Chăn nuôi huyện Thái Thụy năm 2019 - Khó khăn và thách thức

Chủ nhật - 10/03/2019 22:37
Chăn nuôi huyện Thái Thụy năm 2019 - Khó khăn và thách thức
Bước vào đầu năm 2019, tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện có nhiều bước phát triển tích cực. Trước, trong và sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi giá thịt lợn hơi và gia cầm tăng cao nên các trang trại chăn nuôi và hộ gia đình tập chung đầu tư, tỷ lệ tái đàn tăng nhanh. Đến giữa tháng 02/2019 toàn huyện có 91 trang trại trong đó, trang trại chăn nuôi đạt 79 cơ sở, trang trại thủy sản có 05 cơ sở. Tổng đàn trâu bò toàn huyện đạt 7411 con, tăng 1,11% so cùng kỳ năm trước; Tổng đàn lợn hiện có 134.324 con, tăng 2,69% so với cùng kỳ, trong đó lợn thịt đạt 107.789 con, lợn nái đạt 26.438 con. Tổng số đàn gia cầm là 1.885 nghìn con, tăng 2,9%. Tình hình chăn nuôi gia cầm phát triển khá về số con xuất chuồng và sản lượng xuất chuồng.
Tuy nhiên đến cuối tháng 02 và đầu tháng 3/2019, trên địa bàn tỉnh Thái Bình xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, trong đó huyện Thái Thụy 02 xã bị nhiễm bệnh đó là xã Thụy Trường và xã Thái Hà. Lợn có hiện tượng ốm với triệu chứng sốt cao, giảm ăn, da ửng đỏ. Từ ngày 02/3/2019 đến 06/3/2019, tổng số lợn đã tiêu hủy trong ổ dịch tại 02 xã Thụy Trường và Thái Hà là 11con/664 kg của 7 hộ (gồm 03 lợn nái và 08 lợn thịt).
Trước tình hình kiểm tra thực tế tại 02 xã Thụy Trường và Thái Hà, Ban chỉ đạo PCD bệnh dịch tả lợn Châu phi huyện đã chỉ đạo:
Quản lý toàn bộ đàn lợn nuôi không được phép bán chạy; giám sát chặt chẽ tình hình sức khoẻ đàn vật nuôi; Thực hiện tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi bằng hóa chất ngày 01 lần, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi. Báo cáo hàng ngày cho trưởng thôn, ban CNTY xã diễn biến tình hình dịch bệnh.
 Tổ chức thu dọn vệ sinh chuồng nuôi, phun tiêu độc khử trùng và rắc vôi bột toàn bộ khu chuồng nuôi và xung quanh, phân, nước tiểu thu gom xử lý hóa chất đảm bảo theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
100% các xã, thị trấn đã tiếp nhận lượng hóa chất Iodine tại Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện là 2.585 lít và đã tổ chức phun vệ sinh, tiêu độc, khử trùng lần 1 theo đúng Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 03/3/2019 của Ủy ban nhân dân huyện. Đồng thời sử dụng khoảng 5 tấn vôi bột rắc tại các đầu mối giao thông và các ngã tư ra, vào của các xã, thị trấn và các khu bến đò, phà….
 Tăng cường công tác tuyên truyền, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi, hạn chế người, phương tiện ra vào trang trại, khu vực chăn nuôi, nhất là thương lái và phương tiện vận chuyển, thu gom lợn, tiêu độc khử trùng chuồng trại, người, dụng cụ, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi. Các cơ quan chức năng tập trung thực hiện tuần tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, tập trung tại các vùng giáp ranh, các tuyến giao thông trọng điểm. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật nhập lậu hoặc từ những vùng có dịch vào địa bàn huyện. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và ý thức, trách nhiệm của các hộ chăn nuôi đã hạn chế được tối đa dịch bệnh lây lan rộng sang các địa bàn lân cận.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh tả lợn châu Phi nên giá thịt lợn hơi giảm mạnh, các thương lái cũng hạn chế thu mua, giết mổ, Số lợn đến kỳ xuất chuồng còn tồn đọng lớn nên người dân thiệt hại không nhỏ. Do chính sách hỗ trợ của nhà nước hỗ trợ 80% giá trị lợn thịt và gấp 1,5 lần với lợn nái đẻ đã tháo gỡ phần nào khó khăn đối với các hộ chăn nuôi. Trước mắt các trang trại và người dân chưa thể tăng tỷ lệ tái đàn, đến khi các cơ qua chức năng trên địa bàn huyện công bố hết dịch, các chuồng trị được vệ sinh sạch sẽ lúc đó tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện  mới ổn định trở lại./.
Chi cục Thống kê huyện Thái Thụy

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây