Huyện Tiền Hải triển khai Đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2022

Thứ sáu - 10/06/2022 02:55
Ngày 15/5/2022 UBND huyện Tiền Hải triển khai Đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2022 đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trong huyện.
Năm 2021 được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự phối hợp thường xuyên của các ban ngành, các xã, thị trấn trong phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp huyện Tiền Hải đã đạt được những kết quả: Duy trì diện tích cấy lúa gần 10.000 ha với các giống lúa năng suất cao chiếm ưu thế, kết hợp với các giống lúa đặc sản mang lại lợi ích kinh tế cao. Diện tích vụ đông đạt 3.928 ha đảm bảo kế hoạch tỉnh giao. 15 xã trong huyện đã thực hiện cánh đồng lớn với diện tích 968 ha, trong đó có 738 ha có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đơn vị: Thái Bình Seed, An Đình, Khang Long....Hiệu quả kinh tế cao hơn vùng sản xuất đại trà từ 1,2 - 1,3 lần.
Năm 2022, chủ trương và giải pháp sản xuất vụ mùa, vụ đông:
- Sản xuất vụ lúa mùa: Cấy hết diện tích đất nông nghiệp, không để ruộng hoang. Ứng dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng diện tích cấy máy. Bố trí cân đối giữa nhóm giống năng suất cao và nhóm giống chất lượng. Mở rộng diện tích và số cánh đồng lớn ở các xã gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đến ngày 25/7/2022, huyện cấy xong toàn bộ diện tích.
- Sản xuất vụ đông: Lấy hiệu quả kinh tế trong sản xuất để phát triển cây vụ đông bền vững; bố trí hợp lý cơ cấu nhóm cây ưa ấm, ưa lạnh; nhóm cây ưa ấm cần chú trọng và mở rộng diện tích cây ớt, bầu, bí, dưa các loại, với nhóm cây ưa lạnh cần chú trọng cây khoai tây, rau, đậu....
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp;
- Mở rộng hình thức theo hướng liên kết với doanh nghiệp thông qua vai trò HTX sản xuất kinh doanh DVNN và chính quyền địa phương.
1. Mục tiêu:
- Lúa mùa: 9.900 ha, năng suất đạt từ 60 tạ/ha trở lên;
Cánh đồng lớn mở rộng ở nhiều xã và diện tích hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ 1.200 ha trở lên;
- Màu mùa: Phấn đấu diện tích gieo trồng đạt từ 2.500 ha trở lên, trong đó ngô 410 ha, đậu các loại 670 ha, dưa bầu bí các loại 320 ha, rau các loại 1.100 ha.
- Vụ đông: Phấn đấu từ 3.960 ha trở lên, gồm các cây trồng chính như: Ngô, khoai lang, khoai tây, dưa, bí, rau các loại. Tăng diện tích các cây trồng có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, các cây trồng cho sản phẩm có thể bảo quản được lâu dài, không bị tác động của thời tiết bất thuận lúc thu hoạch. Các cây trồng chủ đạo như: Ngô diện tích từ 500-550 ha, khoai tây từ 500-550 ha, Bí các loại từ 350-430 ha, dưa các loại từ 200-250 ha, rau các loại từ  1.500-1.600 ha....
- Tổ chức lại sản xuất một số đối tượng cây trồng, xây dựng từ 1-2 mô hình quản lý sản xuất, cấp mã số vùng trồng, chứng nhận thực hành nông nghiệp toota và xây dựng thương hiệu nông sản.
2. Các giải pháp
- Tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự quyết tâm cao trong cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở để triển khai Đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2022. Tuyên truyền người dân mở rộng hình thức gieo mạ khay, cấy máy trong sản xuất lúa, chăm sóc cây màu, giúp giải phóng sức lao động. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng.
- Quản lý, chỉ đạo: Chủ động xử lý và có kế hoạch ứng phó với các tình huống bất lợi trong trồng trọt, tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp xuống cơ sở tuyên truyền, tập huấn và chỉ đạo về cơ cấu, lịch thời vụ, quy trình canh tác và công tác bảo vệ thực vật. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quảng bá và cung ứng vật tư nông nghiệp. Kiên quyết xử lý các tổ chức cá nhân buôn bán giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, tuyên truyền quảng bá sai quy định.
- Phát triển liên kết SX: Phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo, rau, củ, quả; khuyến khích các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định cho chế biến và tiêu thụ.
- Tổ chức sản xuất: Mở rộng sản phẩm Ocop, mô hình ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hình thành các doanh nghiệp, trang trại, tổ hợp tác, hội nghề nghiệp sản xuất chuyên canh cây trồng để thực hiện cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt. Xây dựng thương hiệu nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Mở rộng diện tích một số cây vụ đông có lợi thế về thị trường và thổ nhưỡng. Tổ chức sản xuất lúa gạo và rau màu theo chuỗi liên kết để ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
3. Tổ chức thực hiện
- UBND huyện và các cơ quan đơn vị: Triển khai Đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2022 đến các Ban, ngành, đoàn thể, Bí thư Đảng bộ, chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐQT hợp tác xã SXKĐVNN và các xã thị trấn.
+ Phòng NNPTNT và các cơ quan liên quan: Hướng dẫn theo dõi, kiểm tra đánh giá kết quả sản xuất của các xã, thị trấn, tham mưu, đề xuất với UBND huyện những vấn đề phát sinh. Phân công cán bộ tăng cường xuống các địa phương hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm đề án.
+ Trạm trồng trọt và BVTV huyện: Chủ động điều tra dự tính, dự báo sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bênh gây hại lúa mùa và câu màu vụ mùa, vụ đông, tập huấn kỹ thuật gieo cấy, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh.
+ Trạm khuyến nông: Phối hợp Đài truyền thanh xây dựng nội dung bài phát liên quan đến kỹ thuật sản xuất, biện pháp thâm canh, xen canh, gối vụ để tăng sản lượng cây trồng.
+ Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi căn cứ vào đề án, phối hợp chặt chẽ với các HTXDV nông nghiệp để điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất.
+ Các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện; Căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
- Các xã, thị trấn: Căn cứ đề án của UBND huyện xây dựng đề án chi tiết của địa phương với mục tiêu, chủ trương, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế địa phương và tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện.
+ Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa, vùng sản xuất rau màu theo quy hoạch nông thôn mới, mở rộng cánh đồng lớn, vùng sản xuất hàng hóa.
+ Thực hiện đúng lịch thời vụ, chỉ đạo hướng dẫn tập huấn kỹ thuật gieo trồng, thâm canh, chăm sóc các loại cây trồng.
+ Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống, thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp.
+ Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Đồng chí Bí thư, chủ tịch UBND, chủ tịch Hội đồng quản trị HTXDVNN chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện về triển khai tổ chức thực hiện đề án./.
Chi cục Thống kê huyện Tiền Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây