Những tác động ảnh hưởng đến Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2018 tại Thái Bình

Thứ sáu - 24/08/2018 02:16
Cpi
Cpi
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 8 tháng năm 2018, so với bình quân cùng kỳ tăng 4,46%. Đây là mức tăng tương đối cao so với hàng năm.
           Một số nguyên nhân tác đến chỉ số giá 8 tháng năm 2018:
    Giá dịch vụ y tế tăng, căn cứ theo thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017, ngày 07/08/2017  UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định số 11/2017/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tăng giá các dịch vụ y tế, đến thời điểm 15/7/2018 theo thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 về việc điều chỉnh giá giảm giá một số dịch vụ y tế, 8 tháng đầu năm một số loại thuốc không có trong danh mục đầu thầu có xu hướng giảm giá xong chỉ số nhóm y tế vẫn trong xu hướng tăng do tác động bởi giá dịch vụ y tế tăng năm 2017, nếu so với kỳ gốc năm 2014 sau 4 năm thì chỉ số nhóm dịch vụ y tế tăng 87,41%, bình quân cùng kỳ tăng 14,04%. Với cách tính tỷ lệ bảo hiểm y tế bao phủ trên toàn tỉnh Thái Bình hiện nay đạt 87%/ tổng số dân; 
   Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của chính phủ năm áp dụng tăng trong năm 2017 đã ảnh hưởng đến chỉ số giá nhóm giáo dục 8 tháng đầu năm 2018, bình quân so với cùng kỳ tăng 4,3%;
    Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ 01/01/2018 và 01/07/2018 áp dụng tăng lương cho cán bộ công chức đã góp phần tăng  chỉ số giá bảo hiểm y tế bình quân cùng kỳ tăng 4,46%.
     Chỉ số nhóm lượng thực, bình quân cùng kỳ 5,56% do giá các mặt hàng lương thực tăng trong tháng 1,2,8 và giảm ở tháng 6 đã tác động đến chỉ số.
     Chỉ số nhóm thực phẩm, bình quân so với cùng kỳ tăng 2,75%. Giá thịt lợn liên tục tăng trong tháng 2,4,5,6,7,8 do sau một thời gian dài chăn nôi không đem lại lợi nhuận nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tiếp tục chăn nuôi, những hộ trang trại quy mô lớn chăn nuôi cầm chừng dẫn đến nguồn cung giảm đẩy giá lợn hơi liên tục tăng, riêng nhóm giá thịt lợn bình quân so với cùng kỳ tăng 0,44%; giá sản phẩm chăn nuôi gia cầm cũng có xu hướng tăng, bình quân so với cùng kỳ tăng 6,33% đây là mức tăng tương  đối cao tác động mạnh đến chỉ số chung của CPI. Thời tiết thuận lợi cho cây trồng phát triển đã đem lại sản lượng tương đối cao cho ngành nông nghiệp, giá cho nhóm thực phẩm, hoa quả giảm. Bên cạnh đó viêc áp dụng nuôi trồng thủy sản công nghệ cao năng xuất tang, giá sản phẩm thủy sản giảm trong tháng 5,6.
     Chỉ số nhóm giao thông bình quân cùng kỳ tăng 6,8%, do giá xăng dầu liện tục tăng trong các tháng tính đến 23/8/2018, giá xăng A95 tăng 5 lần và giảm 4 lần; giá xăng E5 tăng 4 lần giảm 2 lần, dầu 0,05 tăng 9 lần giảm 4 lần; Hiện chỉ số giá xăng dầu  bình quân cùng kỳ tăng 15,92%  đã tác động đến giá cước vận tải đến cuối tháng 6 hầu hết các đơn vị vận tải trong tháng đều áp dụng tăng giá cước tăng từ 7-12% tùy từng tuyến tác động đến chỉ số nhóm giao thông công cộng tăng 13,42% .
     Chỉ số nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD bình quân cùng kỳ tăng 10,13% là nhóm liên tục tăng trong các tháng, do Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 26,26% so với cùng kỳ năm trước; giá sắt thép, xi măng cát đá có xu hướng tăng. Giá gas sinh hoạt được điều chỉnh theo giá gas thế giới trong 8 tháng giá gas tăng 4 lần và giảm 2 lần, 8 tháng đầu năm 2018 giá gas bình quân cùng kỳ tăng 5,22%. Điện sinh hoạt bình quân cùng kỳ tăng 8,93% đây là mặt hàng chịu tác động bởi nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
            Giá  vàng bình quân cùng kỳ tăng 5,4% so kỳ gốc 2014 tăng 5,9%
            Giá USD bình quân cùng kỳ tăng 1,1% so kỳ gốc 2014 tăng 10,61%.
Phòng Thống kê Thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây