Vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm, kinh tế tỉnh Thái Bình tăng trưởng 4,92%

Thứ năm - 01/07/2021 09:17
Vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm, kinh tế tỉnh Thái Bình tăng trưởng 4,92%
Với phương châm phòng ngừa từ xa, truy vết tận gốc, phong tỏa kịp thời, đến nay Thái Bình đã cơ bản ngăn chặn bùng phát lây nhiễm bệnh dịch Covid-19 từ bên ngoài xâm nhập vào cộng đồng. Chính vì thế, Thái Bình đã giữ vững được ổn định xã hội, sản xuất kinh doanh, kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 tăng 4,92 % so với cùng kỳ.

Theo Thông cáo báo chí của Cục thống kê tỉnh Thái Bình cho biết: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đạt mức 4,92% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm nay có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 (3,69%). Một số ngành đã linh hoạt điều chỉnh phù hợp với sản xuất kinh doanh trong điều kiện vừa thực hiện phòng chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh sản xuất.

Sáu tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2020) ước đạt 26.947 tỷ đồng, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm 2020. Khu vực Nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 6.571 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ; Khu vực Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 10.770 tỷ đồng, tăng 7,93%. Trong đó: ngành công nghiệp tăng 9,7%, ngành xây dựng tăng 4,05%; Khu vực dịch vụ ước đạt 8.089 tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ.

Cơ cấu GRDP tỉnh Thái Bình ước 6 tháng năm 2021: Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,7%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 40,1% ; khu vực dịch vụ chiếm 29,8 %; thuế sản phẩm chiếm 5,4 %.

Vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm, kinh tế tỉnh Thái Bình tăng trưởng 4,92%
Điểm chốt kiểm soát dịch trên đường ĐH- 72 hỗ trợ cho xã An Thanh (Quỳnh Phụ)

Một số ngành có tỷ trọng lớn có mức đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung như sau: Ngành công nghiệp chế biến chế tạo (19,52%) đóng góp1,86 điểm; Ngành sản xuất và phân phôi điện (7,4%) đóng góp 0,61 điểm; Ngành nông lâm nghiệp thủy sản (24,4%) đóng góp 0,43 điểm. Ngành xây dựng (12%) đóng góp 0,49 điểm; Ngành bán buôn bán lẻ (6,8%) đóng góp 0,36 điểm; Ngành giáo dục (4,3%) đóng góp 0,2 điểm; Ngành kinh doanh bất động sản (3,5%) đóng góp 0,12 điểm; Ngành vận tải ( 3,39%) đóng góp 0,33 điểm và ngành tài chính, ngân hàng bảo hiểm (2,32%) đóng góp 0,16 điểm.

Để đảm bảo môi trường lành mạnh, giữ vững ổn định sản xuất kinh doanh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2021, Thái Bình tiếp tục xác định phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách, cần có sự chung tay, đồng lòng của Nhân dân và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Chính vì thế, tại thời điểm này, liên quan đến xe khách 15B.036.84 tuyến Bắc Nam của Nhà xe Trung Đức (Hải Phòng), nguồn lây nhiễm Covid-19 bùng phát ổ dịch xâm nhập vào địa phận tỉnh Thái Bình, ngày 30/6/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã kịp thời có Công văn hỏa tốc số 2700/UBND-KGVX, gửi các cấp các ngành. Nội nhưng Công văn đã chỉ rõ: Trong đợt dịch này cho thấy trong chỉ đạo, triển khai phòng, chống dịch còn một số tồn tại hạn chế như: Một bộ phận người dân từ vùng dịch về chưa thực hiện nghiêm việc khai báo y tế; ý thức phòng, chống dịch chưa cao. Vai trò của một số địa phương, tổ tự quản chưa thực hiện hiệu quả trong nắm bắt thông tin người trở về từ vùng dịch. Việc chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phòng, chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ" còn hạn chế. Một số các doanh nghiệp chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, của tỉnh. Các cơ sở, ngành có liên quan; tại cơ sở y tế còn để lọt người bệnh đến khám, chữa bệnh mà chưa qua sàng lọc, khai báo y tế. Việc tiếp nhận và giải quyết thông tin qua khai báo y tế tự nguyện của người dân còn nhiều sơ hở, hạn chế. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã yêu cầu:

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, đồng thuận với các biện pháp phòng, chống dịch do chính quyền triển khai thực hiện.

- Tiếp tục khẩn trương truy vết thần tốc, triệt để các trường hợp F1, F2, F3 và các trường hợp có liên quan tại các địa điểm là trường hợp F0 đã đến, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm khẩn trương, kịp thời.

- Tiến hành khoanh vùng, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình, đảm bảo cuộc sống, sản xuất kinh doanh cho người dân.

- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế và các phương án phòng, chống dịch theo phương châm "4tại chỗ", đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống của dịch bệnh.

- Chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm về các quy định phòng, chống dịch; nhất là việc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Tăng cường phát huy vai trò của tổ tự quản, thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia phòng chống dịch Covid-19 để kiểm soát chặt chẽ người từ tỉnh ngoài (nhất là vùng có dịch) trở về địa phương phải kịp thời thông báo cho các Cơ quan Y tế để có các biện pháp xử lý kịp thời

Nguồn bài viết: https://ngaymoionline.com.vn/

Nguyễn Trọng Thắng
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây