Chín tháng năm 2023, đa số các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo đưa ra vào đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022. Cụ thể, Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 3,2%, điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 5/2023; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng 3%, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023; Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 đạt 3%, điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4/2023; Fitch Ratings (FR) dự báo nền kinh tế thế giới năm 2023 tăng trưởng 2,5%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ 2023, cập nhật tháng 9/2023, OECD điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2023 so với dự báo tháng 3/2023 của một số quốc gia như sau: In-đô-nê-xi-a giữ nguyên dự báo ở mức 4,7%; Ma-lai-xi-a và Phi-li-pin được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm, lần lượt đạt 3,9% và 5,6%; Xin-ga-po được điều chỉnh giảm 0,8 điểm phần trăm, đạt 1,4%; tăng trưởng của Thái Lan được điều chỉnh giảm 1 điểm phần trăm, đạt mức 2,8%.
Đối với Việt Nam, các tổ chức quốc tế đều giảm dự báo tăng trưởng so với các báo cáo trước đây. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt 5,8%, điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4/2023. OECD dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam đạt 4,9%, điều chỉnh giảm 1,5 điểm phần trăm so với dự báo tháng 3/2023. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7% năm 2023, điều chỉnh giảm 1,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 6/2023.
Chín tháng năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, thương mại dịch vụ tăng trưởng khá, nông nghiệp phát triển ổn định. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong 9 tháng năm 2023 như sau:
TÌNH HÌNH KINH TẾ
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
Theo số liệu ngày 24/9/2023 Tổng cục Thống kê ước tính GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) 9 tháng năm 2023 ước đạt 47.411 tỷ đồng, tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2022. Khu vực Nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 9.591 tỷ đồng, tăng 2,33% so với cùng kỳ, đóng góp 0,50 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 20.605 tỷ đồng, tăng 12,43% so với cùng kỳ, đóng góp 5,18 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng; trong đó: ngành công nghiệp tăng 15,75% (đóng góp 4,49 điểm phần trăm), ngành xây dựng tăng 5,23%. Khu vực Dịch vụ ước đạt 14.334 tỷ đồng, tăng 6,35% so với cùng kỳ, đóng góp 1,94 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; thuế sản phẩm tăgn 1,66%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung.
Cơ cấu GRDP tỉnh Thái Bình 9 tháng năm 2023 (theo giá hiện hành): khu vực Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 19,7%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 44,4%; khu vực Dịch vụ chiếm 30,1%; thuế sản phẩm chiếm 5,8%.
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2023 của tỉnh vẫn duy trì được sự ổn định trong bối cảnh ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến thất thường từ quý II/2023 và giá vật tư đầu vào tăng cao. Song, với sự nỗ lực của người nông dân và các công tác chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành chức năng nên đã đem lại kết quả tốt. Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ; chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển ổn định, hoạt động khai thác nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá.
Nông nghiệp
Trồng trọt
Sản xuất vụ Đông Xuân
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2023 đạt 126.088 ha, giảm 0,67% so với cùng kỳ 2022; trong đó: diện tích gieo trồng vụ Đông đạt 36.675 ha, giảm 29 ha (-0,08%) so với vụ đông năm trước; tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân đạt 89.186 ha, giảm 1.032 ha (-1,14%) so với vụ xuân 2022.
Vụ Xuân năm 2023 để tránh bất thuận của thời tiết giai đoạn lúa trỗ bông, toàn tỉnh tiếp tục thực hiện công thức “xuân muộn - mùa sớm”, khuyến khích mở rộng diện tích áp dụng biện pháp gieo mạ khay, cấy máy và sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng các giống có tiềm năng năng suất, chất lượng gạo ngon, các giống có khả năng chống chịu với các đối tượng sâu bệnh, các giống chuyển gen kháng bệnh (bạc lá, đạo ôn, cổ bông). Ngành nông nghiệp và các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn, HTX hoàn thành gieo cấy lúa Xuân đúng lịch thời vụ, chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương chăm bón, bảo vệ cây lúa, tổ chức diệt chuột, phòng, trừ sâu bệnh các loại bảo vệ sản xuất, thực hiện tốt công tác quản lý giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tạo thuận lợi tốt nhất cho sản xuất vụ Xuân.
Diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân năm 2023 đạt 74.863 ha, giảm 758 ha (-1%) so với vụ Đông Xuân năm 2022, trong đó diện tích lúa dài ngày là 4.921 ha, chiếm 6,57%; các giống lúa ngắn ngày có diện tích 69.429 ha, chiếm 93,43% tổng diện tích lúa xuân. Các giống lúa có chất lượng gạo ngon (kể cả giống nếp dài ngày) có diện tích là 24.879 ha, chiếm 33.23% tổng diện tích lúa xuân. Giống lúa thuần có năng suất cao chiếm 67,77% gồm các giống lúa lai, Q5, BC15, TBR45, TBR-1, Thiên ưu 8, TBR225, VN10... Năng suất đạt 70,02 tạ/ha, sản lượng đạt 503,8 nghìn tấn, giảm 7 nghìn tấn (-1,31%) so với vụ Xuân năm 2022.
Kết quả gieo trồng diện tích cây màu vụ Đông Xuân năm 2023 đạt 51.225 ha, năng suất các loại cây trồng đạt tương đương năm 2022.
Sản xuất vụ Mùa
Diện tích gieo trồng vụ Mùa năm 2023 đạt 90.537 ha, giảm 941 ha giảm 925 ha (-1,01%) so với vụ mùa năm 2022; trong đó, cây lương thực có hạt đạt 77.082 ha, giảm 1.085 ha (-1,39%); cây có hạt chứa dầu 972 ha, tăng 39 ha (+4,24%); cây rau đậu, hoa cây cảnh các loại 11.269 ha, tăng 194 ha (+1,75%); cây hàng năm khác đạt 760 ha, giảm 75 ha (- 9,02%) so với vụ Mùa năm 2022. Các loại cây trồng hàng năm vụ mùa năm 2023 giảm là do các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và làm đường giao thông, đường giao thông nội đồng.
Diện tích gieo cấy lúa Mùa đạt 75.000 ha, giảm 1.007 ha (-1.32%) so với vụ Mùa năm 2022.
Trong tháng 8 và đầu tháng 9, thời tiết ấm áp với nền nhiệt không quá cao, lúa mùa phát triển tốt và đồng đều, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, hiện tại là giai đoạn lúa bắt đầu làm đòng xuất hiện hiện tượng chuột phá hoại, làm thiệt hại một số diện tích gieo trồng, bên cạnh đó, sâu bệnh cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, do làm tốt công tác dự tính, dự báo nên các đối tượng sâu bệnh hại lúa được phun phòng, trừ kịp thời. Qua đó, tạo điều kiện cho lúa Mùa sinh trưởng và phát triển tốt. Các địa phương chủ động xây dựng kịch bản điều tiết nước; chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ công tác chống ngập úng như duy tu, bảo dưỡng trạm bơm điện…sẵn sàng tham gia phòng, chống úng, hạn cục bộ khi cần thiết để sản xuất vụ Mùa đạt kết quả tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại do các yếu tố bất lợi của thời tiết gây ra.
Theo tiến độ sản xuất của Sở NN & PTNT tính đến ngày 21/9/2023, diện tích lúa Mùa đã trỗ bông 69.850 ha, đạt 93% diện tích lúa Mùa đã gieo cấy. Diện tích cây màu hè thu đã thu hoạch 8.044 ha đạt 84% cây màu hè thu đã trồng. Diện tích cây vụ đông đã trồng 4.795 ha đạt 13% so với kế hoạch đề ra thấp hơn 9,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo báo cáo ước tính từ các địa phương, dự kiến năng suất lúa vụ Mùa năm 2023 toàn tỉnh đạt 60,75 tạ/ha, tăng 0,09 tạ/ha (+0,16%) so với vụ mùa năm 2022. Diện tích giảm nên sản lượng thóc ước đạt trên 455,6 nghìn tấn, giảm 5,39 nghìn tấn (-1,17%) so với vụ mùa năm 2022.
Sản xuất cây lâu năm
Sản xuất cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đang dần chuyển đổi từ các cây có giá trị kinh tế thấp sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương như như chuối, thanh long, bưởi... Hiện nay, tỉnh đang khuyến khích việc tăng diện tích trồng đối với một số các loại cây cảnh lâu năm khác tập trung ở xã Bách Thuận huyện Vũ Thư, xã Hồng Việt huyện Đông Hưng,... nhằm tạo ra các mặt hàng thương hiệu riêng, cho giá trị kinh tế lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách tích cực, hiệu quả tại các địa phương.
Diện tích cây lâu năm hiện có ước đạt 8.293 ha, tăng 136% (+1,67 ha) so với cùng kỳ năm 2022. Cây ăn quả là cây trồng chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 5.937 ha, chiếm 71,6% tổng diện tích, tăng 128 ha (+2,21% ) so với cùng kỳ 2022.
Cây chuối được xác định là cây trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Bình, với diện tích hiện có ước đạt 2.129 ha, giảm 38,7 ha (-1,8%), chiếm 25,7% trong tổng diện tích cây lâu năm của toàn tỉnh. Trong những năm gần đây việc trồng chuối thương phẩm trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh. Sản lượng thu hoạch chuối 9 tháng năm 2023 ước đạt 56,7 nghìn tấn, giảm 1.032 tấn (-1,8%) so với cùng kỳ năm trước… các loại cây nhiệt đới khác như mít, ổi diện tích ước đạt 383 ha, tăng 96 ha (+33,38%) so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi duy trì được sự ổn định. Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao nhưng từ đầu năm đến nay, với các giải pháp không quá phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp, tổng đàn vật nuôi và sản lượng sản xuất tại các trang trại, hộ chăn nuôi đang dần ổn định, đặc biệt là các đơn vị chủ động được nguồn con giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học.
Chăn nuôi gia súc: Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tháng 9/2023 ước đạt 874 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 78 tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 796 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, thịt bò hơi xuất chuồng quý III/2023 ước đạt 2.541 tấn, giảm 1,2% so với quý trước và tăng 3% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 226 tấn, tăng 13,6% so với quý trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 2.315 tấn, giảm 2,5% so với quý trước và tăng 3% với cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tính chung 9 tháng năm 2023 ước đạt 7.751 tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 660 tấn, tăng 1,9% ; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 7.091 tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn phục hồi và phát triển trở lại. Tuy giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao nhưng nguồn cung thịt lợn khôi phục trở lại cùng với giá lợn hơi tăng cao nên chăn nuôi lợn vẫn đem lại hiệu quả, giá bán lợn hơi trên địa bàn tỉnh giữ ở mức tương đối ổn định, dao động trong khoảng từ 60.000 đồng - 68.000 đồng/kg.
Sản lượng thịt lợn hơi tháng 9 năm 2023 ước đạt 17,1 nghìn tấn, tăng 2,3%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý III/2023 ước đạt 45,6 nghìn tấn, tăng 24,5% so với quý trước và tăng 1,2% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng năm 2023 ước đạt 122,7 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định. Giá bán các sản phẩm gia cầm duy trì ở mức cao nên người chăn nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tháng 9/2023 ước đạt 8,6 nghìn tấn, tăng 2,4%; trong đó sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 8 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm các loại tháng 9/2023 ước đạt 30,2 triệu quả, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng trứng gà ước đạt 14,5 triệu quả, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý III/2023 ước đạt 21,5 nghìn tấn, tăng 63% so với quý trước và tăng 2,9% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 9 tháng năm 2023 ước đạt 49,1 nghìn tấn, tăng 1,6%; trong đó sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 38,4 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm các loại 9 tháng năm 2023 ước đạt 252,9 triệu quả, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng trứng gà ước đạt 140,6 triệu quả, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Lâm nghiệp
Tháng 9 không phát sinh diện tích trồng rừng mới. Sản lượng gỗ khai thác tháng 9/2023 ước đạt 241 m3, tăng 1,3%; sản lượng củi khai thác ước đạt 697 ste, tăng 0,7%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 39 nghìn cây, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý III/2023 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 267 m3, giảm 65,2% so với quý trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước đạt 2.580 ste, tăng 20,1% so với quý trước và tăng 39,5% so với cùng kỳ; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 358 nghìn cây, tăng 16,3% so với quý trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023 đã trồng mới được 8,3 ha rừng phòng hộ, tăng 20,3%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.420 m3, giảm 3,1%; sản lượng củi khai thác ước đạt 6.478 ste, tăng 7,3%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 358 nghìn cây, tăng 5,9% so với cùng kỳ.
Thuỷ sản
Trong 9 tháng năm 2023, tình hình thời tiết tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác và nuôi trồng. Công tác vệ sinh phòng trừ dịch bệnh được quan tâm thực hiện thường xuyên nên dịch bệnh phát sinh ở mức độ nhẹ không đáng kể; chủng loại và chất lượng giống thủy sản nuôi trồng ngày càng phong phú, phù hợp với điều kiện mặt nước nuôi trồng trên địa bàn tỉnh.
Tổng sản lượng thủy sản tháng 9/2023 ước đạt 26,6 nghìn tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 3,6%; tôm đạt 1,1 nghìn tấn, tăng 4,2%; thuỷ sản khác đạt 15 nghìn tấn, tăng 4,5%. Tổng sản lượng thủy sản quý III/2023 ước đạt 78,5 nghìn tấn, tăng 20,8% so với quý trước và tăng 3,8% so với cùng kỳ; trong đó nuôi trồng đạt 54,3 nghìn tấn, tăng 45,6% so với quý trước và tăng 4% so với cùng kỳ; khai thác đạt 24,2 nghìn tấn, giảm 12,6% so với quý trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 209,6 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 84,6 nghìn tấn, tăng 2,9%; tôm đạt 5,1 nghìn tấn, tăng 3%; thuỷ sản khác đạt 119,9 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ.
Khai thác
Sản lượng khai thác tháng 9/2023 ước đạt 8,1 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 5,9 nghìn tấn, tăng 3,6%; tôm đạt 0,3 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khác đạt 1,9 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác quý III/2023 ước đạt 24,2 nghìn tấn, giảm 12,6% so với quý trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 17,6 nghìn tấn, tăng 2% so với quý trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ; tôm đạt 0,7 nghìn tấn, tăng 74,7% so với quý trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 5,9 nghìn tấn, giảm 41% so với quý trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023 sản lượng khai thác ước đạt 77,9 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 51,1 nghìn tấn, tăng 3%; tôm đạt 1,5 nghìn tấn, tăng 2,9%; thủy sản khác đạt 25,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ.
Nuôi trồng
Trong 9 tháng năm 2023 có xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm nuôi tại vùng nuôi thuộc 8 xã của 02 huyện (Tiền Hải: 04 xã và Thái Thụy: 04 xã). Ngay khi phát hiện các ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo, cấp phát hóa chất và xử lý mầm bệnh. Đến nay chưa có báo cáo tôm chết do bệnh đốm trắng.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 9/2023 ước đạt 18,5 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, tăng 3,6%; tôm đạt 0,8 nghìn tấn, tăng 4,4% ; thủy sản khác đạt 13,1 nghìn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng quý III/2023 ước đạt 54,3 nghìn tấn, tăng 45,6% so với quý trước và tăng 4% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 13,9 nghìn tấn, tăng 39% so với quý trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ; tôm đạt 2,4 nghìn tấn, tăng 1,5 lần so với quý trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 38 nghìn tấn, tăng 44,3% so với quý trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023 sản lượng nuôi trồng ước đạt 131,7 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 33,5 nghìn tấn, tăng 2,9%; tôm đạt 3,6 nghìn tấn, tăng 3%; thủy sản khác đạt 94,6 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ.
Mô hình nuôi cá lồng trên sông tiếp tục được phát triển về số lượng lồng nuôi , đối tượng nuôi ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân trong và ngoài tỉnh, chủ yếu gồm các loại có giá trị cao như: cá diêu hồng, cá trắm, cá chép, cá lăng… ; năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 4-5 tấn/lồng; hiện một số hộ nuôi đang thử nghiệm nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao như cá hô, cá tra, hàu… Sản lượng cá lồng đã góp phần đáng kể vào kết quả tăng trưởng và phát triển của ngành thủy sản năm 2023. Ước tính sản lượng cá nuôi lồng bè trong 9 tháng đạt 1,9 nghìn tấn, tăng 2,4% so cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp
Kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 còn gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo vốn được coi là động lực tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp và nền kinh tế cũng đang dần lấy lại được đà tăng trưởng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Thái Bình tháng 9 năm 2023 (IIP) ước tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 9 tháng đầu năm 2023 ước tăng 12,55%. Nhiều chính sách, giải pháp điều hành của Nhà nước đang được triển khai nhằm tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp may hiện nay với tình trạng còn thiếu đơn hàng, các sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tỉnh Thái Bình tháng 9/2023 giảm 2,8% so tháng 8/2023, tăng 5,0% so cùng kỳ năm trước. Trong đó so với cùng kỳ năm trước: ngành Khai khoáng tăng 1,5%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,1%, Sản xuất và phân phối điện tăng 28,1%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,9%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III năm 2023 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó Khai khoáng đạt 73%, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 99%, sản xuất và phân phối điện tăng 87,1%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải nước thải tăng 4,6%.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, (IIP) ước tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng đạt 80,2%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 2,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 80%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 9/2023 có tốc độ tăng cao so với tháng trước như: Loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa (+81,8%); Cần gạt nước, sương, tuyết trên kính chắn (+4,8%); Khăn mặt, khăn tắm và khăn khác dùng trong phòng (+10,1%).... Tuy nhiên trong tháng 9/2023 một số sản phẩm giảm như: điện sản xuất (-15%); tai nghe khác (-12,6%); thép cán (-11,1%).....
Một số ngành có chỉ số sản xuất sản phẩm quý III/2023 tăng cao so cùng kỳ năm 2022: Sản phẩm sứ vệ sinh (+24,5%); điện sản xuất tăng gấp 2 lần; thép cán tăng gấp 2 lần; túi khí an toàn (+94,2%); tai nghe khác tăng gấp 4 lần... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số ngành giảm sâu so với cùng kỳ: áo sơ mi cho người lớn (-38,2%); cần gạt nước, sương, tuyết (-40,6%); gạch xây bằng đất nung (-39,3%)…
Chín tháng năm 2023, các sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: điện sản xuất (+92,8%); tai nghe khác tăng gấp 3,4 lần; thép cán (+88,7%); túi khí an toàn (+74,8%); sản phẩm sứ vệ sinh (26,8%)… Bên cạnh đó các sản phẩm có tốc độ giảm nhiều như: áo sơ mi cho người lớn (-34,2%); gạch xây bằng đất nung (-29,9%); loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa (-31,9%)…
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2023 giảm 2,9% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2023 tăng 5,6% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,7% so với cùng thời điểm năm trước
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2023 giảm 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,2% so với cùng thời điểm năm trước.
Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III năm 2023 cho thấy: Có 41,88% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý II năm 2023; 36,25% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 21,88% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
Dự kiến quý IV năm 2023, có 42,5% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III năm 2023; 43,75% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 13,75% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 46,67% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm 2023 tốt lên và giữ ổn định so với quý III năm 2023; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 16,67% và 32,35%.
Đầu tư – xây dựng
Đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng 9/2023 ước đạt 805 tỷ đồng, tăng 13,4% so tháng trước và tăng 1,0% so cùng kỳ năm 2022. Vốn Ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 366 tỷ đồng, tăng 2,0% so với cùng kỳ; trong đó vốn cân đối ngân sách tỉnh ước đạt 201 tỷ đồng, giảm 10,6 % so cùng kỳ; vốn ngân sách huyện ước đạt 302 tỷ đồng, giảm 5,5% so cùng kỳ; vốn ngân sách cấp xã ước đạt 136 tỷ đồng, tăng 15,6% so cùng kỳ.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý III/2023 ước đạt 2.217 tỷ đồng, và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 955 tỷ đồng, đạt 98,7% so với cùng kỳ năm trước; Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện quản lý đạt 875 tỷ đồng, và tăng 4,9%; Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã quản lý đạt 387 tỷ đồng và tăng 21,8%.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm ước đạt 5.530 tỷ đồng, tăng 18,8% so cùng kỳ. Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 2.324 tỷ đồng tăng 3,2%; trong đó vốn cân đối ngân sách tỉnh ước đạt 1.141 tỷ đồng, đạt 80,2%; vốn ngân sách Nhà nước huyện ước đạt 2.191 tỷ đồng, tăng 29,6%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã ước đạt 1.014 tỷ đồng, tăng 42,6% so cùng kỳ.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước quý III/2023 đạt 14.004 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 2.217 tỷ đồng, tăng 4,6%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.785 tỷ đồng, tăng 79%; Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 9.046 tỷ đồng, tăng 8,0%.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 9 tháng 2023 đạt 41.021 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 5.530 tỷ đồng, tăng 18,8%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.012 tỷ đồng, tăng 77,8%; Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 27.774 tỷ đồng, tăng 2,1%.
Một số dự án trọng điểm đang triển khai trong 9 tháng năm 2023
Trong quý III năm 2023, một dự án công trình trọng điểm của tỉnh được tiếp tục triển khai, thực hiện. Cụ thể như sau:
Dự án trọng điểm của tỉnh, dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường trục kết nối với các khu chức năng trong Khu kinh tế Thái Bình vốn đầu tư 2.516 tỷ đồng, 9 tháng năm 2023 ước đạt 558 tỷ đồng; bao gồm: Tuyến số 1: Đầu tư xây dựng tuyến đường trục ngang phía bắc Khu kinh tế đoạn qua Khu công nghiệp - dịch vụ Liên Hà Thái với chiều dài 3,73km; Tuyến số 2: Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 37B và khu cảng, khu công nghiệp dịch vụ Thái Thượng với chiều dài 0,97km, quy mô đường cấp III đồng bằng; Giá trị thực hiện tuyến số 1+2, ước đạt 308 tỷ đồng; Tuyến số 3: Đầu tư xây dựng tuyến đường trục phía nam Khu kinh tế từ đường ven biển đến Quốc lộ 37B với chiều dài khoảng 13,07km (Tiền Hải khoảng 9km, Kiến Xương khoảng 4km), quy mô mặt cắt ngang đường cấp II đồng bằng. Giá trị thực hiện tuyến số 3 ước đạt 250 tỷ đồng; Tuyến số 4: Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường bộ ven biển Thái Bình đến khu bến cảng Ba Lạt với chiều dài khoảng 2,02km, quy mô đường chính khu vực, đường trục chính khu công nghiệp. Tuyến số 4 đã được phê duyệt thiết kế thi công; Tuyến số 5: Nâng cấp, cải tạo tuyến đường trục trung tâm phía Nam sông Trà Lý (đường ĐT.464) đoạn từ xã Tây Lương đến xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải với chiều dài tuyến khoảng 6,34km, quy mô đường cấp IV đồng bằng. Giá trị thực hiện tuyến số 5 ước đạt 800 triệu đồng;
Dự án xây dựng nhà máy may xuất khẩu Việt Hồng, chủ đầu tư Công ty CP may xuất khẩu Việt Hồng, vốn đầu tư 61,5 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 11 tỷ đồng;
Dự án nhà máy lắp ráp đèn led của công ty TNHH Li Xin Long, vốn đầu tư 20 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 3,7 tỷ đồng, dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023;
Dự án xây dựng nhà máy chuyên sản xuất, lắp ráp thiết bị làm vườn và linh phụ kiện từ nhựa, kim loại tại KCN Liên Hà Thái của Công ty TNHH Greenworks Việt Nam, vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 1.050 tỷ đồng (dự án đang khẩn trương triển khai thi công xây dựng, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 8/2023);
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Jinyang Electronics Vina sản xuất gia công các bảng mạch in cho các sản phẩm linh kiện điện tử của Công ty Koreamst, vốn đầu tư 483 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 432 tỷ đồng, dự án đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản;
Dự án xây dựng nhà kho giai đoạn 2 của công ty tập đoàn Environstar, vốn đầu tư 192,2 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 18 tỷ đồng, dự án đã hoàn thành toàn bộ dự án;
Dự án xây dựng nhà xưởng cho thuê của công ty TNHH Quốc tế Nam Tài, vốn đầu tư 1.812,8 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 633 tỷ đồng, dự án đã đưa vào sử dụng một phần gồm: 01 nhà điều hành và 08 nhà xưởng;
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hải Long của chủ đầu tư Công ty CP đầu tư hạ tầng KCN Bảo Minh, vốn đầu tư 2.213,9 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 160 tỷ đồng;
Dự án xây dựng đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình, đoạn từ cầu ngang S1 đến đường Chu Văn An kéo dài, vốn đầu tư 1.039 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 350,6 tỷ đồng;
Dự án xây dựng đường Võ Nguyên Giáp kéo dài đến quốc lộ 39, vốn đầu tư 169,9 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 2,5 tỷ đồng;
Dự án xây dựng đường Lê Quý Đôn kéo dài (phía Nam Thành phố Thái Bình), vốn đầu tư 361,9 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 5 tỷ đồng;
Dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư xã Đông Mỹ, Thành phố Thái Bình (tại 2 khu đất nông nghiệp giáp đường Long Hưng và đường Võ Nguyên Giáp), vốn đầu tư 267,8 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 7,4 tỷ đồng;
Dự án xây dựng Công viên Ký Bá (giai đoạn 2), Thành phố Thái Bình, vốn đầu tư 99,5 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 56 tỷ đồng;
Dự án xây dựng Đường Minh Tân đến Đền Trần huyện Hưng Hà, vốn đầu tư 125 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 39 tỷ đồng;
Dự án xây dựng đường T33 đoạn từ xã Thái Hưng đi xã Thái Phương huyện Hưng Hà, vốn đầu tư 35 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 30 tỷ đồng;
Dự án cải tạo kè Nhâm Lang đoạn Từ Nhâm Lang đến xã Điệp Nông huyện Hưng Hà, vốn đầu tư 90 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 28 tỷ đồng;
Dự án xây dựng đường T40 nối từ đền Thờ Lê Quý Đôn xã Độc Lập đi đền thờ cách mạng Vệ Sỹ xã Chí Hòa huyện Hưng Hà, vốn đầu tư 85 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 33 tỷ đồng;
Dự án xây dựng tuyến đường từ xã Minh Tân đi xã Độc Lập đến đền Trần xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, vốn đầu tư 128 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 39,5 tỷ đồng…
Một số công trình trọng điểm chuyển tiếp
Dự án đầu tư nhà máy Lotes Thái Thụy Việt Nam của Công ty TNHH Lotes Việt Nam tại 2 khu công nghiệp: KCN Liên Hà Thái (khu kinh tế Thái Bình) với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD và KCN Phúc Khánh với tổng vốn đầu tư 970.6 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 1.178 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Hải Long, dự án trên được triển khai tại các xã: Đông Trà, Đông Long và Đông Xuyên (huyện Tiền Hải), với tổng diện tích 296,97 ha, KCN Hải Long được quy hoạch nằm ven sông Trà Lý, có đường bộ ven biển, đường ĐT.464, ĐT.221D tạo ra mạng lưới giao thông kết nối cả đường bộ và đường thủy cho KCN, giúp hoạt động vận tải dễ dàng, nhanh chóng phục vụ hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN. Ngoài ra, KCN Hải Long chỉ cách sân bay và cảng nước sâu ở Hải Phòng khoảng 40km cũng là điều kiện lý tưởng cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất cũng như xuất nhập khẩu, tổng vốn đầu tư hạ tầng là 2.214 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 260 tỷ đồng;
Dự án nhà máy sản xuất linh kiện mô tơ của công ty Ohsung Vina Thái Bình của nhà đầu tư Hàn Quốc, vốn đầu tư 907 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 458 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy vải túi khí Asahi Kassei của Công ty TNHH vải túi khí Asahi Kasei Việt Nam, vốn đầu tư 907 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 716 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Liên Hà Thái của Công ty cổ phần Green Ipark, vốn đầu tư 3.885 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 539 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Thành phố Thái Bình đến cầu Nghìn, vốn đầu tư 2.586,8 tỷ đồng, 9 tháng ước đạt 240,3 tỷ đồng;
Dự án tuyến đường tỉnh ĐT.455 (đường 216 cũ), đoạn từ Quốc lộ 10 đến đường tỉnh ĐT.456 (GĐ1: Đoạn từ Quốc lộ 10 đến xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ), vốn đầu tư 99 tỷ đồng, 6 tháng ước đạt 5 tỷ đồng.
Tình hình đăng ký kinh doanh
Tính đến đầu tháng 9/2023 đã cấp 751 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký đạt 9.215 tỷ đồng. Xác nhận Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 470 doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 93 doanh nghiệp, trong đó thu hồi GCN ĐKKD do DN giải thể là 93 doanh nghiệp.
Trong tháng 9 năm 2023 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới là 01 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 3.500 nghìn USD; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công lắp ráp sản phẩm ngũ kim, sản phẩm nhựa, xử lý bề mặt ngũ kim và sản xuất thùng máy. Tính chung 9 tháng đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới là 13 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 77.850 nghìn USD.
Thương mại, dịch vụ và giá cả
Tháng 9 năm 2023 hầu hết các nhóm hàng tiêu dùng có xu hướng tăng so với tháng trước do đầu tháng là thời điểm vào năm học mới, trong tháng có ngày tết trung thu và là tháng bước vào mùa cưới hỏi. Bên cạnh đó giá cả một số mặt hàng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 có điều chỉnh tăng do tác động của giá nguyên vật liệu đầu vào và hiệu ứng tăng lương cơ bản.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 năm 2023 ước đạt 5.778 tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Bán lẻ hàng hóa đạt 5.102 tỷ đồng, tăng 3,1% và tăng 13,4%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 378 tỷ đồng, giảm 3% và tăng 3,3%; du lịch lữ hành đạt 6 tỷ đồng, giảm 71,4% và tăng 34,3%; dịch vụ khác đạt 293 tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 12,1%.
Quý III năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 17.038 tỷ đồng, tăng 1,7% so với quý trước và tăng 17% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 14.944 tỷ đồng, tăng 0,6% và tăng 16,8%; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.171 tỷ đồng, giảm 2,2% và tăng 18,2%; dịch vụ lữ hành đạt 45 tỷ đồng, tăng 54,6% và tăng 1,6 lần; dịch vụ tiêu dùng khác đạt 877 tỷ đồng, giảm 0,5% và tăng 15,2%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2023 ước đạt 50.702 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2023 ước đạt 44.443 tỷ đồng, chiếm 87,7% tổng mức và tăng 16,8% so với cùng kỳ. Riêng nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 9,4%; các nhóm hàng còn lại đều tăng so với cùng kỳ như: Nhóm lương thực, thực phẩm đạt 14.714 tỷ đồng, tăng 20,4%; nhóm xăng dầu các loại đạt 7.807 tỷ đồng, tăng 11,9%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 7.375 tỷ đồng, tăng 24,2%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 5.301 tỷ đồng, tăng 8,3%; nhóm phương tiện đi lại đạt 2.441 tỷ đồng, tăng 26,6%; nhóm hàng may mặc 1.812 tỷ đồng, tăng 14,3%; nhóm hàng hóa khác 2.956 tỷ đồng, tăng 12,7%;…
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành 9 tháng năm 2023 ước đạt 3.643 tỷ đồng, chiếm 7,2% tổng mức và tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 128 tỷ đồng, tăng 25,5%; dịch vụ ăn uống ước đạt 3.436 tỷ đồng, tăng 28,5%; dịch vụ lữ hành ước đạt 80 tỷ đồng, tăng 1,8 lần.
Doanh thu dịch vụ khác 9 tháng năm 2023 ước đạt 2.616 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, cụ thể: Bất động sản đạt 503 tỷ đồng, giảm 0,7% do ảnh hưởng từ lãi suất ngân hàng cho vay và kinh tế khó khăn đã tác động mạnh đến thị trường bất động sản; dịch vụ hành chính và hỗ trợ đạt 680 tỷ đồng, tăng 17,2% do dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị và dịch vụ hành chính hỗ trợ văn phòng tăng cao; dịch vụ giáo dục và đào tạo đạt 26 tỷ đồng, giảm 26,8% do thực hiện nghiêm ngặt quy định cấm dạy thêm ngoài nhà trường; dịch vụ y tế đạt 438 tỷ đồng, tăng 17,3%; dịch vụ nghệ thuật và vui chơi giải trí đạt 286 tỷ đồng, tăng 2,4%; dịch vụ sửa chữa tăng 11,6%; hoạt động phục vụ cá nhân khác tăng 13,7%.
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2023 tăng 2,44% so với tháng trước, tăng 3,24% so với cùng tháng năm trước; tăng 1,92% so với tháng 12 năm trước. Trong mức tăng 2,44% của CPI tháng 9/2023 so với tháng trước có: 04 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng; 07 nhóm hàng có giá ổn định.
Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng gồm: Nhóm giáo dục tăng cao nhất 38,12% tác động làm CPI chung tăng 2,02 điểm phần trăm do giá học phí đại học trường công lập tăng theo quyết định số 1195/QĐ-YDTB; giá học phí mẫu giáo trường công lập; giá học phí nhà trẻ tư thục tăng. Nhóm giao thông tăng 1,52% tác động làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm, do giá xăng dầu tăng vào các ngày 6, 12, 22/9/2023 (xăng 95 tăng 1.160 đồng/lít; xăng E5 tăng 880 đồng/lít; dầu điezen tăng 1.240 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.510 đồng/lít), do ảnh hưởng từ tăng giá xăng dầu thế giới, kéo theo giá xăng dầu trong nước tăng theo. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,45% chủ yếu do nhóm lương thực tăng 2,20% tác động làm CPI chung tăng 0,79 điểm phần trăm. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,19% do giá gas, giá dầu hỏa tăng.
Bình quân 9 tháng năm 2023, CPI tăng 1,80% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa tiêu dùng chính, nhóm bưu chính viễn thông ổn định, nhóm giao thông giảm 6,10% do giá xăng dầu giảm (-14,81%), 9 nhóm tăng giá gồm: Nhóm giáo dục tăng cao nhất (+11,85%); nhóm đồ uống và thuốc lá (+4,00%) do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống và chi phí vận chuyển tăng; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+4,00%); nhóm may mặc, mũ nón và giày dép (+2,46%); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+2,32%), chủ yếu tăng ở nhóm dịch vụ ăn uống ngoài gia đình; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (+1,65%); nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (+1,11%); nhóm thuốc và dịch vụ y tế (+0,81%); nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+0,75%).
Xuất nhập khẩu hàng hoá
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 9 năm 2023 ước đạt 409 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 3.362 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 8,7%, nhập khẩu giảm 21,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 702 triệu USD.
Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2023 ước đạt 270 triệu USD, giảm 6,1% so với tháng trước và tăng 28,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 175 triệu USD, giảm 1,4% so với tháng trước và tăng 31,5% so với cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 95 triệu USD, giảm 13,6% so với tháng trước và tăng 23,6% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.032 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ; trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 1.247 triệu USD, tăng 11,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 785 triệu USD, tăng 4,4%. Trong 9 tháng năm 2023 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới đã tác động làm giảm nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, đơn giá hàng xuất khẩu nhất là ngành may mặc giảm, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận sản xuất theo đơn giá thấp để duy trì hoạt động, một số doanh nghiệp không có đơn hàng. Do vậy trị giá xuất khẩu mặt hàng chủ lực may mặc (chiếm 55%) tăng nhẹ, bên cạnh đó mặt hàng máy vi tính tăng mạnh do có doanh nghiệp mới xuất khẩu linh kiện máy tính đi vào hoạt động.
Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Hàng dệt may 1.128 triệu USD, tăng 2,9%; hàng hóa khác 370,2 triệu USD, tăng 19,6%; hàng thủy sản 24,2 triệu USD, tăng 65,9%; sản phẩm gốm, sứ 16,6 triệu USD, tăng 7,7%; sắt thép 13,6 triệu USD, tăng 7,5%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm 5,2 triệu USD, tăng 57,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4,2 triệu USD, tăng 3,6 lần;... Ngược lại một số sản phẩm giảm như: xơ, sợi dệt các loại 121,4 triệu USD, giảm 0,4%; sản phẩm từ sắt thép 19,6 triệu USD, giảm 4,1%; sản phẩm gỗ 8,6 triệu USD, giảm 12,1%;....
Theo thị trường xuất khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2023, Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 1.078 triệu USD (chiếm 53%), tăng 14,7% so với cùng kỳ (Hàn Quốc 339 triệu USD, tăng 13,4%; Nhật Bản 287 triệu USD, tăng 23% chủ yếu tăng ở hàng khăn; Hồng Kông 143 triệu USD, giảm 24,5%; Lào giảm 69,3%); tiếp đến là Châu Mỹ đạt 577 triệu USD (chiếm 28,4%), tăng 3,4%; Châu Âu đạt 191 triệu USD (chiếm 9,4%).
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2023 ước đạt 139 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu giảm so với cùng kỳ chủ yếu do không nhập khẩu xăng dầu, doanh nghiệp dừng nhập khẩu từ tháng 4 đến nay. Theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân ước đạt 70 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 69 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 36,4% so với cùng kỳ (do lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ).
Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.330 triệu USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm mạnh nhất trong 3 năm gần đây (năm 2020 giảm 18,9%, năm 2021 tăng 40,4%, năm 2022 tăng 27,5%). Nguyên nhân do suy thoái kinh tế toàn cầu, sức tiêu thụ các mặt hàng giảm nhất là hàng may mặc, trên địa bàn tỉnh chủ yếu là hàng may mặc và một số mặt hàng gia công, nguyên liệu do đơn vị thuê gia công trực tiếp cung cấp nên xuất khẩu và nhập khẩu có tỷ lệ thuận, giá nguyên liệu tăng cao nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cầm chừng theo đơn hàng xuất; mặt hàng xăng dầu nhập khẩu từ tháng 4/2023 đến nay ngừng nhập khẩu.
Theo loại hình kinh tế: kinh tế tư nhân đạt 428 triệu USD, giảm 41,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 602 triệu USD, tăng 33,2%. Một số mặt hàng có mức tăng cao so với cùng kỳ như: Phế liệu sắt thép 166,8 triệu USD (+2,3 lần); máy vi tính, sản phẩm điện tử 6,6 triệu USD (+2,1 lần); hóa chất 18 triệu USD (+1,9 lần); máy móc, thiết bị, phụ tùng khác 50,8 triệu USD (+57,6%); xơ, sợi dệt các loại 81,8 triệu USD (+19%);... Ngược lại một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: vải các loại 409,6 triệu USD, chiếm 30,8% (-3,8%); nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 257,6 triệu USD, chiếm 19,4% (-2%); xăng dầu các loại 80,5 triệu USD, chiếm 6,1% (-87,7%); hàng thủy sản 1,8 triệu USD (-54,2%); chất dẻo nguyên liệu 1,7 triệu USD (-48,6%).
Theo thị trường nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2023, Châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 1.070 triệu USD (chiếm 80,4%), giảm 18,6% so với cùng kỳ (Trung Quốc 271 triệu triệu USD, tăng 29,4%; Sing ga po 124 triệu USD, giảm 81,3% chủ yếu giảm ở mặt hàng xăng dầu); tiếp đến là Châu Mỹ đạt 47,2 triệu USD, Châu Âu đạt 47 triệu USD.
Hoạt động vận tải
Tổng doanh thu hoạt động vận tải tháng 9/2023 ước đạt 699 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng doanh thu hoạt động vận tải ước đạt 6.095 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ, trong đó hoạt động vận tải hành khách tăng 17,2%; hoạt động vận tải hàng hóa tăng 14,2%.
Vận tải hành khách
Hoạt động vận tải hành khách tháng 9/2023 tăng so với tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ năm trước do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 02/9 kéo dài, một số tuyến xe khách đường dài như Hà Nôi – Thái Bình, Thái Bình – Quảng Ninh trong dịp lễ lưu lượng vận chuyển tăng trên 30% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó lịch nhập học cao đẳng, đại học năm nay sớm hơn năm trước nên nhu cầu đi lại có xu hướng tăng. Doanh thu vận tải hành khách tháng 9/2023 ước đạt 199 tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ. Quý III năm 2023 ước đạt 581 tỷ đồng, tăng 0,9% so với quý trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023, ước đạt 1.718 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ.
Vận tải hành khách tháng 9/2023 ước đạt 2,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 15,2% so với cùng kỳ; luân chuyển 302 triệu lượt khách.km, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ. Quý III năm 2023 vận tải hành khách ước đạt 7,9 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 1,1% so với quý trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ; luân chuyển 884 triệu lượt khách.km, tăng 0,8% và tăng 11,5%. Tính chung 9 tháng năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 23,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 18,4% và luân chuyển 2.614 triệu lượt khách.km, tăng 17,7% so với cùng kỳ.
Vận tải hàng hoá
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 492 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ. Quý III năm 2023 ước đạt 1.473 tỷ đồng, tăng 0,5% so với quý trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023 ước đạt 4.314 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ.
Vận tải hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 17,4% so với cùng kỳ; luân chuyển 1.071 triệu tấn.km hàng hóa, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 10,2% so với cùng kỳ. Quý III năm 2023 ước đạt 9,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 0,8% so với quý trước và tăng 18,9% so với cùng kỳ; luân chuyển 3.192 triệu tấn.km hàng hóa, giảm 1,5% và tăng 12,6%.Tính chung 9 tháng năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 26,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 17,8% so với cùng kỳ và luân chuyển 9.465 triệu tấn.km hàng hóa, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Trong đó: vận tải hàng hóa đường bộ vận chuyển 13,6 triệu tấn, tăng 25,5% và luân chuyển 612 triệu tấn.km, tăng 16,3%; đường ven biển viễn dương vận chuyển 8,6 triệu tấn, tăng 11,2% và luân chuyển 8.313 triệu tấn.km, tăng 14,4%; đường thủy nội địa vận chuyển 4,4 triệu tấn, tăng 9,7% và luân chuyển 539 triệu tấn.km, tăng 8% so với cùng kỳ.
Dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính chuyển phát
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 9/2023 ước đạt 7 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 5,5% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023 doanh thu ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ.
Doanh thu bưu chính chuyển phát tháng 9/2023 ước đạt 0,7 tỷ đồng, tăng 5,6% so với tháng trước và tăng 6,7 so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023 doanh thu ước đạt 5,2 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ.
Thu, chi Ngân sách Nhà nước và hoạt động ngân hàng
Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 17.064,8 tỷ đồng, đạt 81,3% so với dự toán, giảm 14,73% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa ước đạt 5.146,9 tỷ đồng, giảm 13,94%; thu thuế xuất, nhập khẩu ước đạt 1.355 tỷ đồng, giảm 49,57%; trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt 5.100,7 tỷ đồng, giảm 12,61%.
Tổng chi ngân sách địa phương 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 12.088,3 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ; trong đó, chi phát triển kinh tế ước đạt 6.145,4 tỷ đồng, tăng 29,4%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 5.896,7 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động ngân hàng: Dự kiến đến 30/9/2023, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 118.700 tỷ đồng, tăng 13,5% so với thời điểm 31/12/2022; tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng ước đạt 90.510 tỷ đồng, tăng 5,0% so với thời điểm 31/12/2022; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp chiếm 0, 85% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
TÌNH HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI
Lao động, việc làm
Trong quý III năm 2023, Tỉnh triển khai tổ chức hội nghị nắm bắt thông tin, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc đối với các doanh nghiệp thuộc diện phải di dời theo Đề án di dời các cơ sở SXKD khu vực ven sông Trà Lý, đồng thời triển khai giám sát, kiểm tra: Việc thực hiện các quy định của Nhà nước về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại 08 doanh nghiệp; tình hình thực hiện pháp luật lao động tại 09 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư và Kiến Xương; tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại 08 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Trong quý III/2023, Tỉnh tiếp nhận 07 doanh nghiệp đăng ký xây dựng nội quy lao động tại doanh nghiệp và hướng dẫn 02 doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung nội dung nội quy lao động, đồng thời chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của 33 doanh nghiệp, cấp giấy phép lao động cho 83 lao động nước ngoài, thu hồi giấy phép 12 lao động, hướng dẫn 07 doanh nghiệp tổ chức huấn luyện ATVSLĐ và kiểm định, khai báo sử dụng 63 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, đến nay tổng số lao động có việc làm trong quý III/2023 là 26.650 người, trong đó, việc làm tại địa phương 18.540 lao động; đi làm việc ở tỉnh ngoài 5.430 lao động; đi làm việc ở nước ngoài 2.680 lao động.
Tổng số lao động có việc làm tăng thêm 9 tháng đầu năm 2023 là 26.650 người (đạt 77,25% so với kế hoạch năm), trong đó, việc làm tại địa phương 18.540 lao động; đi làm việc ở tỉnh ngoài 5.430 lao động; đi làm việc ở nước ngoài 2.680 lao động. Tiếp nhận và chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của 149 đơn vị với 335 vị trí công việc. Cấp giấy phép lao động cho 355 lao động nước ngoài (trong đó, cấp mới 286 lao động, cấp lại 25 lao động, gia hạn 44 lao động). Thu hồi giấy phép lao động của 46 lao động. Hướng dẫn 185 doanh nghiệp tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho 16.875 lao động tại doanh nghiệp và 38 doanh nghiệp kiểm định, khai báo sử dụng 863 loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp cho 7.008 lao động thất nghiệp, (trong đó tháng 8 là 1.495 trường hợp).
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước quý III/2023 là 985,2 nghìn người, trong đó: lao động khu vực kinh tế Nhà nước ước 66,5 nghìn người; lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ước 881,6 nghìn người và khu vực đầu tư nước ngoài là 37,1 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý III năm 2023 ước tính 1,22%.
Trợ cấp xã hội
Hiện tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập đang chăm sóc, nuôi dưỡng 418 người (đối tượng bảo trợ xã hội), cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là 424 người, tình hình an ninh trật tự tại các cơ sở được đảm bảo.
Toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, xây dựng Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu năm 2023 cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Hội chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình Gala tiếp sức đến trường lần thứ VI năm 2023. Báo cáo, rà soát trẻ em đề nghị nhận hỗ học bổng VNED năm 2023.
Hiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy công lập tỉnh đang quản lý 261 học viên, trong đó, 257 học viên bắt buộc, 04 học viên tự nguyện. Công tác đảm bảo an ninh tại cơ sở ổn định, an toàn, công tác phòng chống thẩm lậu được duy trì.
Công tác đối với người có công
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác người có công với cách mạng; kết quả hoạt động công tác người có công; phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", "Uống nước, nhớ nguồn", "Chăm sóc giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với nước"; những tấm gương người có công tiêu biểu trong mọi mặt đời sống xã hội. Vận động toàn thể CBCCVC, người lao động, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh, tạo nguồn lực cùng với ngân sách nhà nước tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức các đoàn đại biểu của tỉnh dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại một số Nghĩa trang liệt sỹ thuộc tỉnh Quảng Trị, tỉnh Điện Biên và tỉnh Hà Giang; thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại các huyện, thành phố; các trung tâm tỉnh ngoài và các thương, bệnh binh nặng đang được nuôi dưỡng, điều trị tại các trung tâm của Tỉnh. Tổ chức Đoàn đại biểu của tỉnh dự gặp mặt, biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2023 nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Triển khai quà tặng của Chủ tịch nước và quà tặng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, huyện, xã … đến người có công với cách mạng và thân nhân. Triển khai tặng tổng số gần 258.000 suất quà với tổng kinh phí gần 93 tỷ đồng. Xây dựng kế hoạch tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ liệt sĩ tỉnh và các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn toàn tỉnh.
Chín tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh tiếp tục duy trì việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách cho người có công đảm bảo đúng quy trình, thời gian quy định. Kết quả, đã giải quyết chế độ đối với thân nhân sau khi người có công với cách mạng từ trần 2.086 trường hợp; sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công 1073 trường hợp; giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ 1.282 trường hợp; giải quyết chế độ mai táng phí đối với 777 cựu chiến binh; giải quyết thêm chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh, thương binh đang hưởng trợ cấp mất sức lao động đối với 476 trường hợp; cấp thẻ, giấy chứng nhận chất độc hóa học, thương, bệnh binh cho 112 trường hợp và một số thủ tục khác liên quan.
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS
Trong tháng đã phát hiện 06 người nhiễm HIV mới, không có người chết do HIV/AIDS. Tính đến ngày 31/8, toàn tỉnh hiện có 2.304 người nhiễm HIV/AIDS còn sống (được báo cáo) tại 242/260 xã, phường, thị trấn trong đó có 776 phụ nữ nhiễm 33,68%, 28 trẻ em nhiễm (1,21%). Các cơ sở điều trị thay thế nghiện chất bằng thuốc Methadone đã tiếp nhận và điều trị cho 1.397 người nghiện tại tất cả các cơ sở điều trị và duy trì việc thực hiện các xét nghiệm định kỳ và test nhanh heroin. Cấp thuốc ARV qua nguồn quỹ BHYT và điều trị ARV tại 10 cơ sở điều trị cho 1.431 bệnh nhân.
Ngành Y tế đã chủ trì tham mưu, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; Xây dựng kế hoạch nhu cầu điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đang điều trị ARV, bệnh nhân methadone trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023; thực hiện mua và đóng nối thẻ BHYT cho người nhiễm HIV; rà soát các ca xét nghiệm khẳng định HIV dương tính mới chưa tham gia điều trị, tư vấn cho đối tượng tham gia điều trị; Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình HIV/AIDS được triển khai đồng bộ, thường xuyên.
Tình hình dịch bệnh
Tình hình COVID-19 tại tỉnh: Trong tháng ghi nhận 17 ca mắc. Luỹ tích số ca mắc từ năm 2020 đến ngày 31/8/2023, tỉnh Thái Bình có ghi nhận 274.580 ca nhiễm COVID-19. Luỹ tích đến nay toàn tỉnh đã triển khai được 4.365.897 mũi tiêm chủng vắc xin COVID-19.
Trong tháng 8, toàn tỉnh đã ghi nhận tổng số 36 ca mắc Sốt xuất huyết, trong đó có 08 ca nội sinh (Hưng Hà: 02, Thành phố: 02, Quỳnh Phụ: 02; Thái Thụy: 01; Vũ Thư: 01), không ghi nhận trường hợp sốt xuất huyết nặng và tử vong. Tháng 8 toàn tỉnh không phát hiện bệnh nhân sốt rét. Ghi nhận 2.008 ca nghi hội chứng Cúm, 01 trường hợp ho gà, 31 ca Tay chân miệng. Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ổ dịch cúm trên đàn gia cầm và ca bệnh Cúm nguy hiểm trên người,…
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong tháng 8, toàn tỉnh không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm đông người. Kiểm tra 23 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kết quả” 09 cơ sở vi phạm ATTP vì sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm, xử phạt với tổng số tiền là 69 triệu đồng.
Phối hợp với Phát thanh truyền hình tỉnh thực hiện 01 chuyên mục tuyên truyền về cảnh báo sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm. Biên tập 07 bài tuyên truyền đảm bảo công tác an toàn thực phẩm
Tiếp nhận và giải quyết 43 TTHC (trong đó Ủy quyền TTYT huyện/thành phố thẩm định 37 cơ sở), tiếp nhận 12 hồ sơ tự công bố sản phẩm và đăng tải trên trang Website theo đúng quy định.
Hoạt động giáo dục
Sáng ngày 05/9/2023, hơn 427.000 học sinh và hơn 25.000 cán bộ, giáo viên tại Thái Bình bước vào lễ khai giảng năm học mới. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành, địa phương đã đến chúc mừng và dự khai giảng với giáo viên, học sinh nhiều trường học trong tỉnh. Lễ khai giảng được các trường học trong tỉnh tổ chức với nghi thức trang trọng, gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện từng trường trong thời gian 45 phút đã góp phần tạo nên khí thế vui mừng, phấn khởi bước vào năm học mới. Bài diễn văn của lãnh đạo nhà trường cũng được rút ngắn, giảm bớt phần báo cáo thành tích, nhấn mạnh đến các chủ đề, thông điệp mà nhà trường muốn trao gửi đến các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh và học sinh. Năm học 2023-2024 là năm thứ tư triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và là năm đầu tiên chương trình mới được triển khai ở các lớp 4, 8, 11. Cùng với đó, các nhà trường tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục 2006 đối với lớp 5, 9, 12. Quyết tâm khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học là tinh thần được nêu cao tại các nhà trường trong năm học 2023-2024.
Hoạt động văn hóa thể dục thể thao
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch Lập hồ sơ vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn đệ trình UNESCO; Tổ chức lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2023 ở quy mô cấp tỉnh gắn với tổ chức Festival biểu diễn và thi đấu Lân, Sư, Rồng quốc gia; Chủ trương về tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024; Văn bản chỉ đạo tăng cường triển khai các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang trên địa bàn tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trong dịp nghỉ lễ quốc khánh 02/9 đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách tại các khu, điểm du lịch Chuẩn bị nội dung và bố trí các đơn vị, địa phương đón tiếp và làm việc với Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch về khảo sát để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phát triển du lịch dựa trên phát huy giá trị trò chơi, trò diễn dân gian vùng Đồng bằng sông Hồng”. Ban hành và triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành của Trung ương và địa phương (tại Khu di tích lịch sử các vị vua triều Trần huyện Hưng Hà). Phối hợp tổ chức rà soát các khu du lịch văn hoá tâm linh có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia đoàn kiểm tra công tác phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh. Tiếp tục tuyên truyền, nhận các tác phẩm dự thi cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) tỉnh Thái Bình; cải tiến giao diện vận hành Cổng Du lịch thông minh và Ứng dụng du lịch thông minh trên điện thoại di động.
Tình hình an toàn giao thông
Theo báo cáo của Công an tỉnh trong tháng 9/2023 (tính từ ngày 15/8/2023 đến ngày 14/9/2023), trên địa bàn tỉnh xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 11 người chết và 04 người bị thương. Tính chung 9 tháng đầu năm toàn tỉnh xảy ra 93 vụ tai nạn giao thông, làm 55 người chết và 64 người bị thương.
Tình hình cháy nổ
Theo báo cáo từ Công an tỉnh, từ ngày 15/01/2023 đến ngày 15/9/2023, trên địa bàn tỉnh Thái Bình không xảy ra cháy, nổ./.