Tình hình kinh tế - xã hội tháng 06, quý II và 6 tháng đầu năm năm 2019

Chủ nhật - 30/06/2019 05:13
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 06, quý II và 6 tháng đầu năm năm 2019
1
2
3
4
56 (1)
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) ước 6 tháng năm 2019 đạt gần 26.677 tỷ đồng, tăng 9,30% so với cùng kỳ năm 2018. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt trên 6.236 tỷ đồng, giảm 2,42% so với cùng kỳ, làm giảm 0,63 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 10.295 tỷ đồng, tăng 20,52% so với cùng kỳ, đóng góp 7,18 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng; trong đó: ngành công nghiệp tăng 20,1% (đóng góp 4,93 điểm phần trăm), ngành xây dựng tăng 21,51%. Khu vực dịch vụ ước đạt gần 8.616 tỷ đồng, tăng 6,96% so với cùng kỳ, đóng góp 2,3 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm ước đạt hơn 1.529 tỷ đồng, tăng 7,84%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình ước 6 tháng năm 2019 (theo giá hiện hành) như sau: Ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,3%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 40,4%; ngành Dịch vụ chiếm 35,3%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp
Trồng trọt
Lúa và các loại cây trồng hàng năm:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân đạt 128.134 ha, giảm 461 ha (-0,36%) so với năm trước; trong đó: diện tích gieo trồng vụ đông đạt 36.123 ha, giảm 228 ha (-0,63%), diện tích gieo trồng vụ xuân đạt 92.011 ha, giảm 230 ha so với vụ xuân 2018.
Sản xuất lúa:
Tổng diện tích gieo trồng lúa vụ xuân đạt 77.589 ha, giảm 631 ha so với vụ xuân 2018. Diện tích giảm chủ yếu do một số nguyên nhân chính như quy hoạch mở rộng khu công nghiệp, thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đường giao thông nông thôn, quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi và dân cư (338 ha tại Thành Phố, Hưng Hà, Quỳnh Phụ); chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây hàng năm 257,4 ha; sang trồng cây lâu năm khác 31,9 ha; nuôi trồng thủy sản 3,2 ha...
Tuy diện tích gieo cấy lúa Xuân giảm song các địa phương đã chỉ đạo thực hiện tốt đề án sản xuất của tỉnh; các địa phương đã đầu tư các giống lúa phù hợp với đồng đất, các giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, cùng với đó là áp dụng tiến bộ kỹ thuật từ giống đến quy trình canh tác, vệ sinh an toàn thực phẩm vào sản xuất. Cơ cấu giống lúa toàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tịch cực: Các giống lúa chất lượng gạo ngon đạt 26.233 ha, chiếm 33,8% tổng diện tích; các giống lúa thuần có năng suất cao gồm BC15, TBR225, Thiên Ưu 8,... đạt 44.502 ha, chiếm 57,4% tổng diện tích; các giống khác đạt 6.864 ha, chiếm 8,8% tổng diện tích.
Sản xuất lúa vụ xuân năm nay gặp thời tiết diễn biến bất thường, khi bước vào vụ gieo cấy thời tiết nắng ấm, trái quy luật khiến cây lúa phát triển nhanh, trổ bông và cho thu hoạch sớm đã phần nào làm giảm năng suất. Ước tính năng suất lúa vụ xuân năm 2019 đạt 71,7 tạ/ha xấp xỉ vụ xuân 2018; sản lượng ước đạt 556,3 nghìn tấn, giảm 5 nghìn tấn so với vụ xuân 2018.
Sản xuất rau, đậu, hoa, cây cảnh:
Diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2019 đạt 50.545 ha, tăng 169 ha (+0,33%) so với cùng kỳ do diện tích đất lúa của các huyện chuyển sang gieo trồng rau màu. Diện tích rau, đậu, hoa các loại đạt 28.657 ha, tăng 1.934 ha; trong đó rau các loại đạt 27.440 ha, tăng 1.647 ha so với cùng kỳ. Tuy nhiên một số cây trồng chủ lực lại có xu hướng giảm như ngô đạt 8.451 ha, giảm 371 ha; khoai tây đạt 3.679 ha, giảm 1.687 ha so với cùng kỳ 2018.
Sản xuất rau màu vụ đông xuân năm nay thời tiết thuận lợi cho cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau màu. Năng suất các loại rau đạt bình quân 220,8 tạ/ha; sản lượng đạt 605,8 nghìn tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ.
Cây lâu năm:
Diện tích cây lâu năm ước đạt 8.234 ha, tăng 148 ha (+1,8%) bao gồm cả diện tích quất, đào và cây cảnh khác. Thời tiết năm nay diến biến phức tạp, mưa dài vào đúng dịp các loại cây ăn quả như nhãn, vải, xoài trổ bông nên phần nào cũng ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Ước tính sản lượng một số cây ăn quả 6 tháng đầu năm 2019 như chuối đạt 42.355 tấn, tăng 2,3%; thanh long đạt 420 tấn, tăng 8,8%, xoài đạt 467 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ 2018.
Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc:
Chăn nuôi trâu, bò: Tổng đàn trâu, bò tại thời điểm tháng 6/2019 ước đạt 54,4 nghìn con, tăng 3,2% so với cùng kỳ; trong đó đàn trâu ước đạt 6,1 nghìn con, tăng 3,1%; đàn bò ước đạt 48,3 ngìn con, tăng 3,2% so với cùng kỳ.
Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tháng 6/2019 ước đạt trên 0,8 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng quý II/2019 ước đạt 2,5 nghìn tấn, tăng 9,8% so với quý trước và tăng 4,0% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước đạt gần 4,8 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2018 (riêng sản lượng thịt bò do Công ty TNHH MTV chăn nuôi Việt Hùng sản xuất đạt 1.100 tấn, tăng 15,7% so với cùng kỳ 2018).
Chăn nuôi lợn: Hiện tại, tình hình chăn nuôi lợn đang gặp rất nhiều khó khăn, tổng đàn lợn giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn Châu Phi, tính đến ngày 09/6/2019 dịch bệnh đã xảy ra ở 281/282 xã, phường, thị trấn có nuôi lợn trên địa bàn 8 huyện, thành phố của tỉnh. Tổng số lợn đã tiêu hủy 349 nghìn con, trọng lượng tiêu hủy trên 17,5 nghìn tấn.
Đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 22 xã đủ điều kiện công bố hết dịch, các xã còn lại hiện vẫn có số lượng lợn phải tiêu hủy. Hiện các cơ quan chức năng vẫn khuyến cáo người chăn nuôi chưa thực hiện tái đàn ngay nên dự báo số lượng tái đàn trong những tháng cuối năm sẽ rất chậm và hạn chế.
Tổng đàn lợn tháng 6/2019 ước đạt 808,8 nghìn con (bao gồm cả lợn con chưa tách mẹ 150,6 nghìn con), giảm gần 33,0% so với cùng kỳ, trong đó lợn thịt ước đạt 531,0 nghìn con, giảm 31,3% so cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 6/2019 ước đạt gần 7,4 nghìn tấn, giảm 43,2% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý II/2019 ước đạt 26,8 nghìn tấn, giảm 46,6% so với quý trước và giảm 39,5% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt gần 77,0 nghìn tấn, giảm 18,6% so với cùng kỳ 2018.
Chăn nuôi gia cầm:
Do tình hình dịch bệnh ở lợn nên người chăn nuôi đang có xu hướng chuyển sang chăn nuôi gia cầm. Hiện tại chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra, giá bán thịt gia cầm ở mức ổn định, người chăn nuôi có lãi yên tâm sản xuất. Các hộ chăn nuôi quy mô số lượng đàn lớn tiếp tục đầu tư mở rộng, tăng quy mô đàn, hiện một số huyện có các hộ đầu tư quy mô lớn từ 10 nghìn con gia cầm trở lên như Hưng Hà, Thái Thụy, Vũ Thư,…
 Ước tính số lượng đàn gia cầm tại thời điểm tháng 6/2019 đạt 13,5 triệu con, tăng gần 6,2% so với cùng kỳ; trong đó số lượng đàn gà đạt 9,9 triệu con, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2018.
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tháng 6/2019 ước đạt 3,5 nghìn tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý II/2019 ước đạt 11,1 nghìn tấn, giảm 17,4% so với quý trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm quý II/2019 ước đạt 71,9 triệu quả, giảm 8,7% so với quý trước và tăng 3,9 % so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 24,5 nghìn tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm đạt 150,6 triệu quả tăng 3,3% so với cùng kỳ.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp:
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển tương đối khá, đặc biệt trong những năm gần đây chủ trương của tỉnh phát triển mạnh cơ giới hóa đưa vào sản xuất nông nghiệp như dịch vụ cày bừa, dịch vụ gieo cấy, thu hoạch,… Đặc biệt mô hình của HTX sản xuất kinh doanh DVNN Độc Lập, huyện Hưng Hà ngoài việc cung ứng tốt các khâu dịch vụ cho bà con nhân dân, còn mạnh dạn đưa dịch vụ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái vào sản xuất, 100% cơ giới hóa trong khâu làm đất, khâu thu hoạch và các dịch vụ diệt chuột tập trung mang lại hiệu quả rất cao.
     Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 tập trung vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng và tiếp tục chỉ đạo các xã ven biển tăng cường công tác quản lý, chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện trồng bổ sung rừng ngập mặn ven biển đạt kết quả tốt. Sáu tháng đầu năm 2019 đã trồng mới được 6,4 ha rừng, đạt 22,1% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác tháng 6/2019 ước đạt 487 m3, giảm 16,9% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước đạt 624 ste, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác quý II/2019 ước đạt 735 m3­, tăng 56,7% so với quý trước nhưng giảm 14,4% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước đạt 2.197 ste, tăng 8,6% so với quý trước nhưng giảm 1,7% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng năm 2019 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1204 m3, giảm 10,4%; sản lượng củi khai thác ước đạt 4.220 ste, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cây trồng phân tán nên sản lượng gỗ, củi khai thác rất hạn chế và dần có xu hướng cạn kiệt.
     Thủy sản
Sản xuất thủy sản phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Tổng sản lượng thủy sản tháng 6/2019 ước đạt 18,7 nghìn tấn, tăng 9,0% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản quý II/2019 ước đạt 57,6 nghìn tấn, tăng 2,2% so với quý trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 114,0 nghìn tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 46,4 nghìn tấn, tăng 6,1% ; tôm đạt 1,2 nghìn tấn, tăng 6,7%; thủy sản khác đạt 66,4 nghìn tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ.
   Khai thác
Thời tiết trong những tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác biển, tuy có một số ít ngày có ảnh hưởng của những trận mưa lớn biển động nhiều tàu thuyền không thể ra khơi đánh bắt song cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng khai thác chung của toàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 1.049 tàu thuyền tham gia khai thác biển trong đó tàu có công suất từ 90 CV trở lên chiếm 25% tổng số tàu khai thác, ngư trường chủ yếu là đanh bắt xa bờ, sản lượng bình quân là 5 – 7 tấn /tàu.
Sản lượng khai thác tháng 6/2019 ước đạt gần 7,4 nghìn tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 4,9 nghìn tấn, tăng 10,3%; tôm đạt 0,1 nghìn tấn, tăng 6,8%; thủy sản khác đạt 2,4 nghìn tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác quý II/2019 ước đạt 23,7 nghìn tấn, tăng 3,0% so với quý trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 14,8 nghìn tấn, tăng 4,0% so với quý trước và  tăng 10,3% so với cùng kỳ; tôm đạt 0,3 nghìn tấn, tăng 4,4% so với quý trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 8,6 nghìn tấn, tăng 1,3% so với quý trước và tăng 6,7% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng năm 2019 sản lượng khai thác ước đạt 46,8 nghìn tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 29,1 nghìn tấn, tăng 8,9%; tôm đạt 0,7 nghìn tấn, tăng 3,3%; thủy sản khác đạt 17,0 nghìn tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Nuôi trồng         
Tình hình thời tiết trong những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, dịch bệnh phát sinh không đáng kể, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Một số mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh xuất hiện thay thế dần phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, mang lại hiệu quả cao hơn.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 6/2019 ước đạt 11,3 nghìn tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 7,8 nghìn tấn, tăng 6,8%; tôm đạt 0,2 nghìn tấn, tăng 8,8%; thủy sản khác đạt 10,7 nghìn tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng quý II/2019 ước đạt 33,9 nghìn tấn, tăng 1,7% so với quý trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt gần 8,8 nghìn tấn, tăng 2,4% so với quý trước và  tăng 3,3% so với cùng kỳ; tôm đạt 0,3 nghìn tấn, tăng 19,1% so với quý trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 24,8 nghìn tấn, tăng 1,3% so với quý trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 sản lượng nuôi trồng ước đạt 67,2 nghìn tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt gần 17,3 nghìn tấn, tăng 1,8%; tôm  đạt 0,5 nghìn tấn, tăng 11,2%; thủy sản khác ước đạt 49,3 nghìn tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Hiện nuôi tôm đang bắt đầu vào mùa thu hoạch chính. Diện tích nuôi tôm sú đạt 2.622 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ; sản lượng tôm sú 6 tháng đầu năm ước đạt 0,2 nghìn tấn, tăng 4,0% so với cùng kỳ. Nuôi tôm thẻ chân trắng đang dần được các cơ sở mở rộng cả về diện tích và quy mô. Diện tích nuôi tôm thẻ đạt trên 360 ha, tăng 20,9% so với cùng kỳ; sản lượng 6 tháng đầu năm ước đạt 0,15 nghìn tấn, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Sản lượng nuôi ngao 6 tháng đầu năm ước đạt 47,7 nghìn tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ, hiện tại sản phẩm ngao của huyện Tiền Hải đã có chỉ dẫn địa lý để xuất khẩu sang Châu Âu. Hiện tỉnh có 2 công ty là Công ty Nghêu Việt Nam và Công ty Nghêu Thái Bình tham gia xuất khẩu sản phẩm. Ước tính 6 tháng đầu năm sản lượng ngao xuất khẩu đạt 0,95 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,08 nghìn USD.
Mô hình nuôi cá lồng tại Thái Bình vẫn tiếp tục phát triển tăng cả về quy mô và sản lượng, hiện toàn tỉnh có 568 lồng nuôi, thể tích đạt 63.240 m3 ­tập trung tại các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng, Vũ Thư... Năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 4 tấn/lồng, đối tượng nuôi chủ yếu là cá diêu hồng, cá lăng chấm, cá trắm, cá chép giòn. Sản lượng nuôi cá lồng 6 tháng đầu năm ước đạt 0,82 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ đã góp phần đáng kể vào kết quả tăng trưởng của ngành thủy sản 6 tháng năm 2019.
             Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6/2019 ước tăng hơn 5,2% so với tháng trước và tăng hơn 27,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng như:
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng hơn 65,1%;
- Ngành khai khoáng tăng 2%;
- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 20,8% so cùng kỳ năm 2018 trong đó:
+ Sản xuất kim loại tăng 40,6%.
+ Dệt tăng hơn11,3%.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử  lý rác tăng hơn 5,8%;
* Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý II ước tăng 20% so với  cùng kỳ năm trước. Ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng như:
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng hơn 24,6% so với cùng quý năm trước.
- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 19,7% so với cùng quý năm trước trong đó:
+ Sản xuất xe có động cơ tăng hơn 74,7%.
+ Sản xuất kim loại tăng 60,8%.
+ Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 49,1%.
+ Dệt tăng hơn11,3%.
- Ngành khai khoáng tăng 1,8%.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử  lý rác tăng 4,8%.
*Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, IIP tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2018 trong đó:
- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 17,6% trong đó một số ngành sản xuất tăng cao như so với cùng kỳ năm trước:
+ Sản xuất kim loại tăng 69,7%.
+ Ngành chế biến thực phẩm tăng hơn 10,1%.
+Ngành dệt tăng hơn 9,4%.
- Ngành sản xuất và phân phối khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 7,2%.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng hơn 2,5%;
- Ngành khai khoáng tăng  gần 1%.
Tháng 6 năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng mạnh so với cùng kỳ như: tàu đánh bắt thủy hải sản, các loại tàu chuyên dụng ước đạt 5.426 triệu đồng, tăng 5 lần; loa đã hoặc chưa lắp đặt vào hộp loa ước đạt 1.800 nghìn cái, tăng hơn 2 lần; bộ đèn sử dụng cho cây NOEL ước đạt 148,6 nghìn bộ, tăng 79,2%; điện sản xuất ước đạt 413 triệu Kwh, tăng 77,3%; sản phẩm thép cán ước đạt 39.216,9 tấn, tăng 70%; sản phẩm polyaxetal, polyete và nhựa epoxy dạng nguyên ước đạt 2.519 tấn, tăng  41,2%; bộ complê, quần áo đồng bộ, áo jacket ước đạt 2.027,3 nghìn cái, tăng 29,7%; tấm lát đường và vật liệu lát, ốp lát ước đạt 2.562,7 nghìn m2, tăng 19,8%; cần gạt nước, sương, tuyết trên kính chắn ước đạt 545 nghìn cái, tăng 19,8%; bia chai ước đạt 3.094 nghìn lít, tăng 8,1%; điện thương phẩm ước đạt 260 triệu Kwh, tăng 7%; bia hơi ước đạt 2.920 nghìn lít, tăng 6%... Bên cạnh đó cũng còn một số sản phẩm giảm trong tháng như: tôm đông lạnh ước đạt 50 tấn, giảm 28,9%; tai nghe khác ước đạt 7.309 nghìn cái, giảm 27,8%; bia dạng lon ước đạt 4.350 nghìn lít, giảm 15,3% so với cùng kỳ...
Trong Quý II năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng cao so với cùng kỳ như: sản phẩm loa đã và chưa lắp vào hộp loa ước đạt 4.664 nghìn cái, tăng gần 3 lần; sản phẩm thép cán ước đạt 123 nghìn tấn,tăng gần 77%; sản phẩm cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại ước đạt 4.215 tấn, tăng 65,1%; sản phẩm thức ăn cho gia cầm ước đạt gần 15 nghìn tấn, tăng 55,1%; sản phẩm Nitơrat Amoni ước đạt trên 53 nghìn tấn, tăng 54,3%; sản phẩm cần gạt nước ước đạt 1.547 nghìn cái, tăng 29,7%; sản phẩm bia dạng lon ước đạt 13.318 nghìn lít, tăng 12,3%... Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm có tốc độ giảm so với cùng kỳ như: điện sản xuất ước đạt 113,8 triệu kwh, giảm 87%; sản phẩm sứ vệ sinh ước đạt 766,8 nghìn cái giảm 47,4% so với cùng kỳ...
6 tháng năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng mạnh so với cùng kỳ như: cần gạt nước, sương, tuyết trên kính chắn ước đạt 2.889 nghìn cái tăng 104%; thép cán ước đạt 190,2 nghìn tấn tăng 98,1%; cấu kiện nhà lắp sẵn băng kim loại ước đạt 7.927 tấn, tăng 83,5%; thức ăn cho gia cầm ước đạt 29.251 tấn, tăng 53,7%; Nitơrat Amoni ước đạt 94.793 tấn, tăng 46,7%; sắt không hợp kim dạng thoi đúc hoặc dạng thô khắc ước đạt 327.086 tấn, tăng 40,7%; polyaxetal, polyete và nhựa epoxy dạng nguyên ước đạt 12.183 tấn, tăng 17,7%; bia dạng lon ước đạt 27.662 nghìn lít, tăng 11,7%... Bên cạnh đó cũng còn một số san phẩm giản trong 6 tháng như: khí và dạng khí tự nhiên ước đạt 12,9 triệu m3, giảm 38,9%; bia chai ước đạt 8.473 nghìn lít, giảm 18,4%; sản phẩm sứ vệ sinh ước đạt 2.452 nghìn cái, giảm 4% so với cùng kỳ…
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6 năm 2019 giảm hơn 3,2% so với tháng trước và tăng hơn 22,5 % so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo tính đến tháng 6 năm 2019 tăng  hơn 6,5 so với tháng trước và tăng hơn 30,6% so với  cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2019 tăng hơn 4,7 so với cùng thời điểm năm trước. Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm hơn 7,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 9,5% so với cùng kỳ năm 2018. 
 Đầu tư
Tháng 6/2019 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 378,5 tỷ đồng, tăng hơn 12,5% so với tháng trước, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt trên 132 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với tháng trước và tăng hơn 53,5% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 80,2 tỷ đồng, tăng hơn 13,2% so với tháng trước và tăng hơn 22,2% so với cùng kỳ; vốn ngân sách cấp xã ước đạt trên 91,3 tỷ đồng, tăng hơn 12,3% so với tháng trước và tăng hơn 32,6% so với cùng kỳ.
Trong quý II năm 2019, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt trên 1.018 tỷ đồng, tăng hơn 34,1% so với quý trước, tăng hơn 23,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 555,4 tỷ đồng, tăng hơn 30,8% so với quý trước và tăng hơn 25,6% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 215,4 tỷ đồng, tăng 32% so với quý trước và tăng hơn 17,2% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 247,2 tỷ đồng tăng hơn 22,8% so với quý trước và tăng hơn 24,5% so với cùng kỳ năm 2018.
6 tháng năm 2019 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 1.398,7 tỷ đồng, giảm hơn 3,3% so với  cùng kỳ năm 2018. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt trên 743tỷ đồng, giảm 2,6%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 298,3 tỷ đồng, giảm hơn 7%; vốn ngân sách cấp xã ước đạt trên 357,2 tỷ đồng, tăng hơn 12,3% giảm 1,7% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Quý II năm 2019 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 13.184 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 1.198 tỷ đồng, tăng 20,2%; vốn vay từ các nguồn khác ước đạt 558 tỷ đồng, tăng hơn 8,8%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (vốn tự có) ước đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 12,4 lần; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 9.030 tỷ đồng, tăng hơn 4,3%; vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 643 tỷ đồng, giảm 3%; vốn huy động khác ước đạt 267 tỷ đồng, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
6 tháng đầu năm 2019 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 23.330 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 2.105 tỷ đồng, tăng  hơn 18,4%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước ước đạt 308 tỷ đồng, tăng hơn 69,4%; vốn vay từ các nguồn khác ước đạt 1.023 tỷ đồng, tăng hơn 9,3%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (vốn tự có) ước đạt 1.992 tỷ đồng, tăng 6 lần; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt trên 16.186 tỷ đồng, tăng 11%; vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 1.185 tỷ đồng, tăng hơn 45%; vốn huy động khác ước đạt 532 tỷ đồng, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý II năm 2019, một số dự án FDI được thi công và đã hoàn thành một phần hạng mục chính để đưa vào sản xuất như: Công ty Toyoda Goise với tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng đã hoàn thành một phần và đi vào hoạt động trong tháng 5/2019; dự án nhà máy sản xuất giày da cao cấp Creative source Việt Nam, tổng mức đầu tư 85 tỷ, sơ bộ đạt gần 70 tỷ và một số phân xưởng đã đi vào sản xuất; dự án công ty Jeil Jersey Vina sau 2 lần bổ sung vốn đầu tư (tổng mức đầu tư hiện tại là gần 171 tỷ đồng) đã sơ bộ hoàn thiện và đang trong quá trình tuyển chọn công nhân để đi vào sản xuất; công ty Giầy Victory Việt Nam, vốn đầu tư hơn 65 tỷ, sơ bộ đạt 85% và đang triển khai tuyển chọn công nhân để đi vào hoạt động trong cuối quý II; dự án sản xuất giày của công ty Tiên Phong, vốn đầu tư hơn 132 tỷ đồng, sơ bộ đến tháng 6/2019 đạt hơn 89 tỷ, dự án Công ty Innoflow Vina, vốn đầu tư 90 tỷ, thực hiện quý II ước đạt 8 tỷ; Dự án may và in của công ty Nox Vina với vốn đầu tư hơn 380 tỷ, sơ bộ đến nay đạt gần 110 tỷ đồng…
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 348/QĐ-TTg, có chiều dài 34,42km, trong đó điểm đầu tại km9+76 đấu nối với điểm cuối dự án tuyến đường ven biển thành phố Hải Phòng và 9km thuộc địa phận tỉnh Thái Bình, điểm cuối tại km43+577 đấu nối với điểm đầu dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 3.872 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2019 đến năm 2021. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc đạt  80km/giờ. Để thực hiện dự án, về mặt bằng sẽ phải giải phóng, thu hồi đất của 6 xã thuộc huyện Thái Thụy, 13 xã thuộc huyện Tiền Hải và 1 xã thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Riêng phần giải phóng mặt bằng 6 xã của huyện Thái Thụy đã triển khai trên cả 6 xã với tổng vốn 120 tỷ, sơ bộ đền tháng 6 đạt 40 tỷ, dự kiến giữa quý 3 năm nay sẽ xong phần mặt bằng địa phận huyện Thái Thụy.
Đoạn 9km điểm cuối dự án tuyến đường ven biển thành phố Hải Phòng thuộc địa phận tỉnh Thái Bình đến nay đã thực hiện xong phần giải phóng mặt bằng với vốn đầu tư thực hiện 226 tỷ.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đối với phần đất nông nghiệp đã hoàn thành chi trả tiền đền bù trên 90% diện tích đất thu hồi, tương ứng khoảng 30/34,42km; đối với phần đất ở, các địa phương đang tiến hành kiểm đếm, lên phương án đền bù tài sản trên đất đồng thời tiến hành xây dựng các khu tái định cư. Đối với những diện tích phải giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nam Định, đang hoàn thiện hồ sơ trích lục, trích đo địa chính.
Dự án bệnh viện Đa khoa quốc tế 1.000 giường khởi công giữa tháng 2, tính đến tháng 6 dự án đang dần hoàn thiện nhà điều hành và phần tường bao, đã xong phần chuẩn bị mặt bằng đang triển khai ép cọc khởi công xây dựng…Dự án bệnh viện Đa khoa Quốc tế 1.000 giường nằm trong chủ trương xã hội hóa Y tế theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15-12-2014 của Chính phủ, đồng thời là dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư của tỉnh Thái Bình nhiều năm nay. Tọa lạc tại khu Trung tâm Y tế tỉnh (phường Trần Lãm và xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình), dự án có quy mô 12ha và tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 3.722 tỷ đồng. Dự án sẽ bao gồm 9 hạng mục chính, trong đó có khu nhà khám liên khoa; khu vực khoa truyền nhiễm và khoa chống truyền nhiễm; khu công trình hạ tầng kỹ thuật; nhà dịch vụ tổng hợp và bán trú; cây xanh cảnh quan…Dự án được xây dựng với mục tiêu trở thành một bệnh viện đa khoa hạng I với số lượng 1.000 giường bệnh và các chuyên khoa sâu tương đương bệnh viện tuyến trung ương. Với quy mô này, đây là dự án bệnh viện đa khoa lớn nhất tại tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh lân cận, đồng thời cũng là bệnh viện được xây theo mô hình bệnh viện - khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, cao cấp hàng đầu tại địa phương.
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ, tiến độ giải phóng mặt bằng cho dân tính đến tháng 6 đã xong phần  đền bù, tái định cư cho các hộ dân cư; dự kiến quý 2 thi công xây dựng hạ tầng khu công nghiệp ước đạt 150 tỷ. Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ có quy mô 194,36ha, được lập trên địa giới hành chính các xã An Thái, An Ninh, An Cầu. Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp với các ngành nghề chủ yếu: sản xuất, cung cấp vật tư nông nghiệp; nghiên cứu, thực nghiệm các loại giống lúa, ngũ cốc; đào tạo nhân sự cho sản xuất nông nghiệp; xây dựng hệ thống kho chứa, bảo quản nông sản, hệ thống nhà máy sấy và xay sát lúa gạo, hệ thống nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm.
Dự án đường 221A được khởi công xây dựng trong giữa quý 2/2018 (hiện nay đã xong phần giải phóng 4 xã Tây Giang, Đông Lâm, Nam Thắng, Nam Phú Huyện Tiền Hải); dự án cải tạo nâng cấp đường 221A có ý nghĩa quan trọng đối với công tác cứu hộ, cứu nạn phát triển kinh tế biển, bảo đảm an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh. Tuyến đường xây dựng từ Thị trấn Tiền Hải đến Khu du lịch sinh thái Cồn Vành theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Tổng mức đầu tư của dự án trên 721 tỷ đồng, theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT).
 Dự án  sản xuất chíp thạch anh Quartzron Việt Nam tại Vũ Thư, mức đầu tư gần 100 tỷ, thực hiện sơ bộ quý II đạt hơn 38 tỷ đồng;
Dự án nhà máy kéo sợi của công ty Hưng Phát tại Vũ Thư, mức đầu tư gần 160 tỷ đồng,dự tính quý II thực hiện hơn 47 tỷ đồng;
 Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Vũ Hội của công ty Xuân Trường, mức đầu tư gần 75 tỷ đồng, sơ bộ quý II đạt  21 tỷ đồng;
Dự án xây dựng nhà xưởng của công ty Nokite tại Kiến Xương, mức đầu tư 87 tỷ đồng, sơ bộ quý II đạt 13 tỷ đồng;
Dự án xưởng sản xuất của công ty cơ khí Tam Long, mức đầu tư 132 tỷ đồng, sơ bộ quý II đạt 27 tỷ đồng;
Dự án nhà xưởng công ty TH truemilk tại Kiến Xương, mức đầu tư 152 tỷ, sơ bộ quý II đạt 30 tỷ đồng;
Dự án nhà xưởng sản xuất của công ty Nguyên Đức huyện Kiến Xương, mức đầu tư 50 tỷ, sơ bộ quý II đạt gần 14 tỷ;
Dự án xây dựng khu thể thao, bơi lội tại xã Hòa Bình huyện Vũ Thư của Công ty Đại Thành Long, mức đầu tư gần 23 tỷ, thực hiện quý II ước đạt gần 5 tỷ đồng;
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp của công ty Trường An huyện Quỳnh Phụ, vốn đầu tư gần 104 tỷ đồng, sơ bộ quý II đạt gần 35 tỷ đồng;
Dự án nhà xưởng công ty Giầy da xuất khẩu xã Dũng Nghĩa huyện Vũ Thư, mức đầu tư gần 151 tỷ đồng, thực hiện quý II sơ bộ đạt 3,5 tỷ đồng;
Dự án nhà máy sợi Hương Sen tại huyện Quỳnh Phụ, mức đầu tư hơn 355 tỷ đồng, sơ bộ quý II đạt 125 tỷ đồng;
Dự án nhà máy gia công giầy của công ty Kim Vận Tại Thái Thụy, mức đầu tư hơn 236 tỷ đồng, sơ bộ quý II đạt 30 tỷ đồng;
Dự án nhà máy gia công giầy của công ty Kim Vận tại Hưng Hà, mức đầu tư hơn 210 tỷ đồng, sơ bộ quý II đạt 68 tỷ đồng.
*Tính đến đầu tháng 6 năm 2019 đã cấp 375 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, 34 chi nhánh, 08 văn phòng đại diện với số vốn đăng ký đạt trên 3.837 tỷ đồng. Xác nhận Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động: 98  doanh nghiệp; doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 22 doanh nghiệp. Trong đó thu hồi GCN ĐKKD do DN giải thể là 22 doanh nghiệp.
* Trong tháng 6 năm 2019 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới không phát sinh. Tính đến thời điểm này có 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 15,1 triệu USD với mục đích đầu tư là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Nước đầu tư là Hàn Quốc và Hong Kong. Hình thức đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài  
*Tình hình xây dựng thực hiện trong quý II năm 2019 như sau:

- Công trình đường ĐH 60 giai đoạn 3 kế hoạch 55,7 tỷ đồng thực hiện đạt 9 tỷ đồng do công ty TNHH đầu tư xây dựng Thủy Sơn thi công.
- Công trình nhà xưởng Công ty may Hà Thành kế hoạch 72 tỷ đồng thực hiện đạt 5 tỷ đồng do công ty cổ phần xây lắp và đầu tư 151 thi công.
- Công trình nhà máy sản xuất VLXD- kết cấu gạch không nung Hưng Hà kế hoạch 26,4 tỷ đồng thực hiện đạt 13,5 tỷ đồng do công ty cổ phần Đông Đô Thái Bình thi công.
- Công trình Bệnh viện mắt Thái Bình kế hoạch 10,8 tỷ đồng thực hiện đạt 2,3 tỷ đồng do công ty cổ phần xây dựng và thương mại Đại Hùng thi công.
- Công trình đường Hòa Bình- Tây Đô kế hoạch 52,8 tỷ đồng thực hiện đạt 5,7 tỷ đồng do công ty TNHH xây dựng Tiến Phú thi công.
- Công trình quy hoạch cụm công nghiệp Tiền Phong kế hoạch 40 tỷ đồng thực hiện đạt 6 tỷ đồng do công ty TNHH xây dựng Xuân Trang thi công.
- Công trình đường ĐH 64 kế hoạch 64 tỷ đồng thực hiện đạt 9 tỷ đồng do công ty TNHH Đông Bắc thi công.
- Công trình đường Quang Minh- Quang Trung  kế hoạch 30,7 tỷ đồng thực hiện đạt 13 tỷ đồng do công ty TNHH Thuận Duy thi công.
- Công trình nhà làm việc các cơ quan huyện ủy Tiển Hải kế hoạch 90,7 tỷ đồng  thực hiện đạt 21,7 tỷ đồng do công ty cổ phần đầu tư  xây dựng và thiết kế Phú Thăng Long thi công.
Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính 6 tháng năm 2019 đạt trên 9.227 đồng, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: thu nội địa ước đạt 3.241 tỷ đồng, tăng 31,1%; thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt 550 tỷ đồng, giảm 37,4%; trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt 3.155 tỷ đồng giảm 10,5%...
Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 6 tháng năm 2019 ước đạt trên 5.90 tỷ đồng, giảm 4,0% so với cùng kỳ; trong đó: chi phát triển kinh tế ước đạt 2.513 tỷ đồng, giảm 12%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 3.285 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước...
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tháng 06/2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 3.610,7 tỷ đồng, giảm 0,4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế Nhà nước ước đạt 54,2 tỷ đồng giảm gần 0,1% so với tháng trước và giảm 7% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế Ngoài nhà nước ước đạt 3.555 tỷ đồng, giảm 0,4% so với tháng trước và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,6 tỷ đồng bằng tháng trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 3.134,7 tỷ đồng giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 12,7 tỷ đồng giảm 4,8% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 264,2 tỷ đồng, giảm 1,7% so với   tháng trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 3,3 tỷ đồng tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 195,7 tỷ đồng, giảm 0,5% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.134,7 tỷ đồng, giảm 0,2% so với tháng trước. Chia theo nhóm ngành hàng bán lẻ  ngành hàng tăng so với tháng trước như: Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 444,1 tỷ đồng (+1,3%); nhóm ô tô các loại ước đạt 46,4 tỷ đồng(+0,9%); nhóm nhiên liệu khác ước đạt 37,2 tỷ đồng (+0,8%); nhóm xăng dầu các loại ước đạt 527,2 tỷ đồng (+0,3%);…Bên cạnh đó nhóm ngành hàng giảm như: Nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục ước đạt 25,7 tỷ đồng(-2,3%); nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình ước đạt 399,3 tỷ đồng (-2,2%); nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 941,7 tỷ đồng (-1%);...  
            Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước quý II năm 2019 đạt 10.837,3 tỷ đồng, tăng 9,8% so với quý trước và tăng 10,8% so với cùng quý năm trước. Trong đó: Kinh tế Nhà nước ước đạt 162,5 tỷ đồng, giảm 2,9% so với quý trước và giảm 7% so với cùng quý năm trước; kinh tế Ngoài nhà nước ước đạt 10.670,2 tỷ đồng, tăng 10% so với quý trước và tăng 11,1% so với cùng quý năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 4,6 tỷ đồng, tăng 7,5% so với  quý trước và tăng 8,1% so với cùng quý năm trước.
Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 9.394 tỷ đồng, tăng 10,04% so với quý trước và tăng 10,9% so với cùng quý năm trước; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 39,8 tỷ đồng, tăng 5,1% so với quý trước và tăng 14% so với cùng quý năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 803,7 tỷ đồng; tăng 8,3% so với quý trước và tăng 9,5% so với cùng quý năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 9,9 tỷ đồng  tăng 6,8% so với quý trước và tăng 7% so với  cùng quý năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 590 tỷ đồng, tăng 8,3% so với  quý trước và tăng 10,3% so với cùng quý năm trước.
 Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước quý II năm 2019 đạt 9.394 tỷ đồng, tăng 10,05% so với quý trước và tăng 11% so với cùng quý năm trước. Chia theo nhóm ngành hàng bán lẻ ngành hàng tăng so với quý trước như: Nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 171,2 tỷ đồng (+22,1%); nhóm xăng dầu các loại ước đạt 1.571 tỷ đồng (+17,9%); nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình ước đạt 1.197 tỷ đồng (+16,3%);..; Bên cạnh đó nhóm ngành hàng giảm như: Nhóm ô tô các loại ước đạt 138,6 tỷ đồng (-17,1%); nhóm hàng may mặc ước đạt 403,2 tỷ đồng (-6,1%); nhóm nhiên liệu khác ước đạt 110,8 tỷ đồng (-3,8%).
Chia theo nhóm ngành hàng bán lẻ ngành hàng tăng so với cùng quý trước như: Nhóm xăng dầu các loại ước đạt 1.571 tỷ đồng (+33%); nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 171,2 tỷ đồng (+27%); nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình ước đạt 1.197 tỷ đồng (+15%);..; Bên cạnh đó nhóm ngành hàng giảm như: Nhóm ô tô các loại ước đạt 138,6 tỷ đồng (-24%); nhóm nhiên liệu khác ước đạt 110,8 tỷ đồng (-7%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước 6 tháng đầu năm 2019 đạt 21.803,2 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế Nhà nước ước đạt 326 tỷ đồng, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế Ngoài nhà nước ước đạt 21.468,2 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 9,1 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 18.943,3 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 80,2 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 1.569,3 tỷ đồng; tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 17,9 tỷ đồng  tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 1.192,5 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
 Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước 6 tháng đầu năm 2019 đạt 18.943,3 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Chia theo nhóm ngành hàng bán lẻ, ngành hàng tăng so với cùng kỳ năm trước như: Nhóm xăng dầu các loại ước đạt 3.134,5 tỷ đồng (+24,6%); Nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 344,4 tỷ đồng (+24,4%);  nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình ước đạt 2.479,1 tỷ đồng (+15,5%);..; Bên cạnh đó nhóm ngành hàng giảm như: Nhóm ô tô các loại ước đạt 275,3 tỷ đồng (-22,1%); nhóm nhiên liệu khác ước đạt 217 tỷ đồng (-5,4%); nhóm hàng may mặc ước đạt 814,3 tỷ đồng (-2,8%);

 Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Xuất khẩu:
Tháng 06/2019, trị giá xuất khẩu ước đạt 138 triệu USD, tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế:  Kinh tế nhà nước trị giá xuất khẩu ước đạt 0,04 triệu USD tăng 9,3% so với tháng trước và giảm 85% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế tư nhân ước đạt 78,8 triệu USD, tăng 4,9% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 59 triệu USD, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng có giá trị xuất khẩu tháng 06/2019 tăng so với tháng trước  như: Sắt thép (+20,9%); sản phẩm mây tre cói thảm (+13,3%); xơ, sợi dệt các loại (+8,7%);…Bên cạnh đó còn có mặt hàng giảm: Hàng hóa khác (-2,5%).
Trị giá xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 738,4 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước ước đạt 0,08 triệu USD, giảm 95,8% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế tư nhân ước đạt 409,8 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 328,5 triệu USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm  trước như: Sắt thép tăng gấp 5 lần; sản phẩm gỗ (+38,7%); sản phẩm từ sắt thép (+26,4%); hàng dệt may (+15%);... Bên cạnh đó mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Hàng thủy sản (-42,3%); sản phẩm gốm sứ (-36,1%); xơ, sợi dệt các loại  (-10,2%);...
Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu tháng 06/2019 ước đạt 140,6 triệu USD, tăng 10,2% so với tháng trước và giảm 1,2 % so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân trị giá nhập khẩu ước đạt 73,8 triệu USD, tăng 7% so với tháng trước và giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 66,8 triệu USD, tăng 14% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu tháng 06/2019 tăng so với tháng trước như: Phế liệu sắt thép(+35,8%); xăng dầu các loại (+31,5%); nguyên phụ liệu dệt may (+10,3%)…Bên cạnh đó còn có mặt hàng giảm: Bông các loại (-27,8%); sắt thép các loại (-17,9%).
     Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 779,7 triệu USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước trị giá nhập khẩu ước đạt 0,13 triệu USD, giảm 92,3% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế tư nhân ước đạt 458 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 321,6 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm trước như: Nguyên phụ liệu dệt may (+78,6%); vải các loại (+47,1%);  sắt thép các loại (+35%);... Bên cạnh đó mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Hóa chất(-65,9%); phế liệu sắt thép (-38%); hàng thủy sản (-13,3%);...

 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2019 giảm 0,18% so với tháng trước (khu vực thành thị giảm 0,29%; khu vực nông thôn giảm 0,17%); tăng 1,03% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 2,94% so với cùng tháng năm trước. Nhóm hàng có chỉ số giảm so với tháng trước như: nhóm “nhà ở, điện nước, chất đốt” giảm 0,39%; “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” giảm 0,18%; “giao thông” giảm 1,49%...Một số nguyên nhân tác động đến chỉ số giá tháng 6 giảm so với tháng trước như: vụ lúa Xuân đã thu hoạch xong nên giá gạo giảm kéo theo chỉ số giá lương thực giảm so với tháng trước; giá xăng, dầu được điều chỉnh vào 2 đợt 02/6 và 18/6: giá xăng 95 giảm 1.280 đồng/lít, xăng E5 giảm 1.250 đồng/lít, dầu diezen giảm 960 đồng/lít dẫn tới chỉ số giá nhiên liệu giảm đã góp phần làm giảm chúng CPI so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng năm 2019 tăng 3,34% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có chỉ số tăng cao như: “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” tăng 1,42%; “nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng” tăng 11,97%; “giáo dục” tăng 6,26%; ... tuy nhiên một số nhóm hàng chỉ số tiêu dùng lại giảm như: “thuốc và dịch vụ y tế” giảm 1,02%; “giao thông” giảm 0,5%...

 Vận tải và dịch vụ hỗ trợ
Vận tải hành khách
Tháng 06/2019, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 134,6 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 1,84 triệu người tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước; số lượt khách luân chuyển ước đạt 209,3 triệu người.km, tăng 0,3% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 5,8%.
 Ước quý II năm 2019 doanh thu vận tải hành khách đạt 405 tỷ đồng, tăng 11,1% so với quý trước và tăng 12,6% so với cùng quý năm trước; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 5,5 triệu người, tăng 6,8% so với quý trước và tăng 13,2% so với cùng quý năm trước; số lượt khách luân chuyển ước đạt 626,2 triệu người.km so với quý trước tăng 7,9% và so với cùng quý năm trước tăng 6,8%.
Doanh thu vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 801,5 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 10,8 triệu người, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 1.210,7 triệu người.km so với cùng kỳ năm trước tăng 7,3%.
Vận tải hàng hoá
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 06/2019 ước đạt 325,1 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2018. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt hơn 1,9 triệu tấn, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt hơn 765,8 triệu tấn.km, tăng 6,2% so với tháng trước, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hóa quý II năm 2019 ước đạt 960 tỷ đồng, tăng 15% so với quý trước và tăng 7,5% so cùng quý năm trước. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 5,6 triệu tấn, tăng 13,1% so với quý trước và tăng 8,1% so với cùng quý năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt hơn 2.143 triệu tấn.km, tăng 24,4% so với quý trước và tăng 2,7% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1.927,2 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2018. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 11,4 triệu tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 4.316 triệu tấn.km, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 06/2019 ước đạt 4,5 tỷ đồng, tăng 20,3% so với tháng trước và tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
Quý II năm 2019 doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 11,5 tỷ đồng, tăng 19,4% so với quý trước và tăng 10,3% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 22,6 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
 
Một số tình hình xã hội
Lao động và việc làm:
6 tháng đầu năm 2019, Sở Lao động thương binh và xã hội đã tiếp nhận và giới thiệu 09 doanh nghiệp có chức năng về tuyển chọn lao động, đào tạo, cung ứng cho thị trường lao động trong và ngoài nước, nâng số doanh nghiệp đang hoạt động tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh lên 62 doanh nghiệp (tăng 13 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước). Cấp giấy phép lao động cho 113 lao động là người nước ngoài đến làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh. Thực hiện trợ cấp thất nghiệp cho khoảng 3.300 trường hợp laođộng thất nghiệp.
Ước 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 17.420 lao động (đạt 52,78% kế hoạch năm, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: việc làm tại địa phương 12.600 lao động, lao động làm việc tại tỉnh ngoài 3.150, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 1.670 lao động.
6 tháng đầu năm 2019, có 3.500 lao động của 20 doanh nghiệp được huấn luyện về ATVSLĐ; 372 máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ của 22 doanh nghiệp được kiểm định, khai báo.
 Trợ cấp xã hội:
Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. 6 tháng đầu năm 2019, Sở Lao động thương binh và xã hội đã phối hợp thực hiện cấp 26.5389 thẻ BHYT cho đối tượng hộ nghèo với kinh phí 5.600 triệu đồng, 35.877 thẻ BHYT cho đối tượng hộ cận nghèo với tổng kinh phí 6.900 triệu đồng. Hỗ trợ 2.903 hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn tín dụng với số tiền 129.862 triệu đồng. Thực hiện miễn, giảm học phí cho 8.698 lượt học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hỗ trợ chi phí học tập cho 6.137 lượt học sinh trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Tài chính cấp kinh phí hỗ trợ tiền điện cho 21.213 hộ nghèo với tổng kinh phí hơn 6.744 triệu đồng.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Sở đã phối hợp với Ban đại diện hội người cao tuổi tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố tổ chức mừng thọ, chúc thọ cho 36.998 người cao tuổi với kinh phí hơn 13 tỷđồng; phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể thăm, tặng  54.0000 suất quà cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với kinh phí 19 tỷđồng (đảm bảo 100% hộ nghèo được tặng quà).
 Lĩnh vực người có công:
Trong 6 đầu năm đã thực hiện chế độ trợ cấp thường xuyên cho 67.500 đối tượng với tổng kinh phí gần 823.776 triệu đồng; Giải quyết chế độ con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chấtđộc hóa học cho 14 trường hợp, chế độ người hoạtđộng kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 45 trường hợp; giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng cho 35 trường hợp thân nhân người có công từ trần; thực hiện chế độ mai táng phí cho trên 1.500 trường hợp, giải quyết chế độ trợ cấp một lần 3 tháng đối với 480 trường hợp thân nhân người có công từ trần.. Tiến hành sửa đổi thông tin cá nhân cho 77 trường hợp, di chuyển 129 hồ sơ người có công, chuyển quyền thờ cúng liệt sỹ cho 144 trường hợp, thực hiện chế độ BHYT cho trên 100 ngàn người có công và thân nhân, thực hiện sao lục và cung cấp bản sao 658 hồ sơ người có công.
Thực hiện Đề án hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho người có công với cách mạng, trong 6 tháng đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách, cấp kinh phí cho 1.116 hộ gia đình người có công với cách mạng, kinh phí 32.820 triệu đồng (trong đó: xây mới 525 hộ, sửa chữa 591 hộ). Triển khai 02 đợt kiểm tra, thẩm định hồ sơ hộ người có công đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ở tại 8/8 huyện, thành phố. Hướng dẫn các huyện, thành phố hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định và  tục trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách hộ gia đình người có công với cách mạng đủ điều kiện đề nghị hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho 896 hộ (trong đó 487 hộ xây mới, 409 hộ sửa chữa); hộ tự bỏ kinh phí xây mới, sửa chữa đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở 311 hộ (xây mới 188 hộ, sửa chữa 123 hộ).
Nhân dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho tỉnh, phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho đối tượng chính sách người có công với tổng kinh phí trên 70 tỷ đồng (trong đó quà của Chủ tịch nước cho 84.664 đối tượng với kinh phí trên 17,4 tỷ đồng; quà của Tỉnh ủy - HĐND, UBND tỉnh cho 92.316 đối tượng với kinh phí gần 37 tỷ đồng; các huyện, thành phố trích gần 16 tỷ đồng tặng trên 92.000 suất quà cho các đối tượng chính sách người có công).
 Các đối tượng bảo trợ khác
Các cơ sở cai nghiện thực hiện công tác cai nghiện ma túy, quản lý 277 đối tượng người nghiện. 6 tháng đầu năm 2019, tiếp nhận vào cơ sở cai nghiện 94 trường hợp; tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho gần 300 người nghiện ma túy; lập 101 hồ sơ đưa người vào cai nghiện bắt buộc.
Nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, toàn tỉnh có trên 42.000 trẻ em được tặng quà với kinh phí trên 9 tỷ đồng; duy trì nuôi dưỡng, chăm sóc trên 150 trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh và làng trẻ em SOS.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có 11 trẻ em tử vong do đuối nước, có 27 trẻ em nhiễm HIV/AIDS (27 em được điều trị thuốc ARV tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh). Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng "Ngôi nhà an toàn" phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tham mưu tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em năm 2019.
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Tình hình dịch bệnh:
- Trong tháng 5/2019, trên địa bàn tỉnh không phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm A/H5N1, H7N9, Viêm não virus, bệnh dại, bệnh tả, không có tử vong do dịch; Qua giám sát ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm như: 05 trường hợp mắc Sốt xuất huyết(Xét nghiệm 2/4 trường hợp dương tính);34 trường hợp sốt phát ban nghi Sởi (xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ); 65 trường hợp mắc hội chứng Cúm; 11 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (chủ yếu ở ở độ I và 2a);
Sở Y tế tổ chức phân công cán bộ trực dịch theo dõi, nắm tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 24/24 giờ; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Tăng cường công tác theo dõi, giám sát, phát hiện bệnh dịch để ứng phó kịp thời, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch bùng phát.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:
 - Thực hiện tốt công tác tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh đảm bảo ATVSTP cho người dân trong tỉnh đặc biệt trong thời gian diễn ra Đại lễ Phật đản (Vesak). Phối hợp liên ngành trong triển khai đồng bộ các hoạt động kiểm tra, giám sát, kết quả: 19/44 (43,2%) cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đạt chất lượng. Triển khai thực hiện nhiều hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì ATTP năm 2019 (Tổ chức hội thảo, tập huấn, truyền thông trực tiếp/qua các phương tiện thông tin đại chúng cho 7.700 người);
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa, hỗ trợ, xử lý, chi viện cấp cứu kịp thời đảm bảokhông để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên quy mô lớn nhằm bảo đảm cho người dân được sử dụng thực phẩm an toàn. Trong tháng, toàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Chương trình phòng chống HIV/AIDS
- Chỉ đạo các đơn vị có điểm cấp phát thuốc Methadone bố trí đầy đủ nhân lực các vị trí chuyên môn, thực hiện tốt công tác điều trị; Tiếp tục phối hợp cùng BHXH tỉnh, các phòng khám ngoại trú người nhiễm HIV triển khai hoạt động cấp phát thẻ BHYT; Duy trì hệ thống quản lý điều trị Methadone quốc gia;
- Tổ chức tiếp nhận và điều trị Methadone cho 1.250 người nghiện ma túy tại tất cả các cơ sở điều trị; điều trị ARV cho 1.246 bệnh nhân, tư vấn cho 11 trường hợp phơi nhiễm HIV (kê đơn cho 09 trường hợp). Tính đến 31/5/2019, toàn tỉnh đang quản lý 2.135 người nhiễm HIV/AIDS (hiện còn sống), lũy tích 1.460 bệnh nhân AIDS; 731người bệnh là phụ nữ (chiếm 34,2%); trong tháng phát hiện 07 ca nhiễm HIV mới (02 ca là người ngoại tỉnh), không có trường hợp chuyển sang AIDS, 01 trường hợp có tử vong do AIDS được báo cáo, 254/286 xã/phường phát hiện có người nhiễm HIV.
 Văn hoá - Thể thao
Lĩnh vực văn hóa
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển và hoạt động nề nếp, việc đăng ký các danh hiệu văn hóa được triển khai kịp thời, đúng quy định. Năm 2019 toàn tỉnh có 96,4% số gia đình đăng ký đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 99.3% số thôn, tổ dân phố, khu phố đăng ký đạt danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; 90.6% số xã đăng ký đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; 100% số phường, thị trấn đăng ký đạt danh hiệu “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; 85% số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”.
Lĩnh vực thể dục, thể thao
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức giải bóng đá Tiểu học tỉnh Thái Bình năm 2019, tổ chức giải Việt dã tranh cúp báo Thái Bình lần thứ 24. Phối hợp với phòng văn hóa và Thông tin truyền thông huyện Thái Thụy tổ chức giải cầu lông chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng toàn dân. Phối hợp với công an tỉnh tổ chức Hội thao kỷ niệm 88 năm ngày Thành lập Đoàn thanh niên cộng snar Hồ Chí Minh. Bóa nhi đồng tổ chức vòng bảng 1 giả Bóng đá nhi đồng, giải bong đá thiếu niên toàn quốc 2019.
Trường năng khiếu thiếu Thể dục thể thao tiếp tục huấn luyện đảm bảo theo kế hoạch thực hiện luân chuyển sang Trung tâm Huấn luyện Thể dục Thể thao 13 vận động viên. Tập huấn cho đội bóng trẻ Bamboo Airways Thái Bình tham gia thi đấu vòng bảng 1, giải bóng đá Nhi đồng, giải bóng đá Thiếu niên toàn quốc tổ chức giải Thái Bình.
6 tháng đầu năm, Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao tổ chức huấn luyện cho các vận động viên tham gia thi đấu 14 giải, đạt 46 huy chương các loại: 17 HCV, 15 HCB, 14 HCĐ ( trong đó: tham gia thi đấu 04 giải quốc tế đạt 01 HCV, 02 HCB, 02 HCĐ).
Tình hình an toàn giao thông:
Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông từ ngày 16/5/2019 đến ngày 15/6/2019 trên địa bàn  tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 2 người chết và không có người bị thương.
Tình hình cháy nổ:
Trong 6 tháng năm 2019, trên địa bàn tỉnh Thái Bình xảy ra 10 vụ cháy làm 4 người bị chết và 1 người bị thương, thiệt hại 220 triệu đồng./.
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây