Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12, quý IV và năm 2018

Thứ sáu - 28/12/2018 04:44
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12, quý IV và năm 2018
 
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
         Năm 2018, GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) dự kiến đạt 49.870 tỷ đồng, tăng 10,53% so với năm 2017. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt gần 12.233 tỷ đồng, tăng 3,97% so với năm 2017, đóng góp 1,04 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 18.227 tỷ đồng, tăng 20,07% so với cùng kỳ, đóng góp 7,16 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng; trong đó: ngành công nghiệp tăng 21,98% (đóng góp 5,29 điểm phần trăm), ngành xây dựng tăng 16,37%. Khu vực dịch vụ ước đạt 16.755 tỷ đồng, tăng 6,68% so với cùng kỳ, đóng góp 2,33 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình dự kiến năm 2018 (theo giá hiện hành) như sau: Ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 25,82%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 38,24% ; ngành Dịch vụ chiếm 35,94%.
Năng suất lao động tỉnh Thái Bình ước năm 2018 đạt 44,92 triệu đồng/người/năm.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp
Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2018 đạt 224.951 ha, tăng 616 ha (+0.3%) so với năm 2017. Trong đó vụ đông xuân đạt 129.039 ha, tăng 281 ha (+0.2%) so với năm trước; vụ mùa đạt 95.912 ha, tăng 335 (+0.4%) so với vụ mùa năm 2017.
Sản xuất lúa:
Tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 157.164 ha, giảm 1.590 ha so với năm 2017. Trong đó diện tích vụ đông xuân đạt 78.220 ha, giảm 890 ha (-1,1%) so với cùng kỳ; diện tích vụ mùa đạt 78.944 ha, giảm 700 ha (-0.9%) so với cùng kỳ.
Diện tích gieo cấy lúa giảm là do 1 số diện tích chuyển sang đất phi nông nghiệp khác, một số diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cơ cấu giống lúa toàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực: giống lúa chất lượng cao đạt trên 45 nghìn ha, chiếm 29,3% tổng diện tích gieo cấy, chủ yếu là giống Bắc thơm số 7, T10, nếp các loại, lúa Nhật...; giống lúa năng suất cao chiếm gần 67% diện tích gieo cấy (trong đó giống lúa BC15 chiếm 53% diện tích gieo cấy).
Năm 2018 sản xuất lúa của tỉnh đã đạt được kết quả tốt. Năng suất lúa vụ xuân 2018 đạt 71,76 tạ/ha, tăng 0,11 tạ/ha so với vụ xuân 2017 và là một trong những vụ xuân được mùa nhất trong nhiều năm trở lại đây. Vụ mùa năm 2018 đạt 59,17 tạ/ha, tăng 11,98 tạ/ha so với vụ mùa năm 2017. Sản lượng lúa cả năm đạt 1.030,3 nghìn tấn (trong đó với diện tích 729 ha lúa tái sinh của huyện Quỳnh Phụ thu hoạch đạt 1,9 nghìn tấn, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2017). Đây cũng là một trong những lợi thế thuận lợi, quan trọng để có được sự tăng trưởng cao, đóng góp chung vào kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong năm 2018.
Sản xuất rau màu và một số cây hàng năm:
Tổng diện tích gieo trồng rau màu và cây hàng năm khác đạt 67.787 ha, tăng 3,4% so với năm 2017; trong đó vụ đông xuân đạt 50.819 ha, tăng 2,4%; vụ mùa đạt 16.968 ha, tăng 6,4% so với năm 2017.
Năm 2018 sản xuất vụ đông không thuận lợi, chủ yếu do ảnh hưởng của mưa, bão tháng 10 năm 2017 đúng vào thời điểm toàn tỉnh bước vào gieo trồng diện tích cây vụ đông đã làm nhiều diện tích bị ngập úng không thể gieo trồng và một số diện tích đã trồng bị chết không thể khắc phục được. Song vụ xuân và vụ mùa thời tiết thuận lợi nên năng suất các loại cây trồng chủ yếu tương đương và cao hơn năm trước.
Diện tích ngô và cây lương thực khác đạt 11.584 ha, giảm 1.542 ha; trong đó ngô đạt 11.467 ha, giảm 1.589 ha, năng suất đạt 55,2 tạ/ha, sản lượng đạt 63,3 nghìn tấn, giảm 10,6% so với cùng kỳ.
Diện tích cây lấy củ có chất bột đạt 3.513 tăng 8,6%; trong đó khoai lang đạt 3.242 ha, tăng 300 ha, năng suất đạt 121,4 tạ/ha, sản lượng đạt 39,4 nghìn tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ.
Diện tích cây có hạt chứa dầu đạt 4.498 ha, giảm 10,3%. Trong đó đậu tương đạt 2.064 ha, giảm 440 ha, năng suất đạt 19,0 tạ/ha, sản lượng đạt 3,9 nghìn tấn, giảm 14,5%; diện tích lạc đạt 2.247 ha, giảm 122 ha nên sản lượng đạt 6,7 nghìn tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ.
Diện tích rau các loại đạt 40.756 ha, tăng 12,1%, năng suất đạt 223,4 tạ/ha, sản lượng đạt 910,6 tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ.
Cây lâu năm: Sản lượng cây ăn quả năm nay đạt khá do thời tiết thuận lợi, không sâu bệnh, nhiều cây trồng tăng về diện tích và có thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện toàn tỉnh có gần 4.000 ha trồng tập trung với các loại cây như chuối, hồng xiêm, cam, ổi,..., năng suất thu hoạch ổn định và đạt khá. Sản lượng chuối ước tăng 6,5%; thanh long tăng 1,8%; cam tăng 7,7%,... 
Chăn nuôi
Năm 2018 tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh tương đối ổn định, không xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm, các bệnh thông thường khác tuy có xảy ra song cũng chỉ ở quy mô nhỏ lẻ không ảnh hưởng đến đàn vật nuôi.
Chăn nuôi gia súc:
Chăn nuôi  trâu bò: Chăn nuôi trâu, bò phát triển tương đối tốt, giá bán ổn định, người chăn nuôi có lãi. Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/10/2018 tổng đàn trâu, bò đạt 54,8 ngàn con, tăng 4,1% so với cùng kỳ; trong đó trâu 6,2 ngàn con, tăng 3,2%, bò 48,6 ngàn con, tăng 4,2%. Chăn nuôi trâu bò chủ yếu vẫn phát triển tại các cơ sở chăn nuôi hộ để cung cấp thịt cho nhu cầu sinh hoạt.  Năm 2018 Công ty TNHH MTV Việt Hùng vẫn tiếp tục nhập bò thịt nuôi và xuất bán, dự kiến năm 2018 số lượng thịt bò xuất bán đạt khoảng 24,5 nghìn con.
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng quý IV ước đạt 210 tấn, tăng 4,5% so với quý trước và tăng 10,5%  so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt bò hơi đạt 2.097 tấn, tăng 33,5% so với quý trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 795 tấn, tăng 3,1%; sản lượng thị bò hơi xuất chuồng đạt 7.883 tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn trong 6 tháng cuối năm đã khởi sắc trở lại với các hoạt động tái đàn quay trở lại nuôi tại các trang trại, gia trại của các địa phương trên toàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 20 doanh nghiệp chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn; 721 trang trại (trong đó có 30 trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn từ 500 con trở lên tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà), tăng 56 trang trại so với thời điểm 01/4/2018; có 7.241 gia trại, giảm 106 gia trại do có một số gia trại đã quay trở lại tái đàn và đủ điều kiện thành trang trại.
Tổng đàn lợn toàn tỉnh thời điểm 01/10/2018 đạt 1.000,6 nghìn con, tăng 2% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng đàn lợn tại hộ gia đình đạt 423 nghìn con, chiếm 42,2%; ở trang trại 126 nghìn con, chiếm 12,5%; ở gia trại 407 nghìn con, chiếm 40,6%  tổng đàn.
 Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý IV đạt 51,9 nghìn tấn, giảm 10,1% so với quý trước, nhưng  tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2018 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 204,2 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ.
Chăn nuôi gia cầm:
 Tổng đàn gia cầm hiện có tại thời điểm 01/10/2018 đạt 13,0 triệu con, tăng 2,9% so với cùng kỳ; trong đó gà 9,4 triệu con, tăng 3,3%; đàn vịt, ngan, ngỗng 3,3 triệu con  tăng 1,9%. Quy mô gia trại gia cầm đã tăng đạt mức bình quân từ 1.500 con lên 1.700 con gia cầm/1gia trại gai cầm, đối với những hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ đạt mức bình quân 40 con/hộ. Tuy nhiên số lượng gia cầm tại các hộ nhỏ có xu hướng giảm hoặc chỉ ổn định để phục vụ cho nhu cầu cung cấp thực phẩm cho gia đình, các hộ trang trại, gia trại đầu tư với quy mô lớn đã hình thành vơi quy mô từ 10 nghìn con gia cầm trở lên ở một số huyện như Hưng Hà, Thái Thụy, Vũ Thư…
Sản lượng thịt gia cầm các loại quý IV ước đạt 13,3 nghìn tấn, giảm 21,7% so với quý trước, nhưng  tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2018 sản lượng thịt gia cầm các loại đạt gần 53,1 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.
Lâm nghiệp
Trong năm các dự án trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tại các huyện ven biển đang khẩn trương thực hiện.Theo kế hoạch tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ triển khai trồng khoảng 400 rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; trong quý IV đã trồng được 60 ha, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước; tính chung cả năm 2018 đã trồng được 169 ha, tăng 18,8% so cùng kỳ năm 2017. Sản lượng gỗ, củi khai thác năm 2018 đang dần có xu hướng giảm do chủ yếu được khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán nên sản lượng không đáng kể. Sản lượng gỗ khai thác quý IV đạt 147 m3 , giảm 53,3% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác đạt 653 ster, giảm 57,1% so với cùng kỳ. Ước tính chung cả năm 2018 sản lượng gỗ khai thác đạt 2.144 m3, giảm 11,4% so cùng kỳ; sản lượng củi khai thác đạt 6.846 ster, giảm 11,9% so với năm 2017. Tình hình chăm sóc và bảo vệ rừng được tỉnh chỉ đạo thực hiện tương đối tốt, tổng diện tích rừng được bảo vệ và chăm sóc là 4.049 ha, tăng 0,42% so với cùng kỳ.
Thủy sản
Năm 2018 ngành thủy sản phát triển tương đồi ổn định và có nhiều khởi sắc, tình hình nuôi trồng và khai thác đều đạt kết quả khá. Sản lượng thủy sản quý IV ước đạt 61,4 nghìn tấn, giảm 1% so với quý trước, nhưng tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 229,1 nghìn tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó cá đạt 94,3 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm đạt 5,4 nghìn tấn, tăng 9,8%; thủy sản khác đạt 129,4 nghìn tấn, tăng 9,5%.
 
Về khai thác: Trong năm tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy hải sản của bà con ngư dân, tuy nhiên cũng có một số ít ngày do ảnh hưởng của những trận mưa lớn biển động nhiều tàu thuyền không thể ra khơi đánh bắt song cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng khai thác chung của toàn tỉnh.
 Toàn tỉnh hiện có 1.174 tàu khai thác và dịch vụ với tổng công suất 115,3 nghìn CV, trong đó có 1.049 tàu khai thác với tổng công suất đạt 103,9 nghìn CV, tàu dịch vụ là 125 tàu với tổng công suất là 11,4 nghìn CV. Mặc dù số lượng tàu có giảm 1,9% so với cùng kỳ về số lượng tàu khai thác song chủ yếu giảm ở các loại tàu có công suất nhỏ từ 50 CV trở xuống; riêng tàu có công suất từ 90 CV trở lên là 249 tàu tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính tổng sản lượng khai thác thủy sản quý IV đạt 18,2 nghìn tấn, giảm 0,6% so với quý trước, nhưng  tăng 6,5% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng cá đạt 13,6 nghìn tấn, tăng 2,7% so với quý trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ; tôm đạt 0,6 nghìn tấn, giảm 2,2% so với quý trước, nhưng  tăng 0,5% so cùng kỳ; thủy sản khác đạt 3,9 nghìn tấn, giảm 10,6% so với quý trước, nhưng  tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung cả năm 2018 tổng sản lượng khai thác đạt 79,6 nghìn tấn, tăng gần 7% so với năm trước; trong đó sản lượng cá đạt 53,6 nghìn tấn, tăng 7,3%; tôm đạt gần 2,0 nghìn tấn, tăng 2,9%; thủy sản khác đạt 24 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm 2017.
       Về nuôi trồng: Tính đến thời điểm điều tra 01/11/2018, diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh là 15.251 ha, tăng 0,27% so với cùng kỳ năm 2017; đã hình thành 26 vùng nuôi thủy sản tập trung được đầu tư, cơ sở hạ tầng được nâng cấp.
       Diện tích nuôi nước mặn (ngao) đạt 3.069 ha, tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó diện tích nuôi ngao thương phẩm là 2.440 ha, giảm 1,5%; diện tích nuôi ngao giống đạt 629 ha, tăng 11,6% do ngao giống có thời gian thu hoạch ngắn, giá trị kinh tế cao.
      Diện tích nuôi nước lợ đạt 3.621 ha, giảm gần 0,1% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 505 ha, tăng 4,7% ; tôm đạt 2.982 ha, giảm 1,3%. Ngành thủy sản Thái Bình xác định hướng phát triển trong thời gian tới sẽ giảm dần diện tích nuôi tôm sú quảng canh hiệu quả thấp chuyển sang nuôi tôm thâm canh, nuôi công nghệ cao với thế mạnh có thể nuôi từ 1-3 vụ/năm, năng suất trên 30 tấn/ha/năm. Hiện tôm thẻ chân trắng đã được các hộ dân mở rộng cả về quy mô và diện tích; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 360 ha, tăng 62 ha (+20,9%) so cùng kỳ. Đây cũng là một xu thế đúng trong thời điểm hiện nay khi phong trào nuôi tôm thẻ công nghệ cao đã được nhiều hộ nông dân áp dụng với diện tích nuôi đạt trên 180 ha, với tổng số khoảng 55 hộ và 5 doanh nghiệp đầu tư tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy.
      Diện tích nuôi nước ngọt đạt 8.560 ha, tăng  gần 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó diện tích nuôi cá đạt 8.508 ha, tăng 0,2%, diện tích nuôi thủy sản khác 25 ha, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2017.
      Tổng sản lượng nuôi trồng quý IV ước đạt 43,2 nghìn tấn, giảm 1,2% so với quý trước, nhưng tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản lượng cá đạt 11,8 nghìn tấn, giảm 0,1% so với quý trước, nhưng tăng 1,9% so cùng kỳ; tôm đạt 1,5 nghìn tấn, giảm 0,9% so với quý trước, nhưng tăng 16,5% so cùng kỳ; thủy sản khác đạt 29,9 nghìn tấn, giảm 1,7% so quý trước, nhưng tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2018 sản lượng nuôi trồng ước đạt 149,5 nghìn tấn, tăng 7,8% so với năm trước ; trong đó sản lượng cá đạt 40,6 nghìn tấn, tăng 1,6% ; tôm đạt 3,5 nghìn tấn, tăng 14,2% ; thủy sản khác đạt 105,4 nghìn tấn, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
      Mô hình nuôi cá lồng vẫn tiếp tục phát triển tăng cả về quy mô và sản lượng, nhiều mô hình được đầu tư khá lớn về kinh tế cũng như kỹ thuật như tại một số hộ nuôi tại các huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư… Hiện toàn tỉnh có 53 hộ nuôi lồng bè với 528 lồng, thể tích đạt 56.158 m3, đối tượng nuôi chủ yếu là cá diêu hồng, cá lăng chấm, cá trắm, cá chép giòn , năng suất thu hoạch bình quân đạt trên  4 tấn/lồng đã góp phần vào kết quả tăng trưởng và phát triển của ngành thủy sản tỉnh Thái Bình.
https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Tiến độ nông nghiệp đến ngày 15 tháng 12 năm 2018
 Sản xuất công nghiệp
            Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12/2018 ước tăng  4,7% so với  tháng trước và tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.
            Quý IV năm 2018, IIP tăng 12,93% so với cùng kỳ, trong đó: ngành khai khoáng giảm12,08%; ngành chế biến, chế tạo tăng 4,01%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện, khí đốt,  nước nóng, hơi nước tăng hơn 2 lần; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 5,15%.
            Tính chung 12 tháng năm 2018, IIP tăng 16,09%; trong đó: ngành khai khoáng giảm 1,01; ngành chế biến, chế tạo tăng 7,4%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện, khí đốt,  nước nóng, hơi nước tăng hơn 2 lần; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 5,3%.
            Tháng 12 năm 2018, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng mạnh so với cùng kỳ như: Sản phẩm sứ vệ sinh ước đạt 816 nghìn cái, tăng hơn hai lần; sản phẩm thép cán ước đạt 36.162,3 tấn tăng hơn hai lần; sản phẩm bia hơi ước đạt 642 nghìn lít tăng 80,6%. Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm giảm mạnh trong tháng so với  cùng  kỳ như: sản phẩm cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại ước đạt 270,9 tấn giảm 85,3%; sản phẩm loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa chỉ đạt 1triệu cái giảm tới 71,7% so với cùng kỳ; sản phẩm bia dạng lon ước đạt 6,5 triệu lít giảm 33,9 %.
            Nhìn chung 12 tháng có một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ: Sản phẩm sứ đạt 6,7 triệu cái tăng 2,2 lần; sản phẩm polyaxetal đạt 22 nghìn tấn tăng hơn 68,1%; sản phẩm áo sơ mi cho người lớn đạt 37,5 triệu cái, tăng 23,6%; còn lại các sản phẩm giảm như: Cấu kiện nhà bằng kim loại đạt 9.917 tấn giảm 46,6%; sản phẩm loa đã và chưa lắp đặt vào hộp loa đạt 13 triệu cái giảm 42,2% so với cùng kỳ năm trước.
            Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thái Bình tháng 12 tăng 1,7% so với tháng trước và tăng hơn 2,6 % so với cùng kỳ.
            Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thái Bình 12 tháng  tăng 9,4%  với cùng năm trước.
            Chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo tính đến tháng 12 tăng 15,6 so vơi  tháng trước và tăng 19,1% so với  cùng kỳ năm trước.
            Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2018 tăng 18,5% so với cùng thời điểm năm trước. Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 28,5; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 9,3% so với cùng kỳ năm 2017
 
https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Chỉ số sản xuất công nghiệp
https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp
 
 
 
Tình hình đăng ký doanh nghiệp
           Trong 11 tháng năm 2018 đã cấp 772 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với số vốn đăng ký đạt trên 3.724 tỷ đồng tăng 5,32% về số lượng và giảm 2,58% vốn đăng ký mới so với cùng kỳ năm trước; 134 chi nhánh, văn phòng đại diện giảm 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh là 122 doanh nghiệp tăng 19,61% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp tự giải thể, bị sát nhập là 89 doanh nghiệp tăng 71,15% so với cùng kỳ năm trước.
 Đầu tư
Tháng 12/2018 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 432 tỷ đồng hơn 6,6% so với tháng trước, tăng hơn 28,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt trên 252 tỷ đồng tăng 8,3% so với tháng trước và tăng 41,4% so với cùng kỳ; vốn ngân sách huyện ước đạt trên 98,2 tỷ đồng tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 30,9% so với cùng kỳ; vốn ngân sách cấp xã ước đạt trên 81,8 tỷ đồng tăng 4,5% so với tháng trước và giảm 2,6% so với cùng kỳ.
             Quý IV năm 2018 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 1.218 tỷ đồng, tăng 16,4% so với quý III và tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh quản lý đạt 701 tỷ đồng tăng 21,8% so với quý trước và tăng 47,6% so với cùng kỳ năm 2017; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 282 tỷ đồng tăng 18,6% so với quý trước và tăng 31% so cùng kỳ; Vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 235 tỷ đồng tăng 0,7% so với quý trước và giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2017
            Ước tính năm 2018 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước  ước đạt 3.279,3 tỷ đồng, tăng 2,02%. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh quản lý đạt hơn 1.786 tỷ đồng, tăng hơn 1,3% so với cùng kỳ năm trước; Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt trên 742 tỷ đồng tăng hơn 11,5% so cùng kỳ; Vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt trên 750 tỷ đồng giảm 4,5% so với cùng kỳ.
            Quý IV vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 16.804 tỷ đồng tăng 28,1% so với quý trước và tăng 15,1% so với cùng kỳ. Trong đó vốn đầu tư ngân sách  nhà nước đạt 1.424 tỷ đồng tăng 15,5% so với quý trước và tăng 27,1% so với cùng kỳ; Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước đạt 421 tỷ đồng tăng 4,0% so với quý trước và giảm 51,6% so với cùng kỳ; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 9.628 tỷ đồng tăng 35,6% so với quý trước và tăng 1,2%;
            Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2018 ước đạt 52.350 tỷ đồng, tăng hơn 14,9% so với cùng kỳ năm 2017.  
            Tình hình thực hiện một số dự án:
Dự án Cầu La Tiến nối 2 tỉnh Thái Bình- Hưng Yên, tính đến nay, 5,45/6,0km phía bên Thái Bình đã được bàn giao cho đơn vị thi công. Chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng đạt 59 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần mặt bằng hiện chưa được bàn giao thuộc các xã Điệp Nông, Hùng Dũng và Đoan Hùng (Hưng Hà).Tuy nhiên, còn một số đoạn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, do đó cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc đền bù; Dự án có tổng chiều dài 7,8 km, trong đó cầu La Tiến dài hơn 1 km, đường dẫn phía Thái Bình dài 5,6 km, đường dẫn phía Hưng Yên dài 1,2 km. Mặt cắt ngang cầu rộng 12m.  Dự án triển khai nhằm tạo thành tuyến đường xuyên suốt và nối liền hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên, kết nối các tuyến đường cao tốc và quốc lộ, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, nối tuyến đê sông Luộc với quốc lộ 38B và quốc lộ 39. Với tổng mức đầu tư 680 tỷ đồng, dự kiến đến tháng 6/2020 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Hiện nay, hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình; huyện Thái Thụy đã thực hiện được hơn 65 tỷ đồng; Dự án dự kiến được xây dựng từ năm 2018-2021 với mục tiêu kết nối giao thông hành lang ven biển Bắc Bộ, mở rộng quỹ đất cho đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua; tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh khu vực ven biển.
Một số công trình thực hiện nguồn vốn ngân sách trong tháng 12 năm 2018:
Dự án Công trình đường 216 huyện hưng Hà (1,7Km) với mức vốn đầu tư 56 tỷ đồng, đến nay thực hiện được gần 41 tỷ đồng;
Dự án xây dựng Chi cục thống kê Huyện Kiến Xương đã hoàn thành trong tháng 11 với vốn đầu tư hơn 3,8 tỷ đồng;
Dự án nâng cấp đê, kè và đường cứu hộ, cứu nạn đê hữu Sông Trà Lý, tổng vốn đầu tư hơn 114 tỷ, dự kiến đạt 1,8 tỷ đồng;
Dự án đường vành đai phía Nam nút giao xã Vũ Đông đến nút giao QL10 Đông Mỹ, tổng vốn đầu tư hơn 302 tỷ đồng, dự kiến thực hiệnđạt 1,5 tỷ đồng;
Dự án đường vành đai phía Nam nút giao xã Vũ Đông đến cọc CS51, tổng vốn đầu tư hơn 264 tỷ đồng, dự kiến thực hiện đạt 900 triệu đồng;
Dự án HTKT khu dân cư tiếp giáp khu TĐC Đồng Lôi, vốn đầu tư gần 36 tỷ, dự kiến 3,5 tỷ đồng.
Dự án khu QH dân cư, tái định cư Vũ Đông, vốn đầu tư gần 65 tỷ, dự kiến đạt 1,4 tỷ đồng;
Dự án vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng đường Long Hưng, vốn đầu tư hơn 35 tỷ, dự kiến đạt 7,1 tỷ đồng;
Dự án vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng đường Hoàng Văn Thái, vốn đầu tư gần 36 tỷ, dự kiến đạt 8.5 tỷ đồng;
Dự án HTKT khu dân cư tiếp giáp khu TĐC Đồng Lôi, vốn đầu tư thực hiện gần 36 tỷ, dự kiến đạt 1,1 tỷ đồng;
Dự án Đường trục đến trung tâm huyện Quỳnh Phụ nối từ đường ĐT 396B đến đường ĐH.72, vốn đầu tư hơn 255 tỷ, dự kiến đạt hơn10 tỷ đồng;
Dự án Nâng cấp hệ thống đê Hữu Hóa, vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng, dự kiến đạt 5,5 tỷ đồng.
Dự án san lấp mặt bằng khu Nhân Cầu I  giai đoạn 2 huyện Hưng Hà, vốn đầu tư gần 33 tỷ, dự kiến đạt 5 tỷ đồng
Thu hút đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2018 thu hút 03 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 11. 008,8 nghìn USD,  giảm 70% về số dự án và giảm 88,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 02 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5.507,2 nghìn  USD. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2018 đạt 16.516 nghìn  USD.
 
https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước
https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/12- 20/12/2018
 
 Xây dựng
Một số công trình xây dựng thực hiện trong quý IV năm 2018:
Công trình đê hữu Trà Lý kế hoạch 114 tỷ đồng thực hiện đạt 47 tỷ đồng do Công ty cổ phần xây dựng Hải Phòng thi công.
- Công trình xây dựng hạ tầng quảng trường Bác Hồ kế hoạch 236 tỷ đồng thực hiện trong quý đạt 16 tỷ đồng do công ty TNHH Lâm Linh thi công.
- Dự án đường ĐH 04 - Đồng Thanh kế hoạch 35,8 tỷ đòng thực hiện đạt 3,7 tỷ đồng do công ty cổ phần Đông Đô thi công.
- Dự án đường 457 kế hoạch 182 tỷ đồng thực hiện đạt 38 tỷ đồng do công ty TNHH Thuận Duy thi công.
- Dự án hạ tầng cụm công nghiệp Minh Lãng kế hoạch 64 tỷ đồng thực hiện đạt 18 tỷ đồng do công ty tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Quý Hà thi công.
- Dự án đường La Tiến – Hưng Hà kế hoạch 11 tỷ đồng thực hiện đạt 5,5 tỷ đồng do công ty TNHH xây dựng và kinh doanh Tuấn Anh thi công.
- Dự án bệnh viện Lâm Hoa giai đoạnh 2 kế hoạch 17,3 tỷ đồng thực hiện đạt 5,9 tỷ đồng do công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư 868 thi công.
- Dự án nhà làm việc các cơ quan HU - HĐN – UBN huyện Tiền Hải kế hoạch 90 tỷ thực hiện đạt 11,2 tỷ đồng do công ty cổ phần Phú Thăng Long thi công.
 
Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2018 đạt trên 16.993 tỷ đồng, tăng 22,6% so với dự toán. Trong đó: thu nội địa ước đạt trên 6.717 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt 1.200 tỷ đồng, trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt trên 6.366 tỷ đồng...
Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện năm 2018 ước đạt trên 14.535 tỷ đồng, giảm 2,1% so với cùng kỳ; trong đó: chi phát triển kinh tế ước đạt gần 6.854 tỷ đồng tăng 17,7%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt trên 7.067 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước...
Thương mại, giá cả, vận tải và dịch vụ
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tháng 12/2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 3.553 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế Nhà nước ước đạt 57,8 tỷ đồng tăng 0.05% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế Ngoài nhà nước ước đạt 3.494 tỷ đồng tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,5 tỷ đồng bằng tháng trước và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 3.102 tỷ đồng tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 11,6 tỷ đồng giảm 0,1% so với tháng trước và tăng 6,6% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 246,7 tỷ đồng tăng 0,9% so với   tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 2,2 tỷ đồng giảm 6,6% và giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 191 tỷ đồng tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.102,2 tỷ đồng tăng 1,3% so với tháng trước.  Chia theo nhóm ngành hàng bán lẻ  thì ngành hàng tăng so với tháng trước như: Nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình ước đạt 410 tỷ đồng (+2,4%); nhóm hàng may mặc ước đạt 128 tỷ đồng (+3%); nhóm ô tô các loại ước đạt 47 tỷ đồng (+1,9%); nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 436 tỷ đồng (+1,4%);... Bên cạnh đó nhóm ngành hàng giảm như: nhóm phương tiện đi lại ước đạt 197 tỷ đồng (-0,6%); nhóm vật phẩm văn hoá, giáo dục ước đạt 29 tỷ đồng (-3,8%); nhóm sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác ước đạt 48 tỷ đồng (-0,1%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng  quý IV năm 2018 ước đạt 10.521 tỷ đồng, tăng 5,1% so với quý III và tăng 14,4% so với cùng quý   năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 173 tỷ đồng tăng 1,08% so với quý III và tăng 14,9% so với cùng quý năm trước; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 10.343 tỷ đồng tăng 5,1% so với quý III và tăng 14,4% so với cùng quý  năm trước;  kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 4,5 tỷ đồng  bằng quý trước và tăng 10,3% so với cùng quý năm trước.
Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 9.169 tỷ đồng, tăng 5,4% so với quý III và tăng 14,8% so với cùng quý năm trước; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 34,8 tỷ đồng giảm 0,3% so với quý III và tăng 5,9% so với cùng quý năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 737,6 tỷ đồng tăng tăng 1,4% so với quý III và tăng 12,6% so với cùng quý năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 7,2 tỷ đồng giảm 14,1% so với quý III và giảm 5,7% so với cùng quý năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 571,7 tỷ đồng tăng 4,8% so với quý III và tăng 11,7% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý IV năm 2018 ước đạt đạt 9.169 tỷ đồng, tăng  5,4% so với quý III và tăng 14,8% so với cùng quý năm trước. Chia theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà nước ước đạt 137 tỷ đồng, giảm 0,01%; so với quý III và tăng 16,1% so với cùng quý năm trước; kinh tế ngoài Nhà nước ước đạt 9.031 tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý III và tăng 14,8% so với cùng quý năm trước. Chia theo nhóm ngành hàng, các ngành hàng có tốc độ tăng so với quý III và tăng so với cùng quý năm trước như: Nhóm xăng dầu ước đạt 1.569 tỷ đồng tăng 6,5% so với quý III và tăng 26% so với cùng quý năm trước; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 1.299 tỷ đồng tăng 8,7% so với quý III và tăng 35,47% so với cùng quý năm trước; nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục ước đạt 88,8 tỷ đồng tăng 0,8% so với quý III và tăng 16,5% so với cùng quý năm trước;…
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước năm 2018 ước đạt 40.310 tỷ đồng, tăng 11,14% so với năm trước.Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 688 tỷ đồng tăng 14,8%; kinh tế  ngoài nhà nước ước đạt 39.605 tỷ đồng tăng 11%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 17,4 tỷ đồng tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 35.022 tỷ đồng, tăng 11,2%; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 143,4 tỷ đồng tăng 6,5% so với năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 2.905 tỷ đồng tăng 11,7% so   năm trước;  doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 32,3 tỷ đồng tăng 0,4% so với năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 2.207 tỷ đồng tăng 9,6% so với năm trước.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước năm 2018 đạt 35.022 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Chia theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà nước ước đạt hơn 543 tỷ đồng, tăng gần 16%; kinh tế ngoài Nhà nước ước đạt 34.479 tỷ đồng, tăng 11,1%. Chia theo nhóm ngành hàng, các ngành hàng có tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước như: Nhóm xăng dầu ước đạt 5.533 tỷ đồng (+24,8%); nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 4.905 tỷ đồng (+18,5%); nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục ước đạt  322 tỷ đồng (+15,1%); nhóm đá quý, kim loại và sản phẩm ước đạt 541 tỷ đồng (+12,5%);  nhóm hàng may mặc ước đạt 1.559.6 tỷ đồng (+13,7%); nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước đạt 10.909 tỷ đồng (+12,7%). Bên cạnh đó  nhóm ngành hàng giảm như: nhóm ngành hàng nhóm đồ dùng trang thiết bị gia đình ước đạt 4.476 tỷ đồng (-0,05%).
Các  nhóm ngành hàng tăng cao so với cùng kỳ do một số nguyên nhân sau: Tình hình thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018, các chỉ tiêu so với cùng kỳ năm trước giữ mức tăng trưởng ổn định, công tác quản lý của các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh không ngừng được chú trọng, nâng cao trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, hoạt động bán hàng đa cấp… Thu nhập người dân tăng lên đã đẩy mức tiêu dùng tăng theo đây cùng là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế. Nhìn chung hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho nhân dân phong phú, đa dạng đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Trong năm 2018, hệ thống vinmart  được mở rộng trên toàn trục đường chính ở địa bàn thành phố giúp người dân tiếp cận gần hơn, sức mua của nhân dân đạt khá, quyền lợi người tiêu dùng được bảo đảm. Bên cạnh đó, yếu tố giá tác động không nhỏ đến đến doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ như: giá thịt lợn có sự biến động tăng vào thời điểm tháng 4, nguồn cung từ chăn nuôi giảm là tác nhân biến động giá thịt lợn; Giá vật liệu xây dựng như cát đá, sắt thép, xi măng liên tục có biến động tăng giá ở các tháng hoạt động, xây dựng trong dân tăng mạnh đã đẩy mức tiêu thụ vật liệu tăng theo.
Đời sống vật chất nâng cao nhu cầu phục vụ cá nhân phát triển đem lại doanh thu đáng kể cho ngành dịch vụ phục vụ cá nhân và gia đình. Giá dịch vụ y tế trong năm biến động tăng, giảm 3 lần (điều chỉnh thực hiện theo thông tư hướng dẫn của Bộ y tế); Dịch vụ du lịch biển tại hai Huyện Thái Thụy, Tiền Hải và một số điểm du lịch tâm linh như Đền Trần, chùa Keo, đền Đồng Bằng… trên địa bàn tỉnh thu hút lượng khách từ tỉnh ngoài tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước đẩy doanh thu ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú.
 
 https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
 Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Xuất khẩu:
Tháng 12/2018, trị giá xuất khẩu ước đạt 157,2 triệu USD, giảm 0,7% so với tháng trước và tăng 21,1 % so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân trị giá xuất khẩu ước đạt 91,4 triệu USD, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 65,8 triệu USD giảm 6,2% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tháng 12 tăng so với tháng trước như sau: Hàng thủy sản( + 13,8%); giấy và các sản phẩm từ giấy(+14,3); sản phẩm mây, tre, cói và thảm (+11,8%); sản phẩm gỗ (+5,7%) sản phẩm từ sắt thép (+1,4%);... Bên cạnh đó còn có mặt hàng giảm: hàng dệt may (-2,2%).
Ước kim ngạch  xuất khẩu quý IV năm 2018 tỉnh Thái Bình đạt 466,7 triệu USD tăng 5,6% so với quý III và tăng 15,6%  so v ới cùng quý năm trước. Theo loại hình kinh tế: kinh tế tư nhân ước đạt 259,9 triệu USD tăng 3,4%  so với quý III và tăng 43,4%  so với cùng quý năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 206,8 triệu USD tăng 8,9% so với quý III và giảm 5,8%  so với cùng quý năm trước. Xuất khẩu ước quý IV năm 2018 có tốc độ tăng so với quý III và tăng so với cùng quý năm trước  chủ các mặt hàng như: Giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 16,15% so với quý trước  và tăng 5,07% so với cùng quý năm trước;  hàng dệt may tăng 8,5% so với quý III và tăng 26,1% so với  cùng quý năm trước; ... Bên cạnh đó còn có một số mặt hàng giảm so với quý III và giảm so với cùng quý năm trước như:  Hàng thủy sản giảm 24,4% so với quý III và giảm 41,8% so với cùng quý năm trước; xơ, sợi dệt các loại giảm 9,1% so với quý trước và giảm 3,5% so với cùng quý năm trước. Hàng hóa khác giảm 8,7% so với quý III và giảm 9,2% so với cùng quý năm trước.
Ước kim ngạch xuất khẩu năm 2018 tỉnh Thái Bình ước đạt 1.545 triệu USD tăng 11,1% so với cùng kỳ. Theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà nước ước đạt 2,5 triệu USD giảm 55,2%, kinh tế tư nhân ước đạt 862 triệu USD tăng 21,07%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 680 triệu USD tăng 1,1%. Xuất khẩu ước năm 2018 tăng chủ các mặt hàng như: sản phẩm gốm, sứ (+51,1);  xơ, sợi dệt các loại (+20,3%); hàng dệt may(+12,25%)..; Bên cạnh đó còn có một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước như: Sắt thép (-19,8%); giấy và các sản phẩm từ giấy (-13,2%); gỗ (-7,9%);...
Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2018 ước đạt 146,8 triệu USD; tăng 9,3% so với tháng trước và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu tháng 12 tăng cao so với tháng 11 do lượng nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất tăng cao. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân trị giá nhập khẩu ước đạt 57.7 triệu USD tăng 1,5% so với tháng trước và tăng  6,1% so với cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 89,1 triệu USD tăng 15,2% so với tháng trước và tăng 47,5% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu tháng 12 tăng so với tháng trước như sau:  Hóa chất tăng 2,6 lần;  xơ, sợi dệt(+14,7%); sắt thép các loại (+9%); ... Bên cạnh đó còn có mặt hàng giảm như:  Máy móc, thiết bị, phụ tùng khác (-62,5%); xăng dầu các loại(-9,5%); nguyên phụ liệu dệt may (-1,7%).
Ước kim ngạch nhập khẩu quý IV năm 2018 tỉnh Thái Bình đạt 407,9 triệu USD tăng 76,6% so với quý III và tăng 5,7%  so với cùng quý năm trước. Theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà nước ước đạt 0,13 triệu USD giảm 72,7%  so với quý III và giảm 63,3%  so với cùng quý năm trước; kinh tế tư nhân ước đạt 186,2 triệu USD tăng 76,2%  so với quý III và tăng 25,2%  so với cùng quý năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 221,5 triệu USD tăng 77,5% so với quý III và tăng 25,2%  so với cùng quý năm trước. Nhập khẩu ước quý IV năm 2018 có tốc độ tăng so với quý III và tăng so với cùng quý năm trước chủ các mặt hàng như: Hóa chất tăng 4,3 lần so với quý trước  và tăng 4,2 lần so với cùng quý năm trước;  phế liệu sắt thép tăng 27,1% so với quý III và tăng 33,7% so với  cùng quý năm trước; ...
 Ước năm 2018 trị giá nhập khẩu ước đạt hơn 1.412 triệu USD tăng 14,3% so với cùng kỳ. Trong đó: loại hình kinh tế Nhà nước ước đạt 2,5 triệu USD, giảm 41,4%; kinh tế tư nhân ước đạt 713,8 triệu USD, tăng 12,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 695,7 triệu USD, tăng 16,7%. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng so với cùng kỳ như: Chất dẻo nguyên liệu tăng hơn một nghìn lần; hóa chất (+94,4);  hàng thủy sản (+ 65,5%); phế liệu sắt thép (+78,5%);  nguyên phụ liệu dệt may (+11,4%), phế liệu sắt thép (+72,5%); vải các loại (+9,1%)…  Bên cạnh đó còn các mặt hàng nhập khẩu giảm mạnh như: Sắt thép (-21,3%); bông các loại (-3,9%).
 https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Hàng hóa xuất, nhập khẩu
 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2018 giảm 0,33% so với tháng trước (khu vực thành thị giảm 0,16%; khu vực nông thôn giảm 0,35%); tăng 4,54% so với tháng 12 năm 2017. Nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước như: nhóm “thuốc và dịch vụ y tế” tăng 5,73%, nhóm “dịch vụ khám sức khỏe” tăng 10,11%; bên cạnh đó các nhóm hàng có chỉ số giảm như: nhóm “Giao thông” giảm 5,08%, “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” giảm 1,07%.... Một số nguyên nhân tác động đến chỉ số giá tháng 12: trong tháng 12 có 2 đợt điều chỉnh giá xăng vào ngày 07/12 và 22/12 giá xăng A95 giảm 1.830đồng/lít, xăng E5 giảm 1.840 đồng/lít, dầu diezen giảm 1.630 đồng/lít, giá gas trong tháng giảm 30.000 đồng/bình đã tác động đến chỉ số giá nhóm “Giao thông”. Giá vật liệu xây dựng tiếp tục có xu hướng tăng giá. Giá dịch vụ y tế trong tháng tăng tuy nhiên do giá xăng dầu giảm sâu đã làm giảm tốc độ chung của chỉ số giá.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2018 tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có chỉ số tăng cao như: “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” tăng 3,51%; “nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng” tăng 9,86%; “giáo dục” tăng 4,91%; “thuốc và dịch vụ y tế” tăng 7,25%... tuy nhiên một số nhóm hàng chỉ số tiêu dùng lại giảm như: “Bưu chính viễn thông” giảm 0,26%...
 
https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12 năm 2018
 
Vận tải và dịch vụ hỗ trợ
Vận tải hành khách
Giá xăng dầu với sự điều chỉnh liên tục do tác động giá xăng dầu thế giới; nhu cầu đi lại ngày một tăng tác động mạnh cho ngành vận tải hành khách phát triển, trong năm được sự hỗ trợ từ tỉnh có thêm một doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buts chạy hai tuyến cố định (Thành phố Thái Bình - huyện Tiền Hải, Thành phố Thái Bình - Thái Thụy). Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, để đáp ứng cho việc luân chuyển hàng hóa một số doanh nghiệp vận tải trong năm đã đầu tư thêm đầu xe, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng, doanh thu vận chuyển tăng.
Tháng 12/2018, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 130 tỷ đồng tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 1,6 triệu người tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ; số lượt khách luân chuyển ước đạt 180,7 triệu người.km, tăng 1,3% so với tháng và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,7%.
Vận tải hành khách quý  IV năm 2018 doanh thu ước đạt 383,8 tỷ đồng tăng 4,4% so với quý III và tăng 13,8% so với quý IV năm 2017; số lượt hành khách vận chuyển quý IV ước đạt 4,7 triệu người giảm 1,2% so với quý trước và tăng 9,1% so với quý IV năm trước; số lượt khách luân chuyển ước đạt 527,9 triệu người.km, giảm 6,05% so với quý trước và tăng 11,1% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu vận tải hành khách ước năm 2018 ước đạt hơn 1.467,9 tỷ đồng tăng  1,5% so với  năm trước; số lượt khách vận chuyển ước đạt 19,4 triệu người tăng 13,9% so với cùng kỳ; số lượt khách luân chuyển ước đạt trên 2.223,4 triệu lượt.km tăng 17,6% so với cùng kỳ.
Vận tải hàng hoá
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 12/2018 ước đạt 338,9 tỷ đồng, tăng gần 2,1% so với tháng trước và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2017. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 2.003,5 nghìn tấn, tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt hơn 838,1 triệu tấn.km, tăng gần 2% so với tháng trước, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
 Doanh thu vận tải hàng hóa quý IV ước đạt 998,5 tỷ đồng, tăng  hơn 6,7% so với quý III năm trước và tăng 9,5% so với cùng quý năm trước. Khối lượng vận chuyển hàng hóa quý IV ước đạt 5.860,1 nghìn tấn, tăng 6,8% so với quý trước và tăng 9,5% so với cùng qu ý năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển quý IV ước đạt hơn 2.464,6 triệu tấn.km, tăng 9,04% so với tháng trước, tăng 19,7% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hoá ước năm 2018 ước đạt 3.668,4 tỷ đồng tăng 11,2% so với năm trước; khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 21,6 triệu tấn, tăng 10,6%; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 8.556,7 triệu tấn.km tăng 11,6% so với năm trước.
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12 năm 2018 ước đạt 3,5 tỷ tăng 0,4% so với tháng trước và giảm 4,3% so với cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải quý IV năm 2018 ước đạt 10,5 tỷ giảm 1% so với quý trước và giảm 4,3% so với cùng quý năm trước
 Ước năm 2018 doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 40,8 tỷ đồng giảm 4,9% so với năm trước.  
 
https://www.gso.gov.vn/images/doc_doc.gif Doanh thu hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ
 
Một số tình hình xã hội
 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Ước năm 2018, dân số tỉnh Thái Bình đạt trên 1.793 nghìn người; trong đó: dân số nữ đạt trên 926 nghìn người. Theo khu vực: dân số khu vực thành thị ước đạt 188,5 nghìn người, dân số khu vực nông thôn ước đạt 1.604,7 nghìn người.
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của tỉnh Thái Bình ước đạt trên 3,50 triệu đồng.
Đến hết tháng 10/2018, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho khoảng 31.200 người (đạt 94,5% kế hoạch năm, bằng 100,67% so với cùng kỳ năm trước) trong đó tạo việc làm tại địa phương cho 23.260 người, lao đông đi làm việc ở tỉnh ngoài 5.080 người, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 2.860 người. Dự kiến hết năm 2018, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 33.000 người (đạt 100% kế hoạch năm).
Từ đầu năm 2018 đến nay, đã tiếp nhận 5.830 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó đã giải quyết chế độ cho 5.664 trường hợp, 78 lao động đã được hỗ trợ học nghề. Tăng cường công tác quản lý lao động đi xuất khẩu nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại tỉnh Thái Bình. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 29 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 04 trường cao đẳng nghề, 7 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề và 8 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, ngoài ra còn có các cơ sở khác tham gia dạy nghề.
 Đến hết tháng 10/2018, đã tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 33.800 người (đạt 97,4% kế hoạch năm, bằng 112,21% so với cùng kỳ năm trước), trong đó trình độ cao đẳng nghề là 3.100 người, trình độ trung cấp nghề là 5.650 người, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 25.050 (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 3.259 người). Ước hết năm 2018, tuyển sinh đào tạo nghề cho 34.700 người (đạt 100% kế hoạch năm); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50% (đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra).
Trợ cấp xã hội:
Năm 2018, đã cấp miễn phí 31.685 thẻ BHYT người nghèo (kinh phí hỗ trợ hơn 11 tỷ đồng) và cấp 39.951 thẻ BHYT cho người cận nghèo (kinh phí hỗ trợ hơn 13 tỷ đồng). Hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho hộ gia đình có mức sống trung bình 1.516 thẻ với kinh phí hỗ trợ 96 triệu đồng.
Đến nay, đã có 1.050 hộ nghèo được vay vốn tín dụng với tổng kinh phí 37,75 tỷ đồng và 3.000 hộ cận nghèo được vay vốn tín dụng với tổng kinh phí 58 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ miễn giảm học phí cho 8.334 lượt học sinh với kinh phí miễn giảm hơn 1,4 tỷ đồng; thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho 7.317 lượt học sinh với kinh phí hỗ trợ hơn 3,5 tỷ đồng. Đến ngày 7/11/2018, theo tổng hợp sơ bộ từ các huyện, thành phố về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 dự kiến là 3,5% (giảm 0,5% so với năm 2017); tỷ lệ hộ cận nghèo 3,19% (giảm 0,22% so với năm 2017).
Nhân Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, toàn tỉnh có 39.272 người có tuổi có đủ điều kiện được chúc thọ, mừng thọ với tổng kinh phí trên 9 tỷ đồng. Dự kiến, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, toàn tỉnh có 36.998 người cao tuổi đủ điều kiện được chúc thọ, mừng thọ.
Duy trì 100% trẻ em sinh ra được khai sinh đúng thời hạn; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT. năm 2018, toàn tỉnh có 254/286 (chiếm 88,8%/ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em (đạt kế hoạch đề ra). Duy trì nuôi dưỡng, chăm sóc trên 150 trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh và Làng trẻ em SOS Thái Bình.
Nhân Tết Nguyên đán 2018, tháng hành động vì trẻ em năm 2018, Tết trung thu, toàn tỉnh có trên 412.164 trẻ em được thăm hỏi, tặng quà với tổng kinh phí trên 9 tỷ đồng. Nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã vận động được trên 1 tỷ đồng (riêng Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh vận động được trên 800 triệu đồng), nguồn quỹ vận động được dành cho các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, cấp học bổng, tặng thiết bị sân chơi, thiết bị học tập cho trường mầm non, khám sàng lọc cho trẻ em bị mắc các dị tật, sứt môi, hở hàm ếch.
Công tác đối với người có công
Toàn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đời sống người có công được nâng lên. Đến nay, Sở  Lao động thương binh xã hội đã thực hiện chế độ chi trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho trên 7 vạn đối tượng với tổng kinh phí 1.329 tỷ đồng. Giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh cho 06 trường hợp; chế độ đối với thân nhân liệt sỹ cho 62 trường hợp; sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công đối với 105 trường hợp; thương binh đề nghị giám định vết thương cũ tái phát 05 trường hợp; giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày đối với 3 trường hợp; giải quyết chế độ cho người bị nhiễm chất độc hóa học 637 trường hợp (trong đó 40 trường hợp gián tiếp, 597 trường hợp trực tiếp).
Toàn tỉnh đợt 1 năm 2018 hỗ trợ cho 768 hộ với tổng kinh phí 26.160 triệu đồng (trong đó xây mới 540 hộ, sửa chữa 228 hộ); đợt 2 năm 2018 hỗ trợ cho 1.586 hộ với tổng kinh phí 48.540 triệu đồng (trong đó xây mới 841 hộ, sửa chữa 745 hộ). Đến nay, đã giải ngân, quyết toán kinh phí hỗ trợ để hoàn trả về ngân sách tỉnh theo các quyết định tạm ứng từ ngân sách giai đoạn 2015-2017 với tổng số 1.747/2.412 hộ. Sở tiếp tục đôn đốc các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, lập danh sách trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có công với cách mạng năm 2018 và những hộ đã tự bỏ kinh phí xây mới, sửa chữa nhà ở. Phấn đấu hết năm 2018, sẽ hướng dẫn thực hiện và tiến hành hỗ trợ xong đối với hộ gia đình người có công với cách mạng đủ điều kiện hỗ trợ, đã tự bỏ kinh phí để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
Nhân Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, Sở Lao động thương binh xã hội đã tham mưu tổ chức tặng quà của Chủ tịch nước cho 86.218 người, tổng kinh phí 17,8 tỷ đồng (trong đó, mức quà 400.000 đồng/suất cho 2.900 người; mức quà 200.000 đồng/suất cho 83.385 người). Hướng dẫn các huyện, thành phố trao quà của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh (mức quà 400.000 đồng/suất gồm 200.000 đồng tiền mặt và 200.000 đồng quà bằng hiện vật) cho 93.540 đối tượng chính sách người có công với tổng kinh phí 37,4 tỷ đồng. Các huyện, thành phố trích 11,8 tỷ đồng tặng quà cho 83.953 đối tượng chính sách (mức quà từ 120.000 đồng/suất đến 300.000 đồng/suất, quà bằng tiền và hiện vật). Tổng kinh phí tặng quà cho đối tượng chính sách người có công cả 3 cấp (Chủ tịch nước, của tỉnh, của huyện, thành phố) là 67 tỷ đồng.
Nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh- Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2018), Sở tham mưu UBND tỉnh tổ chức các Đoàn đại biểu tỉnh đi dâng hương tại các nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Quảng Trị và Điện Biên; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh và các trung tâm nuôi dưỡng NCC tỉnh ngoài. Toàn tỉnh có 84.534 đối tượng được nhận quà của Chủ tịch nước (bằng tiền mặt) với tổng kinh phí 17,5 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Trung ương; 93.188 đối tượng được nhận quà của tỉnh, trị giá mỗi xuất quà là 400.000 đồng (tiền mặt 200.000 đồng, quà bằng hiện vật 200.000 đồng) với tổng kinh phí trên 37 tỷ đồng. Các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp tiếp tục được duy trì và phát triển, thể hiện sự tri ân của Đảng bộ và nhân dân đối với những người có công với cách mạng. 100% người và gia đình có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú; 100% xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
         Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
         Tình hình dịch bệnh
 Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm A/H5N1, H7N9, bệnh dại, bệnh tả, không có tử vong do dịch; Qua giám sát ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm như: 16 trường hợp mắc Sốt xuất huyết; 15 trường hợp sốt phát ban nghi sởi và 38 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (độ 1 và 2A); 04 trường hợp mắc viêm não virus; 
Tình hình HIV-AIDS:     
 Sở Y tế tiếp tục phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội tỉnh, các phòng khám ngoại trú người nhiễm HIV triển khai hoạt động cấp phát thẻ BHYT tháng 12 năm 2018. Phát động trong toàn tỉnh Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12.
Tổ chức tiếp nhận và điều trị Methadone cho 1.264 người nghiện ma túy tại tất cả các cơ sở điều trị (Trung tâm PC HIV/AIDS: 177; Thành phố: 263; Đông Hưng: 106; Vũ Thư:80; Quỳnh Phụ: 162; Hưng Hà: 138; Tiền Hải: 146; Kiến Xương: 83; Thái Thụy: 109); điều trị ARV cho 1.161 bệnh nhân, tư vấn cho 03 trường hợp phơi nhiễm HIV, cấp thuốc phơi nhiễm cho 01 trường hợp, kê đơn thuốc điều trị cho 02 trường hợp phơi nhiễm;
Tính đến ngày 25/10/2018, toàn tỉnh hiện đang quản lý 3.350 người nhiễm HIV/AIDS; 869 người bệnh là phụ nữ (25,94%); số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 1.460 người; riêng trong tháng 11/2018 đã phát hiện thêm 06 ca nhiễm HIV mới, 02 bệnh nhân chuyển AIDS, không có trường hợp nào tử vong do AIDS. Số xã/phường phát hiện có người nhiễm HIV: 252/286.
Văn hóa – Thể thao
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị phụ thuộc. Phòng văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thể thao cá huyện, thành phố tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức các hoạt động trong các dịp lễ tết, để đảm bảo an toàn.  Triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ kỷ niệm, tổ chức  thành công  lễ. Năm 2018, các đơn vị trong toàn nghành đã kẻ vẽ được 11.635 lượt khẩu hiệu, biểu tượng, 653 cuk tranh, 7.225 pano, áp phich, sao nhân bản gần 3.410 đĩa tuyên truyền, tổ chức trên 535 lượt xe tuyên truyền lưu động, tổ chức các chưởng trình văn hóa, văn nghệ, biểu diễ nghệ thuật chuyên nghiệp.
 Nhà văn hóa trung tâm và các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ tại văn hóa xã, thôn chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn,. Phối hợp với Hội văn học nghệ thuật tổ chức chương trình giao lưu Câu lạc bộ thơ . Thành lập đoàn tuyển nghệ thuật quàn chúng tham gia hội thi sân khấu không chuyên kịch ngắn, kịch vui về đề tài bảo vệ môi trường tại Quảng Nam. Kết quả toàn đoàn đạt giải 01HCB cho vở diễn và 01HCV, 01HCB cho diễn viên xuất sắc. Tham gia ca trù toàn quốc do Viện âm nhạc tổ chức tại Hà Tĩnh đạt: Giải B chương trình, 1 giải A và 1 giải B cá nhân.
Tổ chức thành công  các giải: Vô địch võ cổ truyền các câu lạc bộ; vật tự do; Việt dã tranh cúp Báo Thái Bình; Cờ tướng, bóng đá Nhi đồng,bóng đá công nhân lao động các khu công nghiệp, Quần vợt tranh cúp hữu nghị lần thứ VII – Đại hội thể thao tỉnh Thái Bình lần thứ VIII năm 2018.Cờ tướng , Bóng đá nhi đồn, vô địch Bơi Thiếu niên, Nhi đồng, Bóng đã công nhân lao động các khu công nghiệp…Và tổ chức  ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tới các địa phương, Tập huấn phương pháp dạy bơi, cứu đuối nước và cấp chứng chỉ 40 chứng chỉ học viên tham gia.
Trong năm. Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao tổ chức tập huấn cho các vận động viên tham gia thi đấu 39 giải, trong đó có 28 giải quốc gia,11 giải quốc tế đạt 114 huy chương các loại, gồm: 35 HCV, 36 HCB, 43HCĐ (Trong đó cso 14HCV, 04 HCB, 01 HCĐ giải quốc tế). Đội Bóng chuyền MIKADO Thái Bình tham gia dự vòng 1 đội mạnh toàn quốc năm 2018 vị trí thức 3 bảng. Thái Bình có 3 vận động viên tham gia và đạt 02 huy chương vàng môn Đua thuyền, 01 HCB môn Whushu.
An toàn giao thông và phòng chống cháy nổ
Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông từ ngày 16/11 đến ngày 15/12/2018 trên địa bàn  tỉnh xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 4 người chết và 3 người bị thương.
Tính chung 12 tháng năm 2018 theo báo cáo của Ban an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh có 74 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm 63 người bị chết và 35 người bị thương.
Tình hình cháy nổ.
Trong tháng 12năm 2018, trên địa bàn tỉnh Thái Bình xảy 1 vụ cháy (nhà dân tại huyện Quỳnh Phụ) thiệt hại ước tính 3 triệu đồng.
Cả năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 33 vụ cháy, nổ làm 1 người bị chết và 8 người bị thương, thiệt hại ước tính trên 1,3 tỷ đồng./.
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây