và  tăng 0,6% so với cùng kỳ; tôm đạt 2,3 nghìn tấn, tăng gấp 8 lần so với quý trước và tăng 1,5 lần so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 31,5 nghìn tấn, tăng 27,0% so với quý trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2019 sản lượng nuôi trồng ước đạt 112,9 nghìn tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 29,2 nghìn tấn, tăng 1,3%; tôm  đạt 2,8 nghìn tấn, tăng 40,9%; thủy sản khác ước đạt 80,9 nghìn tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ.         
 Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 9/2019 ước giảm gần 5% so với tháng trước và tăng hơn 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so cùng kỳ như:
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,3 lần.
- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 5,2% so cùng kỳ năm 2018 trong đó: Ngành sản xuất sản phẩm điện tử , máy tính (+41,2%); ngành sản xuất trang phục (+19,4%); ngành sản xuất đồ uống (+13,1%); dệt tăng (+11,3%);…
- Ngành khai khoáng tăng hơn 1%;
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử  lý rác tăng 0,8%;
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý III ước tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng như:
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,7 lần so với cùng quý năm trước.
- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 9,6% so với cùng quý năm trước trong đó: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính (+60%); sản xuất đồ uống (+31,1%); sản xuất trang phục (+12,6%); sản xuất xe có động cơ (+8,5%); sản xuất dệt (+8%);….
- Ngành khai khoáng tăng hơn 6,3% so cùng kỳ năm 2018.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử  lý rác tăng 0,6%.
 
Tính chung 9 tháng năm 2019, IIP tăng hơn 17,1% so với cùng kỳ năm 2018 trong đó:
- Ngành sản xuất và phân phối khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng hơn 35,3%.
- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 14,5% trong đó một số ngành sản xuất tăng cao như so với cùng kỳ năm trước: sản xuất kim loại (+46,9%); ngành sản xuất xe có động cơ (+37,1%); ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (+23%); ngành sản xuất đồ uống (+19,7%); ngành chế biến thực phẩm (+10%); ngành dệt (+9%);....
- Ngành khai khoáng tăng hơn 2,8%
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng hơn 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 9 năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng mạnh so với cùng kỳ như: điện sản xuất ước đạt 180 triệu Kwh, tăng 3,3 lần; bộ đèn sử dụng cho cây NOEL ước đạt 590,5 nghìn bộ, tăng 2,7lần; loa đã hoặc chưa lắp đặt vào hộp loa ước đạt 2000 nghìn cái, tăng 2,6 lần; dịch vụ tráng phủ kim loại bằng cách nhúng vào kim loại chảy ước đạt 9.416 triệu đồng, tăng 2,2 lần; thức ăn cho gia cầm ước đạt 5.950 tấn, tăng 39,7%; xe mô tô chưa được phần vào đâu, xe thùng ước đạt 3.300 chiếc, tăng 37,7%; bộ com –lê, quần áo đồng bộ, áo jacket ước đạt 2.202,1 nghìn cái, tăng 35,4%; tấm lát đường và vật liệu lát, ốp lát ước đạt 2.735,1 nghìn m2, tăng 31,3%; thức ăn cho gia súc ước đạt 7.122,8 tấn, tăng 28,3%; sản phẩm polyaxetal,polyete và nhựa epoxy dạng nguyên ước đạt 2.531 tấn, tăng  27,2%; gạch xây bằng đất nung ước đạt 31.693,4 nghìn viên, tăng 20,5%; bia dạng lon ước đạt 8.150 nghìn lít, tăng 18,8%; điện thương phẩm ước đạt 264 triệu Kwh, tăng 13,2%. Bên cạnh đó cũng còn một số sản phẩm giảm trong tháng như: sứ vệ sinh ước đạt 343,8 nghìn cái, giảm 56,8%; tàu đánh bắt thủy hải sản, các loại tàu chuyên dụng ước đạt 4.473 triệu đồng, giảm 52,2%; Nitơrat A moni ước đạt 12.000 tấn, giảm 36,1% so với cùng kỳ.
Trong Quý III năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng cao so với cùng kỳ như: sản phẩm loa đã và chưa lắp vào hộp loa ước đạt 5.560 nghìn cái, tăng gần 3,6 lần; bộ đèn sử dụng cho cây NOEL ước đạt 1.850 nghìn bộ,tăng 3,5lần; dịch vụ tráng phủ kim loại bằng cách nhúng vào kim loại chảy ước đạt 24.324 triệu đồng, tăng 92,3%; bia dạng lon ước đạt 20.940,7 nghìn lít, tăng 38,5%; tấm lát đường và vật liệu lát, ốp lát ước đạt 8.185,6 nghìn m2, tăng 38,5%; bộ com –lê, quần áo đồng bộ, áo jacket ước đạt 6.607,1 nghìn cái, tăng 35,6%;  bia hơi ước đạt 6.940,5 nghìn lít, tăng 33,5%; xe mô tô chưa được phân vào đâu, xe thùng ước đạt 11.544 chiếc, tăng 30,8%; thức ăn cho gia cầm ước đạt 14,4 nghìn tấn, tăng 22,2%; thép cán ước đạt 94.487 tấn, tăng 21,3%; thức ăn cho gia súc ước đạt 21,5 nghìn tấn, tăng 21,2%;  Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm có tốc độ giảm so với cùng kỳ như: xe đạp khác ước đạt 11 chiếc, giảm 83,6%; tàu đánh bắt thủy hải sản, các loại tàu chuyên dụng ước đạt 7.900 triệu đồng, giảm 63,6%; sứ vệ sinh ước đạt 961,4 nghìn cái giảm 48,5% so với cùng kỳ.
9 tháng năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng mạnh so với cùng kỳ như: bộ đèn sử dụng cho cây NOEL ước đạt 2.355,2 nghìn bộ, tăng 2,6 lần; thép cán ước đạt 300.096,2 tấn tăng 72,6%; cần gạt nước, sương, tuyết trên kính chắn ước đạt 46.747,8 nghìn cái tăng 59,5%; loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa ước đạt 14.724,7 nghìn cái tăng 47,6%;thức ăn cho gia cầm ước đạt 44.752 tấn, tăng 45,1%; điện sản xuất ước đạt 2.507,6 triệu Kwh, tăng 40,7%; cấu kiện nhà lắp sẵn băng kim loại ước đạt 12.220 tấn, tăng 38,8%; tấm lát đường và vật liệu lát, ốp lát ước đạt 22.917,5 nghìn m2, tăng 34%; xe mô tô chưa được phần vào đâu, xe thùng ước đạt 22.937 chiếc, tăng 27,5%;  Nitơrat A moni ước đạt 121.783 tấn, tăng 20,8%; sắt thép không hợp kim dạng thoi đúc hoặc dạng thô khắc ước đạt 500.962tấn, tăng 19,6%; bia dạng lon ước đạt 47.287 nghìn lít, tăng 18,6%. polyaxetal,polyete và nhựa epoxy dạng nguyên ước đạt18.841 tấn,tăng 16%; Bên cạnh đó cũng còn một số san phẩm giản trong 9 tháng như: xe đạp khác ước đạt 41 chiếc, giảm 84,4%; khí và dạng khí tự nhiên ước đạt 18,9 triệu m3, giảm 40,3%; tàu đánh bắt thủy hải sản, các loại tàu chuyên dụng ước đạt 35.902 triệu đồng, giảm 28,5%; sản phẩm sứ vệ sinh ước đạt 3.390 nghìn cái, giảm 23,3% bia chai ước đạt 14.478 nghìn lít, giảm 22,4% so với cùng kỳ.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 năm 2019 giảm hơn 2,4% so với tháng trước và tăng 16,5 % so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo tính đến tháng 9 năm 2019 giảm   hơn 14,6 so với tháng trước và giảm  hơn 11,7% so với  cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2019 tăng hơn 4,8 so với cùng thời điểm năm trước. Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm hơn 5,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 4,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 6,4% so với cùng kỳ năm 2018. 
 
 Đầu tư xây dựng
Tháng 9/2019 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 493.663 triệu đồng, tăng hơn 12,2% so với tháng trước, tăng hơn 36,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 284.953 triệu đồng, tăng hơn 14,6% so với tháng trước và tăng hơn 41,4% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 106.338 triệu đồng, tăng hơn 11,2% so với tháng trước và tăng hơn 25,9% so với cùng kỳ; vốn ngân sách cấp xã ước đạt trên 102.322 triệu đồng, tăng hơn 7,1% so với tháng trước và tăng hơn 35,5% so với cùng kỳ.
Quý III năm 2019 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 1. 346 tỷ đồng, tăng hơn 28,6% so với cùng kỳ. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 770 tỷ dồng, tăng hơn 33,8%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 287 tỷ đồng, tăng gần 21%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 288 tỷ đồng, tăng hơn 23,5% so với cùng quý năm 2018.
9 tháng năm2019 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 3.122 tỷ đồng, tăng  hơn 25,1% so với  cùng kỳ năm 2018. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt trên 1.722 tỷ đồng, tăng 28,7%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 664 tỷ đồng, tăng hơn 18,9%; vốn ngân sách cấp xã ước đạt 734 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Quý III năm 2019 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.999 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với cùng kỳ trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 1.544 tỷ đồng, tăng 25,2%; vốn vay từ các nguồn khác ước đạt 1.545 tỷ đồng, tăng hơn 5,1%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (vốn tự có) ước đạt 227 tỷ đồng, tăng hơn 66,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 555 tỷ đồng, giảm 25,4%; vốn huy động khác ước đạt 58 tỷ đồng, tăng hơn 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Dự án Cầu La Tiến nối 2 tỉnh Thái Bình- Hưng Yên đạt sơ bộ 9 tháng năm 2019 đạt 180 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án cho biết, theo hợp đồng đến tháng 6 năm 2020 dự án sẽ hoàn thành. Dự án có tổng chiều dài 7,8km, trong đó cầu La Tiến dài hơn 1km, đường dẫn phía Thái Bình dài 5,6km, đường dẫn phía Hưng Yên dài 1,2km.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo đối tác đầu tư công, đến nay phần 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được triển khai thi công; trên địa bàn huyện Thái Thụy tổ 4 mũi thi công, Đảo khuôn, rải vải địa và đắp cát nền đường đạt 6,5/9,54km; thi công bấc thấm xử lý nền đất yếu 950m. Tính đến nay ước đạt 360 tỷ đồng.
*Một số dự án đầu tư, xây dựng bằng nguồn ngân sách tỉnh:
Dự án nâng cấp đường tỉnh 456, vốn đầu tư gần 300 tỷ, sơ bộ tháng 8 đạt hơn 9 tỷ đồng;
Dự án nâng cấp đường cứu hộ Trà Lý huyện Kiến Xương, vốn đầu tư 25 tỷ, sơ bộ tháng 8 đạt gần 7 tỷ đồng;
Dự án cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình (đường 221A), vốn đầu tư hơn 734 tỷ đồng, thực hiện sơ bộ tháng 8 đạt gần 5 tỷ đồng;
Dự án nâng cấp đường huyện 64 huyện Hưng Hà, vốn đầu tư 64 tỷ đồng, sơ bộ tháng 8 đạt 10 tỷ đồng;
Dự án nâng cấp đường huyện 60 huyện Hưng Hà, vốn đầu tư 56 tỷ đồng, sơ bộ tháng 8 đạt 5 tỷ đồng;
Dự án giải phóng mặt bằng tuyến đường bộ ven biển huyện Tiền Hải, vốn đầu tư gần 52 tỷ, sơ bộ tháng 8 đạt hơn 7 tỷ.
*Tình hình xây dựng thực hiện trong quý III năm 2019 như sau:
- Công trình đường ĐH 60 giai đoạn 3 kế hoạch 55,7 tỷ đồng thực hiện đạt 11 tỷ đồng do công ty TNHH đầu tư xây dựng Thủy Sơn thi công.
- Công trình nhà xưởng Công ty may Hà Thành kế hoạch 72 tỷ đồng thực hiện đạt 9 tỷ đồng do công ty cổ phần xây lắp và đầu tư 151 thi công.
- Công trình tuyến đường cứu hộ cứu nạn ĐH-35 kế hoạch 734 tỷ đồng thực hiện đạt 11,5 tỷ đồng do công ty cổ phần Đông Đô Thái Bình thi công.
- Công trình đường Hòa Bình- Tây Đô kế hoạch 52,8 tỷ đồng thực hiện đạt 9,3 tỷ đồng do công ty TNHH xây dựng Tiến Phú thi công.
- Công trình quy hoạch cụm công nghiệp Tiền Phong  kế hoạch 40 tỷ đồng thực hiện đạt 8 tỷ đồng do công ty TNHH xây dựng Xuân Trang thi công.
- Công trình đường Quang Minh- Quang Trung  kế hoạch 30,7 tỷ đồng thực hiện đạt 15,2 tỷ đồng do công ty TNHH Thuận Duy thi công.
- Công trình hạ tầng khu Quang Trung  kế hoạch 30 tỷ đồng thực hiện đạt 7,6 tỷ đồng do công ty cổ phần xây dựng Minh Trung thi công.
- Công trình nhà làm việc các cơ quan huyện ủy Tiển Hải kế hoạch 90,7 tỷ đồng  thực hiện đạt 17,2 tỷ đồng do công ty cổ phần đầu tư  xây dựng và thiết kế Phú Thăng Long thi công.
*Tính đến đầu tháng 9 năm 2019 đã cấp 603 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, 60 chi nhánh, 15 văn phòng đại diện với số vốn đăng ký đạt trên  6.467,8 tỷ đồng. Xác nhận Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động: 151 doanh nghiệp; doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 42  doanh nghiệp. Trong đó thu hồi GCN ĐKKD do DN giải thể là 42 doanh nghiệp
* Trong tháng 9 năm 2019 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới không phát sinh. Tính đến thời điểm này vẫn chỉ có là 02 dự án với tổng vốn đầu tư là 15.100.000 USD với mục đích đầu tư là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Nước đầu tư là Hàn Quốc và Hong Kong. Hình thức đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
* Trong tháng 6 năm 2019 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới không phát sinh. Tính đến thời điểm này có 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 15,1 triệu USD với mục đích đầu tư là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Nước đầu tư là Hàn Quốc và Hong Kong. Hình thức đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính 9 tháng năm 2019 đạt 13.377 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa ước đạt 5.060 tỷ đồng, tăng 22,1%; thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt trên 837 tỷ đồng, giảm 20,1%; trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt hơn 4.994 tỷ đồng  tăng 1,5%.
Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 9 tháng năm 2019 ước đạt trên 8.478 tỷ đồng, giảm 3,0% so với cùng kỳ; trong đó: chi phát triển kinh tế ước đạt 3.390 tỷ đồng, giảm 7%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 4.901 tỷ đồng, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tháng 9/2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 3.779 tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 3.291 tỷ đồng, tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 10,6% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 13,1 tỷ đồng tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 266 tỷ đồng, tăng 1,2% so với  tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 2,7 tỷ đồng giảm 9,4% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 206 tỷ đồng, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 10,3% so với cùng kỳ. Trong tháng, tất cả các nhóm hàng bán lẻ đều tăng so với tháng trước, trong đó một số nhóm ngành hàng bán lẻ tăng so với tháng trước như: Nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục ước đạt 29 tỷ đồng (+8,7%); gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 483 tỷ đồng (+4,9%); nhóm ô tô con ước đạt 49 tỷ đồng(+6,4%); …
            Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước quý III năm 2019 đạt 11.076 tỷ đồng, tăng 2,2% so với quý trước và tăng 10,5% so với cùng quý năm trước. Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 9.632 tỷ đồng, tăng 2,5% so với quý trước và tăng 10,6% so với cùng quý năm trước; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 39 tỷ đồng, giảm 2,6% so với quý trước và tăng 13,6% so với cùng quý năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 804 tỷ đồng; giảm 1,5% so với quý trước và tăng 9,3% so với cùng quý năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 9,9 tỷ đồng, giảm 7,4% so với quý trước và tăng 2,6% so với  cùng quý năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 593 tỷ đồng, tăng 1,9% so với  quý trước và tăng 10,9% so với cùng quý năm trước. Trong quý III/2019 , tất cả các nhóm hàng bán lé đều tăng so với quý trước, trong đó một số nhóm ngành hàng bán lẻ tăng cao so với quý trước như: Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 1.393 tỷ đồng (+6,4%);  đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 176 tỷ đồng (+3,2%); vật phẩm văn hóa, giáo dục ước đạt 81 tỷ đồng (+3,5%) …
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước 9 tháng năm 2019 đạt 32.883 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 28.575 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 119 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 2.362,3 tỷ đồng; tăng 9,1% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 27 tỷ đồng  tăng 6,8% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 1800 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
 Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước 9 tháng năm 2019 đạt 28.575 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Chia theo nhóm ngành hàng bán lẻ, ngành hàng tăng so với cùng kỳ năm trước như: Nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 521 tỷ đồng (+29%);Nhóm xăng dầu các loại ước đạt 4.751 tỷ đồng (+20%);.. Còn lại tất các nhóm đều tăng, riêng nhóm ô tô con ước đạt 418 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ. 
Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Xuất khẩu:
Tháng 9/2019, trị giá xuất khẩu ước đạt 159 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 10 % so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế:  kinh tế tư nhân ước đạt 106 triệu USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 41,7% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 53 triệu USD, giảm 0,7% so với tháng trước và giảm  24% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng có giá trị xuất khẩu tháng 9/2019 tăng so với tháng trước như: Xăng dầu các loại tăng gấp 3 lần; sản phẩm gốm sứ (+19,6%); xơ, sợi dệt các loại (+18,5%);… Bên cạnh đó còn có mặt hàng giảm: Gỗ (-38%); máy tính, linh kiện (-22%).
Trị giá xuất khẩu 9 tháng năm 2019 ước đạt 1.220 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước ước đạt 0,14 triệu USD, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế tư nhân ước đạt 720 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 500 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu 9 tháng năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm  trước như: Xăng dầu tăng gấp 10 lần; Sắt thép tăng gấp 1,9 lần; sản phẩm mây tre đan (+45,6%);... Bên cạnh đó mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Hàng thủy sản (-38%); sản phẩm gốm sứ (-17%); xơ, sợi dệt các loại  (-8%);...
Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2019 ước đạt 111 triệu USD, giảm 17% so với tháng trước và tăng 35 % so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân trị giá nhập khẩu ước đạt 56 triệu USD, giảm 33% so với tháng trước và tăng 95% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 55 triệu USD, tăng 9% so với tháng trước và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu tháng 9/2019 tăng so với tháng trước như: Hóa chất  tăng gấp 4 lần; thủy sản (+91%);…Bên cạnh đó còn có mặt hàng giảm: Xăng dầu (-59%); chất dẻo nguyên liệu (-40%).
     Trị giá nhập khẩu 9 tháng năm 2019 ước đạt 1.160 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: kinh tế tư nhân ước đạt 647 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 513 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu 9 tháng năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm trước như: Bông các loại (+97%);  sắt thép các loại (+65%);... Bên cạnh đó mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Hóa chất(-55%); xơ, sợi dệt (-9%). 
Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2019 tăng 0,75 % so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,79%; khu vực nông thôn tăng 0,74%); tăng 2,03% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 3,02 % so với cùng tháng năm trước. Trong tháng nhóm có chỉ số tăng mạnh là nhóm Giáo dục tăng 7,36%, do có sự điều chỉnh tăng giá học phí, theo quyết định số 1415/ QĐ – YDTB về việc quy định mức thu học phí và kinh phí đào tạo năm học 2019-2020 giá học phí trung cấp, cao đẳng, đại học đây cũng là xu hướng diễn ra hàng năm khi bắt đầu vào năm học mới các trường thường có sự điều chính giá học phí. Chỉ số nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,42% do nhóm lương thực tăng 2,56%, thực phẩm tăng 1,59%. Giá thịt lợn tiếp tục tăng trong tháng, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu có xu hướng tăng do vào mùa cưới đã tác động không nhỏ đến nhóm hàng thực phẩm. Nhóm hàng có chỉ số giảm so với tháng trước như: nhóm “nhà ở, điện nước, chất đốt” giảm  0,74%  do nhu cầu tiêu dùng điện năng giảm so với tháng trước, giá gas trong tháng giảm 10.000đ/bình gas12kg vào ngày 01/09/2019; cùng với giá gas thì giá dầu hỏa giảm 2,20% so với tháng trước. Nhóm “giao thông” giảm 0,14% do giá xăng dầu trong tháng được điều chỉnh vào 2 ngày 01/09/2019 và ngày 17/09/2019. Các yếu tố ảnh hưởng tăng và giảm tác động chỉ số giá tháng 9/2019 tăng 0,75% so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 3,23% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có chỉ số tăng cao như: “nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng” tăng 11,43%;  “giáo dục” tăng 6,49%;“thuốc và dịch vụ y tế” tăng 2,17%... Chỉ riêng nhóm “giao thông” giảm  0,42%. 
Vận tải và dịch vụ hỗ trợ
Vận tải hành khách
Tháng 9/2019, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 137 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 1,88 triệu người tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước; số lượt khách luân chuyển ước đạt 214 triệu người.km, tăng 1,1% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 24,8%.
 Ước quý III năm 2019 doanh thu vận tải hành khách đạt 405 tỷ đồng, tăng 0,7% so với quý trước và tăng 10,3% so với cùng quý năm trước; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 5,6 triệu người, tăng 1,5% so với quý trước và tăng 15,9% so với cùng quý năm trước; số lượt khách luân chuyển ước đạt 635 triệu người.km so với quý trước tăng 1,7% và so với cùng quý năm trước tăng 11,8%.
Doanh thu vận tải hành khách 9 tháng năm 2019 ước đạt 1.205 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 16 triệu người, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 1.843 triệu người.km so với cùng kỳ năm trước tăng 8,7%.
Vận tải hàng hoá
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 9/2019 ước đạt 345 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt hơn 803 triệu tấn.km, tăng 2,2% so với tháng trước, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hóa quý III năm 2019 ước đạt 1.011 tỷ đồng, tăng 5,2% so với quý trước và tăng 8% so cùng quý năm trước. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 6 triệu tấn, tăng 0,4% so với quý trước và tăng 10,6% so với cùng quý năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt hơn 2.358 triệu tấn.km, tăng 7,5% so với quý trước và tăng 4,4% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hóa 9 tháng năm 2019 ước đạt 2.939 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2018. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 18 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 6.726 triệu tấn.km, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 9/2019 ước đạt 4,3 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước.
Quý III năm 2019 doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 13,2tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 9 tháng năm 2019 ước đạt 36 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
  
Một số tình hình xã hội
Lao động, việc làm
Đến tháng 9/2019, số lao động trên toàn tỉnh được tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp là 25.815 người (đạt 73,96% kế hoạch năm, tăng 3,46% so với cùng kỳ năm trước), trong đó trình độ cao đẳng 1.955 người, trình độ trung cấp 4.630 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 19.230 người.
Ước tính 9 tháng đầu năm 2019 toàn tỉnh tạo việc làm mới cho khoảng 28.870 người (đạt 86,2% kế hoạch năm, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: giải quyết việc làm tại địa phương khoảng 21.230 người, đi làm việc tại tỉnh ngoài khoảng 4.820 người và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài khoảng 2.820 người.
Lĩnh vực người có công
9 tháng đầu năm 2019, đã thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho 67.150 đối tượng với tổng kinh phí 1.328.817 triệu đồng; giải quyết chế độ mai táng phí, trợ cấp một lần cho thân nhân của người có công đã từ trần 114 trường hợp; giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ cho 24 trường hợp; chế độ người bị nhiễm chất độc hóa học cho 75 trường hợp; chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 145 trường hợp; di chuyển hồ sơ người có công 175 trường hợp; cấp 107 thẻ, giấy chứng nhận chất độc hóa học, thương, bệnh binh, giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ; tra cứu và xác nhận thông tin liệt sỹ cho 248 thân nhân liệt sỹ.
Nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2019), ngân sách các cấp đã trích trên 56 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng, trong đó: Quà của Chủ tịch nước 83.041 suất, kinh phí 17,127 tỷ đồng; quà của tỉnh 91.671 suất, kinh phí 36,668 tỷ đồng; quà huyện, thành phố, xã phường 27.515 suất, kinh phí 2,708 tỷ đồng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, giới thiệu những nội dung cơ bản về chế độ chính sách đối với người có công, tuyên truyền, biểu dương gương người có công tiêu biểu trong các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Tham mưu tổ chức phát động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh ủng hộ 01 ngày lương, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp, huy động các nguồn lực xã hội. Tổ chức đoàn Đại biểu người có công dự gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ tại Hà Nội và Lễ trao bằng “Tổ Quốc ghi công” tại tỉnh Vĩnh Long; tổ chức Lễ trao Bằng tổ quốc ghi công cho 17 thân nhân gia đình liệt sĩ. Tổ chức các hoạt động dâng hương, lễ cầu siêu và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Đền thờ Liệt sỹ tỉnh.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, cơ bản hoàn thành Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 2521/QĐ-UBND Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh sách hộ gia đình người có công với cách mạng đề nghị hỗ trợ xây mới, sữa chữa nhà ở đủ điều kiện hỗ trợ là 3.171 hộ với tổng kinh phí 97.900 triệu đồng (trong đó xây mới 1.724 hộ, sữa chữa 1.447 hộ).
Đến tháng 9/2019, tổng số hộ đã phê duyệt thực hiện là 17.685 hộ/25.830 (đạt 68,5% kế hoạch Đề án) (trong đó xây mới 11.360 hộ; sửa chữa nâng cấp 6.325 hộ); số hộ không còn nhu cầu, không đủ điều kiện hỗ trợ là 8.145hộ (chiếm 31,5% Đề án).
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Tình hình dịch bệnh: Trên địa bàn tỉnh không phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm A/H5N1, H7N9, bệnh dại, bệnh tả. Ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm như: Sốt xuất huyết lâm sàng 105 trường hợp (62 bệnh nhân dương tính với virus Dengue); 363trường hợp sốt phát ban nghi Sởi (197 trường hợp dương tính vi rút Sởi xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ); 209 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng (phần lớn ở độ 1 và độ 2a, không ghi nhận chùm ca bệnh); 01 trường hợp Viêm não Nhật Bản; 08 trường hợp mắc ho gà; Giám sát, quản lý 17.381 ca hội chứng cúm trong đó có 02 chùmca mắc cúm AH1N1, AH2N3 đã được xử lý triệt để (Thành phố Thái Bình tháng 01/2019 ghi nhận 95 ca mắc và huyện Vũ Thư tháng 3/2019 ghi nhận 63 ca mắc), các chùm ca bệnh đều kéo dài không quá 21 ngày, không ghi nhận trường hợp tử vong. Các bệnh truyền nhiễm khác như: Hội chứng Cúm, Viêm não vi rút, Thủy đậu, Quai bị...có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2018.
Tình hình HIV/AIDS: Tính đến ngày 31/8/2019, toàn tỉnh có 2.153 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó: 736 phụ nữ (34,2%), 1.460 bệnh nhân AIDS. Phát hiện 38 người nhiễm HIV mới (05 người ngoại tỉnh) , không có trường hợp tử vong do AIDS được báo cáo; 254/286 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV.
Văn hoá - Thể thao
Văn hóa: 
Sở Văn hóa thể thao và du lịch đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức các hoạt động trong dịp nghỉ Tết, nghỉ lễ đảm bảo an toàn, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, tích cực thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, giữ vững kỷ cương, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Chín tháng đầu năm, các đơn vị trong toàn ngành đã kẻ vẽ được 8.651 lượt khẩu hiệu băng rôn, biển tường, 321 cụm tranh, 5.604 panô, ápphích, sao nhân bản trên 2.437 đĩa tuyên truyền, tổ chức trên 165 đợt xe thông tin lưu động; tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, triển lãm tranh ảnh, sách báo, chiếu phim, trưng bày hiện vật bảo tàng, các hoạt động giao hữu, thi đấu thể thao quần chúng, sinh hoạt câu lạc bộ ở cơ sở...
Nhà văn hóa trung tâm tỉnh hướng dẫn Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ tại nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương.
Thể thao:
Trong chín tháng đầu năm, Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao tổ chức kiểm tra chuyên môn học sinh các lớp năng khiếu, tuyển dụng 17 vận động viên, có 21 vận động viên tham gia tập huấn đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia Việt Nam. Tập huấn cho đội Bóng đá trẻ Bamboo Airway Thái Bình tham gia thi dấu vòng Banger 1, giải bóng đá Nhi đồng, giải Bóng đá Thanh thiếu niên toàn quốc tổ chức tại Thái Bình và tiếp tục tham gia thi đấu vòng chung kết giải Bóng đá Thiếu niên toàn quốc tại Nghệ An.
 Trong 9 tháng đã tổ chức cho các vận động viên tham gia thi đấu 29 giải, đạt 105 huy chương các loại, gồm: 35 HCV, 28 HCB, 42 HCĐ (Trong đó có 06 giải quóc tế đạt 05 HCV, 02 HCB ; 02 HCĐ)
Tình hình an toàn giao thông
Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông từ ngày 16/8/2019 đến ngày 15/9/2019 trên địa bàn  tỉnh xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 7 người chết và không có người bị thương.
Tình hình cháy nổ
Trong tháng 9/2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ nổ khí gas tại trường nầm non xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình, làm 01 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính 100 triệu đồng./.
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây