Trong tháng 6 năm 2024, các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 so với các dự báo đưa ra trước đó. Cụ thể, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 đạt 2,6% (tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2024); Liên hợp quốc (UN) nhận định nền kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng 2,7% trong năm 2024 (tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2024); Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2024 đạt 3,1% (tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 02/2024); Liên minh châu Âu (EU) dự báo kinh tế toàn cầu năm 2024 tăng trưởng 3,2% (tăng 0,1 điểm phần trăm so với tăng trưởng năm 2023); Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định nền kinh thế giới đạt mức tăng trưởng 3,2% năm 2024, điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2024. Hầu hết các nền kinh tế lớn đã giảm lạm phát mà không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và suy thoái kinh tế, tuy nhiên, lãi suất cao trong thời gian dài, khó khăn về nợ và rủi ro địa chính trị leo thang sẽ tiếp tục thách thức tăng trưởng bền vững của nền kinh tế toàn cầu.
Tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế ADB và OECD dự báo kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024; WB dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam đạt 5,5%, giữ nguyên so với dự báo trong tháng 01/2024. Sự phục hồi tăng trưởng trong các ngành sản xuất, dịch vụ hướng tới xuất khẩu và nông nghiệp ổn định sẽ giúp nền kinh tế phục hồi. Các kế hoạch đầu tư công và thu nhập thực tế của hộ gia đình ngày càng tăng sẽ hỗ trợ nhu cầu trong nước tăng lên; dòng vốn FDI và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại bền vững, chính sách hỗ trợ tài chính và chương trình đầu tư công cũng sẽ kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị toàn cầu có thể cản trở tăng trưởng.
Sáu tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 cao thứ 7/11 tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và 16/63 tỉnh trong cả nước. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm như sau:
TÌNH HÌNH KINH TẾ
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
Sáu tháng đầu năm 2024, GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) ước tính đạt 33.657 tỷ đồng, tăng 7,96% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 7.057 tỷ đồng, tăng 1,82% so với cùng kỳ, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 14.513 tỷ đồng, tăng 14,05% so với cùng kỳ, đóng góp 5,74 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng; trong đó: ngành công nghiệp tăng 17,42% (đóng góp 4,99 điểm phần trăm), ngành xây dựng tăng 6,15%. Khu vực dịch vụ ước đạt 9.909 tỷ đồng, tăng 5,98% so với cùng kỳ, đóng góp 1,79 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,34%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình ước 6 tháng đầu năm 2024 (theo giá hiện hành) như sau: Ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,05%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 42,06%; ngành Dịch vụ chiếm 30,7%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,19%.
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Sáu tháng đầu năm 2024, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, sản xuất chăn nuôi cầm chừng do giá bán các sản phẩm chăn nuôi không ổn định trong khi chi phí đầu vào tăng do giá thức ăn chăn nuôi giữ ở mức cao. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp, cách ngành và bà con nông dân, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tiếp tục có sự tăng trưởng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực và ổn định đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể như sau:
Nông nghiệp
Trồng trọt
Vụ Đông Xuân năm 2024, tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng trọt nói riêng phát triển với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mở rộng quy mô các vùng trồng trọt, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, phát huy tiềm năng và thế mạnh của nền sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân 2024 đạt 126.140,7 ha, giảm 184,8 ha (-0,15%) so với vụ Đông Xuân 2023; trong đó: diện tích gieo trồng vụ Đông đạt 37.236 ha, tăng 592 ha (+1,6%); tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân năm 2024 đạt 88.904,7 ha, giảm 776,5 ha (-0,87 %), riêng diện tích lúa Xuân đạt 74.171,3 ha, giảm 920,8 ha (-1,23%) ha so với vụ Xuân năm 2023.
Sản xuất lúa Xuân: Vụ Xuân năm 2024 toàn tỉnh tiếp tục khuyến khích mở rộng diện tích áp dụng biện pháp gieo mạ khay, cấy máy và sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng các giống có tiềm năng năng suất, chất lượng gạo ngon, các giống có khả năng chống chịu với các đối tượng sâu bệnh, các giống chuyển gen kháng bệnh (bạc lá, đạo ôn, cổ bông). Ngành nông nghiệp và các huyện, thành phố tập trung gieo cấy lúa Xuân đúng lịch thời vụ. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương chăm bón, bảo vệ cây lúa, tổ chức diệt chuột, phòng, trừ sâu bệnh các loại bảo vệ sản xuất, thực hiện tốt công tác quản lý giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tạo thuận lợi tốt nhất cho sản xuất vụ Xuân.
Tổng diện tích gieo trồng lúa vụ Xuân đạt 74.171,3 ha, giảm 920,8 ha (-1,23%) so với vụ Xuân 2023, do các huyện mở rộng quy hoạch làm đường giao thông, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác, nuôi trồng thủy sản… Diện tích lúa dài ngày là 5.114 ha, chiếm 6,89%, các giống lúa ngắn ngày có diện tích 69.057 ha, chiếm 93,11% tổng diện tích lúa xuân. Giống lúa thuần có năng suất cao chiếm 55,23% gồm các giống lúa lai, Q5, BC 15, TBR 225, TBR-1, VN 10...
Theo tiến độ của Sở NN&PTNT tính đến ngày 20/6/2024, diện tích lúa Xuân toàn tỉnh đã thu hoạch xong. Diện tích làm đất gieo cấy lúa Mùa 39.400 ha đạt 52% so với kế hoạch đề ra. Diện tích mạ đã gieo 2.301 ha.
Lúa vụ Xuân ước tính năng suất đạt 71,1/ha, tăng 0,1 tạ/ha (+0,14%), sản lượng sơ bộ đạt 527,3 nghìn tấn, giảm 2,9 nghìn tấn (-0,56%) so với cùng kỳ.
Sản xuất rau màu: Vụ Đông Xuân năm 2024 các cây trồng hàng năm đều phát triển thuận lợi. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây màu vụ Đông Xuân 2024 đạt 51.969 ha, năng suất sơ bộ ước đạt tương đương với năm trước. Cụ thể là: Cây ngô năng suất sơ bộ đạt 58,6 tạ/ha, tăng 0,14 tạ/ha (+0,2%), sản lượng đạt 43.074 tấn, tăng 3.403 tấn (+8,6%) so với vụ Đông Xuân năm 2023 do diện tích gieo trồng tăng 565 ha (+8,3%) so với cùng kỳ. Cây khoai lang năng suất đạt 122,5 tạ/ha, tăng 0,62 tạ/ha (+0,5%), sản lượng đạt 32.889 tấn, tăng 950 tấn (+3%) so với vụ Đông Xuân năm 2023. Cây đậu tương năng suất đạt 17 tạ/ha, tăng 0,13 tạ/ha so với cùng kỳ, diện tích tăng12 ha nên sản lượng đạt 1.356 tấn, tăng 30 tấn (+2,3%) so với vụ Đông Xuân năm 2023.
Theo tiến độ của Sở NN&PTNT tính đến ngày 20/6/2024, diện tích cây màu Hè đã trồng 11.390 ha vượt 4,5% kế hoạch đề ra cao hơn 5,2% cùng kỳ so với năm 2023. Diện tích cây màu Hè đã thu hoạch 2.960 ha đạt 26% diện tích màu Hè đã trồng.
Cây lâu năm
Trong 6 tháng đầu năm 2024 diện tích trồng các loại cây lâu năm trên địa bàn tỉnh không biến động nhiều, trong thời gian qua cơ cấu các loại cây trồng đã có sự thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn; sản lượng thu hoạch của một số cây ăn quả trọng điểm của tỉnh đã được thu hoạch trong những tháng đầu năm như chuối đạt 44,9 nghìn tấn, giảm 1,88%; xoài đạt 0,48 nghìn tấn, tăng 0,41%,…
Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đã có sự phát triển với việc áp dụng giống vật nuôi mới, tiến bộ kỹ thuật và quy trình an toàn sinh học. Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu như thịt lợn, thịt gia cầm và trứng gà đều tăng. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ tác động từ biến đổi khí hậu và rủi ro về chuỗi cung ứng cũng ảnh hưởng đến việc tái đàn bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Chăn nuôi gia súc: Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng quý II/2024 ước đạt 2.620 tấn, giảm 2,2% so với quý trước và tăng 1,8% so với cùng quý năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước đạt 5.300 tấn, tăng 1,7%; trong đó sản lượng thịt trâu ước đạt 440 tấn, tăng 1,4%; sản lượng thịt bò ước đạt 4.860 tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi lợn: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý II năm 2024 ước đạt 37,9 nghìn tấn, giảm 8,5% so với quý trước và tăng 3,4% so với cùng quý năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 79,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ.
Chăn nuôi gia cầm:
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý II năm 2024 ước đạt 13,4 nghìn tấn, giảm 10% so với quý trước và tăng 2,5% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 28,4 nghìn tấn, tăng 2,5%; trong đó sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 21,8 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ.
Sản lượng trứng gia cầm các loại quý II năm 2024 ước đạt 75 triệu quả, giảm 24% so với quý trước và tăng 3,1% so với cùng quý năm trước; trong đó sản lượng trứng gà ước đạt 49,4 triệu quả, tăng 4,2% so với quý trước và tăng 1,1% so với cùng quý năm trước. Sản lượng trứng gia cầm các loại 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 173,8 triệu quả, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng trứng gà ước đạt 96,9 triệu quả, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp
Dịch vụ Nông nghiệp năm 2024 phát triển đạt kết quả khá, diện tích được cơ giới hóa 100% khâu làm đất và 80% khâu thu hoạch. Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 616 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tập trung vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng và tiếp tục chỉ đạo các xã ven biển tăng cường công tác quản lý, chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện trồng bổ sung rừng ngập mặn ven biển đạt kết quả tốt.
Sản lượng gỗ khai thác quý II năm 2024 ước đạt 1.112 m3, tăng 1,9 lần so với quý trước và tăng 6,7% so với cùng quý năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 2.912 ste, tăng 37% so với quý trước và tăng 0,1% so với cùng quý năm trước. Sáu tháng đầu năm 2024 không có diện tích rừng trồng mới tập trung. Sản lượng gỗ khai thác sáu tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.483 m3, tăng 0,3%; sản lượng củi khai thác ước đạt 5.037 ste, tăng 0,1%.
Thuỷ sản
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát huy thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển, duy trì các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản được thực hiện hiệu quả nên không có dịch bệnh xảy ra, các loại thủy sản nuôi trồng đều phát triển tốt.
Tổng sản lượng thủy sản quý II năm 2024 ước đạt 67,1 nghìn tấn, giảm 1,2% so với quý trước và tăng 2,9% so với cùng quý năm trước.
Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 135 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 54,8 nghìn tấn, tăng 3,1%; tôm đạt 2,1 nghìn tấn, tăng 3,1%; thủy sản khác đạt 78,1 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ.
Khai thác: Sản lượng khai thác quý II năm 2024 ước đạt 29 nghìn tấn, tăng 8,4% so với quý trước và tăng 3,9% so với cùng quý năm trước; trong đó cá đạt 17,9 nghìn tấn, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 3,2% so với cùng quý năm trước; tôm đạt 0,4 nghìn con, giảm 6,6% so với quý trước và tăng 2,4% so với cùng quý năm trước; cá đạt 10,7 nghìn tấn, tăng 14,2% so với quý trước và tăng 5,3% so với cùng quý năm trước.
Sáu tháng đầu năm 2024 sản lượng khai thác ước đạt 55,7 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 34,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; tôm đạt 0,8 nghìn tấn, tăng 2,6%; thủy sản khác đạt 20,1 nghìn tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.
Nuôi trồng: Nuôi trồng thủy sản lồng bè phát triển ổn định tại các địa phương, đối tượng chủ yếu nuôi là cá lăng và cá diêu hồng; … và hầu trên bè ở cửa sông. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 12,8 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 3,6 nghìn tấn, tăng 2,6%; tôm đạt 0,4 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khác đạt 8,8 nghìn tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản quý II năm 2024 ước đạt 38,1 nghìn tấn, giảm 7,4% so với quý trước và tăng 2,1% so với cùng quý năm trước; trong đó cá đạt 10,3 nghìn tấn, tăng 6,7% so với quý trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; tôm đạt 0,9 nghìn tấn, tăng 2,3 lần so với quý trước và tăng 3,6% so với cùng quý năm trước; thủy sản khác đạt 26,9 nghìn tấn, giảm 14% so với quý trước và tăng 1,8% so với cùng quý năm trước.
Sáu tháng đầu năm 2024 sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 79,3 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 20 nghìn tấn, tăng 2,5%; tôm đạt 1,2 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khác đạt 58,1 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6/2024 giảm 1,62% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành khai khoáng giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,8%.
Quý II năm 2024, (IIP) ước tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 28,5%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 54,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,6%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, (IIP) ước tăng 11,8% so với năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 19,4%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,9; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 44,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,6%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 6/2024 có tốc độ tăng cao so với tháng trước như: Khăn mặt, khăn tắm và khăn khác dùng trong phòng (+4,5%); Bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket (+14,0%); Phụ tùng khác của xe có động cơ (+12,9%); Bia dạng lon (+22,7%)… Tuy nhiên trong một số sản phẩm giảm như Túi khí an toàn (-11,1%); Điện sản xuất (-14,0%); Thép cán (-7,9%)...
Một số sản phẩm sản xuất trong 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ: Điện sản xuất (+47,3%); Sắt thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác (+12,4%); Thép cán (+11,4%); Túi khí an toàn (+57,4%); Thức ăn cho gia súc (+60,1%)... Tuy nhiên vẫn còn một số ngành có tốc độ giảm như: Khăn mặt, khăn tắm và khăn khác dùng trong phòng đạt 98,7%; Áo sơ mi cho người lớn đạt 88,2%; Gạch xây bằng đất nung đạt 72,6%...
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2024 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,0%)
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2024 tăng 9,5% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 4,98% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 15,0%).
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2024 tăng 1,5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,6% so với cùng thời điểm năm trước.
Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II năm 2024 cho thấy: Có 46,34% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý I năm 2024; 46,34% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 7,32% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến quý III năm 2024, có 50% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II năm 2024; 43,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 6,1% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 52,46% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý III năm 2024 sẽ tốt hơn và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44,44%; doanh nghiệp nhà nước là 33,33%.
Đầu tư – Xây dựng
Đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng 6/2024 ước đạt 724 tỷ đồng, tăng 8,5% so tháng trước và tăng 15,9% so cùng kỳ năm 2023. Vốn Ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 281 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ; trong đó vốn cân đối ngân sách tỉnh ước đạt 186 tỷ đồng, tăng 38,7% so cùng kỳ; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện ước đạt 305 tỷ đồng, tăng 23,9% so cùng kỳ; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã ước đạt 138 tỷ đồng, tăng 17,2% so cùng kỳ.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý II/2024 ước đạt 2.000 tỷ đồng và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 760 tỷ đồng và giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước; Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện quản lý đạt 846 tỷ đồng, và tăng 14,3%; so với cùng kỳ năm trước; Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã quản lý đạt 394 tỷ đồng, và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 3.510 tỷ đồng, tăng 6,0% so cùng kỳ. Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 1.356 tỷ đồng, và giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vốn cân đối ngân sách tỉnh ước đạt 826 tỷ đồng, tăng 25,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện ước đạt 1.463 tỷ đồng, tăng 11,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã ước đạt 691 tỷ đồng, tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước 6 tháng đầu năm 2024 đạt 27.647 tỷ đồng, tăng 6,9% so cùng kỳ. Trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 4.848 tỷ đồng, tăng 45,9%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 16.312 tỷ đồng, giảm 12,2 %; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 4.899 tỷ đồng, tăng 73,1% so cùng kỳ.
Một số dự án trọng điểm đầu tư khởi công mới trong 6 tháng năm 2024
Dự án đường dây 500kV từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có tổng chiều dài khoảng 519km, điểm đầu là Trung tâm điện lực Quảng Trạch, điểm cuối là Trạm biến áp 500kV Phố Nối; dự án đi qua 9 tỉnh gồm: Quảng Bình (1,69km), Hà Tĩnh (141,52km), Nghệ An (100,04km), Thanh Hoá (131,77km), Ninh Bình (7,83km), Nam Định (55,08km), Thái Bình (38,93km), Hải Dương (30,79km), Hưng Yên (11,27km). Tổng mức đầu tư các Dự án là hơn 22.356 tỷ đồng, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thuộc EVN làm chủ đầu tư; Dự án có quy mô xây dựng mới đường dây 500kV mạch kép, chiều dài khoảng 74,4km từ sân phân phối 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 đến Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa. Dư án đi qua các tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình;
Đây là dự án đặc biệt quan trọng, tăng thêm năng lực truyền tải giữa miền Trung và miền Bắc từ mức 2.200MW lên khoảng 5.000MW. Dự án có chiều dài 514km, với tổng vốn đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng, bao gồm: 4 cung đoạn Quảng Trạch-Quỳnh Lưu; Quỳnh Lưu-Thanh Hóa; Thanh Hóa-Nam Định 1; Nam Định 1-Phố Nối; theo kế hoạch, năm 2025-2026 sẽ đưa dự án vào vận hành, nhưng với tình hình căng thẳng điện tại miền Bắc, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án, tới tháng 6/2024 phải hoàn thành để tăng cung ứng điện cho miền Bắc; dự án có tổng vốn đầu tư 3.086,827 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 925,830 tỷ đồng, chiếm 30% giá trị tổng mức đầu tư được phân bổ theo kế hoạch; vốn vay ngân hàng thương mại là 2.160,9 tỷ đồng, chiếm 70% giá trị tổng mức đầu tư (bao gồm thuế GTGT). Vốn đầu tư đoạn 38,93km của Thái Bình khoảng 1.783,1 tỷ đồng;
Dự án nhà máy Pegavision Việt Nam tại khu công nghiệp Liên Hà Thái (Khu kinh tế Thái Bình); dự án chuyên sản xuất kính áp tròng, thiết bị y tế với công suất thiết kế 600 triệu sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Khi đi vào hoạt động ổn định, dự kiến doanh thu của dự án đạt khoảng 2.800 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước khoảng 86 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 1.140 lao động. Nhà đầu tư, tổng thầu thi công phấn đấu hoàn thành xây dựng, lắp đặt máy móc phục vụ sản xuất giai đoạn I của dự án trong quý IV năm 2024 và sẽ khởi công xây dựng dự án giai đoạn II vào quý IV năm 2027;
Dự án sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của Công ty TNHH Công nghệ Goodway tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái; đây là dự án FDI thứ ba trong ngành thiết bị bán dẫn đầu tư và sẵn sàng đi vào hoạt động tại KCN tiên phong trong Khu kinh tế Thái Bình; dự án nhà máy Good Way Việt Nam được xây dựng trên diện tích 50.000m2 tại lô E2, KCN Liên Hà Thái. Dự án được phân kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 với 44.000m2, giai đoạn 2 là 6.000m2. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 1.100 tỷ đồng, tương đương 45 triệu USD. Nhà máy Good Way Việt Nam tại KCN Liên Hà Thái là dự án chuyên sản xuất máy vi tính và các thiết bị ngoại vi của máy vi tính như cổng chuyển đổi Google, các cổng chuyển đổi khác: Docks, Hub, Adapters và cổng chuyển đổi video. Nhà máy cũng sản xuất cổng chuyển đổi Thunderbolt, cổng chuyển đổi USB 1, USB 2, USB 3 và cổng chuyển đổi Travel, Hub. Công suất thiết kế của nhà máy khi hoàn thành toàn bộ dự án sẽ đạt 3.700.000 sản phẩm/năm. Trong đó, giai đoạn 1 năng lực sản xuất của nhà máy đạt 1.850.000 sản phẩm/năm, bao gồm 200.000 sản phẩm cổng chuyển đổi Google và Docks, Hub, Adapters và cổng chuyển đổi video, 200.000 sản phẩm cổng chuyển đổi Thunderbolt, 200.000 sản phẩm cổng chuyển đổi USB 1, 350.000 sản phẩm cổng chuyển đổi USB 2, 400.000 sản phẩm cổng chuyển đổi USB 3, 500.000 sản phẩm cổng chuyển đổi Travel, Hub. Theo tính toán của nhà đầu tư, năm doanh thu ổn định của nhà máy đạt khoảng 4.400 tỷ đồng, dự kiến nộp ngân sách nhà nước sau khi hết thời gian hưởng cơ chế ưu đãi khoảng 307 tỷ đồng/năm, dự án sẽ tạo việc làm cho hơn 600 lao động;
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em của công ty TNHH Fantasy Tech tại khu công nghiệp Liên Hà Thái, vốn đầu tư 1.091 tỷ đồng;
Dự án sản xuất thiết bị chiếu sáng của Công ty TNHH Goodway Cayman (Trung Quốc), tại Khu Công nghiệp Liên Hà Thái, vốn đầu tư 599,5 tỷ đồng;
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất chai, lọ đựng mỹ phẩm bằng thủy tinh của công ty Humic (Hàn Quốc), vốn đầu tư 141.4 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng năm 2024 đạt 55 tỷ đồng;
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất rượu Soju của công ty Hitejinro (Hàn Quốc), vốn đầu tư 2.439 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 180 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí J&W Việt Nam của công ty TNHH khoa học kỹ thuật J&W, vốn đầu tư 303,2 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 95 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dụng cụ công nghiệp Weisheng Việt Nam, vốn đầu tư 218,7 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 120,8 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bơm Xinyu Việt Nam, vốn đầu tư 163,2 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 46,6 tỷ đồng;
Dự án xây dựng nhà máy Rapid Vision Việt Nam (Hồng Kông), vốn đầu tư 305 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 61 tỷ đồng;
Dự án dầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dây cáp thép không gỉ Hongyue Việt Nam, vốn đầu tư 179,3 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 69,5 tỷ đồng;
Dự án nhà máy Keystone Electrical VN của công ty Galaxia Tech Pte.Ltd, vốn đầu tư 980 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 80 tỷ đồng;
Dự án sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm nhựa chính xác: Vỏ sạc điện thoại di động, vỏ trạm sạc cho ô tô, vỏ nhựa cho dụng cụ gia dụng của nhà đầu tư Full Chance Enterprises (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư 53,9 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 23,6 tỷ đồng;
Dự án sản xuất nhựa biến đổi tính chất và sản xuất đèn led thông minh của nhà đầu tư Sliver Age Technology (Singapore), vốn đầu tư 64,8 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 37 tỷ đồng;
Dự án sản xuất đồ chơi, phụ kiện, trang phục trẻ em của công ty Hong Kong Youwei Baby products, vốn đầu tư 51,6 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 23 tỷ đồng;
Dự án Sản xuất dao và dụng cụ cầm tay Sharpenex của nhà đầu tư Singarpore Sharpenex International PTE.LTD, vốn đầu tư 117,6 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đạt 18 tỷ đồng.
Tình hình đăng ký kinh doanh
Tính đến 19/6/2024 đã cấp 589 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký đạt 5.809,6 tỷ đồng. Xác nhận Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 394 doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 79 doanh nghiệp, trong đó thu hồi GCN ĐKKD do DN giải thể là 79 doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2024 đã có 178 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Trong tháng 6/2024 trên địa bàn tỉnh có 07 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký là 85,6 triệu USD. Tính chung 6 tháng có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới tổng số vốn đầu tư đăng ký là 173,4 triệu USD.
Xây dựng
Một số công trình trọng điểm trong quý II năm 2024
Dự án đường dây 500kV từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có tổng chiều dài khoảng 519km, điểm đầu là Trung tâm điện lực Quảng Trạch, điểm cuối là Trạm biến áp 500kV Phố Nối; dự án đi qua 9 tỉnh gồm: Quảng Bình (1,69km), Hà Tĩnh (141,52km), Nghệ An (100,04km), Thanh Hoá (131,77km), Ninh Bình (7,83km), Nam Định (55,08km), Thái Bình (38,93km), Hải Dương (30,79km), Hưng Yên (11,27km). Tổng mức đầu tư các Dự án là hơn 22.356 tỷ đồng, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thuộc EVN làm chủ đầu tư, vốn đầu tư đoạn 38,93km của Thái Bình khoảng 1.783,1 tỷ đồng.
Dự án nhà máy Pegavision Việt Nam tại khu công nghiệp Liên Hà Thái (Khu kinh tế Thái Bình); dự án chuyên sản xuất kính áp tròng, thiết bị y tế với công suất thiết kế 600 triệu sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Khi đi vào hoạt động ổn định, dự kiến doanh thu của dự án đạt khoảng 2.800 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước khoảng 86 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 1.140 lao động. Nhà đầu tư, tổng thầu thi công phấn đấu hoàn thành xây dựng, lắp đặt máy móc phục vụ sản xuất giai đoạn I của dự án trong quý IV năm 2024 và sẽ khởi công xây dựng dự án giai đoạn II vào quý IV năm 2027.
Dự án sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của Công ty TNHH Công nghệ Goodway tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái; đây là dự án FDI thứ ba trong ngành thiết bị bán dẫn đầu tư và sẵn sàng đi vào hoạt động tại KCN tiên phong trong Khu kinh tế Thái Bình; dự án nhà máy Good Way Việt Nam được xây dựng trên diện tích 50.000m2 tại lô E2, KCN Liên Hà Thái.
Dự án được phân kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 với 44.000m2, giai đoạn 2 là 6.000m2. Tổng vốn đầu tư của dự 3 án gần 1.100 tỷ đồng, tương đương 45 triệu USD. Nhà máy Good Way Việt Nam tại KCN Liên Hà Thái là dự án chuyên sản xuất máy vi tính và các thiết bị ngoại vi của máy vi tính như cổng chuyển đổi Google, các cổng chuyển đổi khác: Docks, Hub, Adapters và cổng chuyển đổi video. Nhà máy cũng sản xuất cổng chuyển đổi Thunderbolt, cổng chuyển đổi USB 1, USB 2, USB 3 và cổng chuyển đổi Travel, Hub. Công suất thiết kế của nhà máy khi hoàn thành toàn bộ dự án sẽ đạt 3.700.000 sản phẩm/năm. Trong đó, giai đoạn 1 năng lực sản xuất của nhà máy đạt 1.850.000 sản phẩm/năm, bao gồm 200.000 sản phẩm cổng chuyển đổi Google và Docks, Hub, Adapters và cổng chuyển đổi video, 200.000 sản phẩm cổng chuyển đổi Thunderbolt, 200.000 sản phẩm cổng chuyển đổi USB 1, 350.000 sản phẩm cổng chuyển đổi USB 2, 400.000 sản phẩm cổng chuyển đổi USB 3, 500.000 sản phẩm cổng chuyển đổi Travel, Hub. Theo tính toán của nhà đầu tư, năm doanh thu ổn định của nhà máy đạt khoảng 4.400 tỷ đồng, dự kiến nộp ngân sách nhà nước sau khi hết thời gian hưởng cơ chế ưu đãi khoảng 307 tỷ đồng/năm, dự án sẽ tạo việc làm cho hơn 600 lao động
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em của công ty TNHH Fantasy Tech tại khu công nghiệp Liên Hà Thái, vốn đầu tư 1.091 tỷ đồng. Dự án sản xuất thiết bị chiếu sáng của Công ty TNHH Goodway Cayman (Trung Quốc), tại Khu Công nghiệp Liên Hà Thái, vốn đầu tư 599,5 tỷ đồng.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất chai, lọ đựng mỹ phẩm bằng thủy tinh của công ty Humic (Hàn Quốc), vốn đầu tư 141.4 tỷ đồng, ước quý II đạt 15 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất rượu Soju của công ty Hitejinro (Hàn Quốc), vốn đầu tư 2.439 tỷ đồng, ước quý II đạt 180 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí J&W Việt Nam của công ty TNHH khoa học kỹ thuật J&W, vốn đầu tư 303,2 tỷ đồng, ước quý II đạt 30 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dụng cụ công nghiệp Weisheng Việt Nam, vốn đầu tư 218,7 tỷ đồng. ước quý II đạt 21 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bơm Xinyu Việt Nam, vốn đầu tư 163,2 tỷ đồng, ước quý II đạt 15 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà máy Rapid Vision Việt Nam (Hồng Kông), vốn đầu tư 305 tỷ đồng. ước quý II đạt 25 tỷ đồng; Dự án dầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dây cáp thép không gỉ Hongyue Việt Nam, vốn đầu tư 179,3 tỷ đồng, ước quý II đạt 23 tỷ đồng.
Thương mại, dịch vụ và giá cả
Sáu tháng đầu năm 2024, khu vực dịch vụ có mức tăng cao, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của tỉnh, do các hoạt động thương mại dịch vụ xu hướng tiêu dùng tăng, bên cạnh đó giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đã tác động tăng doanh thu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 6 tháng đầu năm tăng 16,2% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 năm 2024 ước đạt 6.530 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trong đó: Bán lẻ hàng hóa đạt 5.689 tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 16,8%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 497 tỷ đồng, giảm 1,5% và tăng 26,3%; du lịch lữ hành đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 73,9% và giảm 3,7%; dịch vụ khác đạt 330 tỷ đồng, giảm 1,6% và tăng 12,1%.
Ước tính quý II/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 19.512 tỷ đồng, giảm 0,6% so với quý trước và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 17.003 tỷ đồng, giảm 1,7% và tăng 16,1%; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.482 tỷ đồng, tăng 11,8% và tăng 23,8%; dịch vụ lữ hành đạt 30 tỷ đồng, tăng 2,7 lần và tăng 2,3%; dịch vụ tiêu dùng khác đạt 997 tỷ đồng, tương đương quý trước và tăng 13,1%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 39.141 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 34.300 tỷ đồng, chiếm 87,6% tổng mức và tăng 16,3% so với cùng kỳ. Tất cả các nhóm hàng đều tăng so với cùng kỳ như: Nhóm lương thực, thực phẩm đạt 12.079 tỷ đồng, tăng 26% (do giá lương thực và thực phẩm tăng); nhóm xăng dầu các loại đạt 5.817 tỷ đồng, tăng 11,2%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 5.435 tỷ đồng, tăng 12%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 3.524 tỷ đồng, tăng 5,1%; nhóm phương tiện đi lại đạt 1.982 tỷ đồng, tăng 15%; nhóm hàng may mặc 1.453 tỷ đồng, tăng 19,2%; nhóm hàng hóa khác 2.192 tỷ đồng, tăng 11,4%;…
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2.846 tỷ đồng, chiếm 7,3% tổng mức và tăng 16,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 87 tỷ đồng, tăng 7,1%; dịch vụ ăn uống ước đạt 2.720 tỷ đồng, tăng 17%; dịch vụ lữ hành ước đạt 38 tỷ đồng, tăng 11,7%.
Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.994 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ, cụ thể: Bất động sản tăng 27,8% do giao dịch bất động sản có dấu hiệu phục hổi bên cạnh đó tòa nhà chung cư và căn hộ cao cấp đến giai đoan hoàn thành mở bán; dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 10,3% do giá cho thuê máy móc thiết bị và sử dụng dịch vụ tăng cao; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 53,4% do năm trước tỉnh tăng cường thanh tra việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường nên năm nay nhiều cơ sở thành lập công ty hoặc vào trung tâm để hoạt động; dịch vụ y tế tăng 11,2%; dịch vụ nghệ thuật và vui chơi giải trí tăng 16,3%; dịch vụ khác tăng 9,9%.
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2024 tăng 0,52% so với tháng trước; tăng 1,74% so với tháng 12/2023 và tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 0,52% của CPI tháng 6/2024 so với tháng trước có: 05 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng; 02 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm; 04 nhóm có giá ổn định (nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm thuốc và dịch vụ y tế, nhóm bưu chính viễn thông, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác).
Năm nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,28% tác động làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm, tác động chủ yếu ở nhóm thực phẩm tăng 1,98% làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm; nhóm nhà ở, điện nước chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,96% do giá nước sinh hoạt tăng 14,49% theo quyết định số 14/2024/QĐ- UBND về việc phê duyệt lộ trình điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn tỉnh Thái Bình; nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,16% do giá du lịch trong nước và nước ngoài tăng; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm may mặc mũ nón và giày dép tăng 0,01%.
Ngược lại, hai nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm gồm: Nhóm giao thông giảm 1% tác động làm CPI chung giảm 0,71 điểm phần trăm, tác động chủ yếu ở giá nhiên liệu giảm 5,97%; nhóm giáo dục giảm 0,53% do nhà xuất bản giảm giá bán sách giáo khoa 5,86%.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 5,50% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa tiêu dùng chính, duy nhất nhóm bưu chính viễn thông ổn định, 10/11 nhóm hàng còn lại tăng giá gồm: Nhóm giáo dục tăng cao nhất (+33,54%) do địa phương tăng giá học phí tháng 9,10 năm 2023, tác động làm CPI tăng 17,84 điểm phần trăm; nhóm thuốc và dịch vụ y tế (+15,11%) tác động làm tăng CPI tăng 9,55 điểm phần trăm, do áp dụng tăng giá khám chữa bệnh và các dịch vụ khám bệnh từ Bộ Y tế; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+8,30%) tác động làm CPI tăng 3,29 điểm phần trăm, chủ yếu do giá đồ trang sức tăng, tác động trực tiếp từ giá vàng tăng; nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống (+ 4,48%) tác động làm CPI tăng 12,46 điểm phần trăm, chủ yếu do giá gạo tăng; nhóm nhà ở điện, nước, chất đốt và VLXD (+2,97%) tác động làm CPI tăng 0,68 điểm phần trăm chủ yếu do nhu cầu sử dụng điện, nước, gas, dầu hỏa tăng; nhóm đồ uống và thuốc lá (+1,37%) tác động làm CPI tăng 0,31 điểm phần trăm; nhóm giao thông (+1,08%) tác động làm CPI tăng 0,77 điểm phần trăm; nhóm văn hóa và giải trí du lịch (+0,90%) tác động làm CPI tăng 0,30 điểm phần trăm; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,70%) tác động làm CPI tăng 0,63 điểm phần trăm; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép (+0,49%) tác động làm CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.
Xuất nhập khẩu hàng hoá
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6 năm 2024 ước đạt 369 triệu USD, giảm 7,7% so với tháng trước và giảm 4,7% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 2.200 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 7,5%, nhập khẩu tăng 6,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 382 triệu USD.
Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2024 ước đạt 221 triệu USD, giảm 6,2% so với tháng trước và giảm 11,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 125 triệu USD, giảm 4,3% và giảm 11,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 96 triệu USD, giảm 8,7% và giảm 11,7%. Trong tháng sáu, một số nhóm hàng có trị giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: giày dép các loại đạt 36,2 triệu USD, tăng 13,1%; xơ, sợi dệt các loại 14,5 triệu USD, tăng 20,5%; sản phẩm từ sắt thép đạt 4,4 triệu USD, tăng 81,9%; sản phẩm gốm sứ đạt 3,2 triệu USD, tăng 97,2%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 2 triệu USD, tăng 52,3%; sản phẩm gỗ 1,2 triệu USD, tăng 86,4%;... Ngược lại một số sản phẩm giảm như: hàng dệt may đạt 103,2 triệu USD, giảm 25,8%; hàng hóa khác 37 triệu USD, giảm 7,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng 8,7 triệu USD, giảm 0,3%; hàng thủy sản 1,4 triệu USD, giảm 34,1%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm 0,5 triệu USD, giảm 40,1%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.291 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ; trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 719 triệu USD, tăng 6,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 572 triệu USD, tăng 8,9%. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Giày dép các loại đạt 181 triệu USD, tăng 32,3%; xơ, sợi dệt các loại đạt 84 triệu USD, tăng 15,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 56 triệu USD, tăng 49,6%; sản phẩm từ sắt thép đạt 21 triệu USD, tăng 81,9%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 11 triệu USD, tăng 39,3%; hàng hóa khác đạt 250 triệu USD, tăng 24,3%;… Ngược lại một số sản phẩm giảm như: hàng dệt may đạt 594 triệu USD (chiếm 46%), giảm 8,7%; hàng thủy sản đạt 11,5 triệu USD, giảm 12,1%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 3 triệu USD, giảm 20,8%.
Theo thị trường xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024, Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 708 triệu USD (chiếm 54,8%), tăng 12,4% so với cùng kỳ; tiếp đến là Châu Mỹ đạt 380 triệu USD (chiếm 29,4%), tăng 11,7%; Châu Âu đạt 139 triệu USD (chiếm 10,8%), tăng 23,7%.
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 6/2024 ước đạt 148 triệu USD, giảm 9,7% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ; trong đó: Kinh tế tư nhân ước đạt 79 triệu USD, giảm 12,3% và tăng 7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 69 triệu USD, giảm 6,7% tăng 8,8%. Một số mặt hàng trong tháng tăng so với cùng kỳ năm trước như: Vải các loại đạt 54 triệu USD, tăng 25%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 27 triệu USD, tăng 16,7%; phế liệu sắt thép 23 triệu USD, tăng 56,3%; máy móc, thiết bị phụ tùng khác đạt 5,1 triệu USD, tăng 21,6%; bông các loại 4 triệu USD, tăng 18,8%; sắt thép các loại 1,2 triệu USD, tăng, tăng 3 lần;… Ngược lại một số sản phẩm giảm như: xơ, sợi dệt các loại (-47,6%); hóa chất (-30,8%); chất dẻo nguyên liệu (-28,5%); dây điện và dây cáp điện (-18,1%); thức ăn gia súc và nguyên liệu (-17,8%); máy vi tính, sản phẩm điện tử (-13,4%); hàng hóa khác (-23,8%).
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 909 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: kinh tế tư nhân đạt 477 triệu USD, tăng 1,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 462 triệu USD, tăng 11,9%. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 6 tháng đầu năm nay: Vải các loại đạt 304 triệu USD, tăng 18,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 178 triệu USD, tăng 18,9%; phế liệu sắt thép 117 triệu USD, tăng 4,4%; xơ, sợi dệt các loại đạt 57 triệu USD, tăng 8,5%; bông các loại đạt 26 triệu USD, tăng 28,3%; hàng hóa khác 124 triệu USD, tăng 29,3%,…
Theo thị trường nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024, Châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 774 triệu USD (chiếm 85,2%), tăng 13,4% so với cùng kỳ; tiếp đến là Châu Âu đạt 37 triệu USD (chiếm 4,2%), Châu Mỹ đạt 36,6 triệu USD.
Hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải trong quý II/2024 tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực cả về vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa. Tổng doanh thu quý II/2024 tăng 3,6 % so với quý trước và tăng 9,5 % so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm doanh thu hoạt động vận tải tăng 10,4% so với cùng kỳ, trong đó hoạt động vận tải hành khách tăng 17,8%; hoạt động vận tải hàng hóa tăng 7,5%.
Vận tải hành khách
Doanh thu vận tải hành khách tháng 6/2024 ước đạt 277 tỷ đồng giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 3 triệu lượt khách, giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 17,9% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 345,4 triệu lượt khách.km, giảm 1,6% so với tháng trước và tăng 19,4% so với cùng kỳ.
Ước tính quý II/2024, doanh thu vận tải hành khách đạt 688 tỷ đồng giảm 5,6% so với quý trước và tăng 19,4% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách vận chuyển đạt 9,2 triệu lượt khách, tăng 4,9% và tăng 17,6%; khối lượng hành khách luân chuyển đạt 1.043,6 triệu lượt khách.km, tăng 5,5% và tăng 19%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 1.339 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 18 triệu lượt khách, tăng 17,1%; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 2.033 triệu lượt khách.km, tăng 17,5%.
Vận tải hàng hoá
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 6/2024 ước đạt 525 tỷ đồng, tăng 2% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 3,3 triệu tấn, tăng 2% so với tháng trước và tăng 6,8% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 1.144 triệu tấn.km, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ.
Ước tính quý II/2024, doanh thu vận tải hàng hóa đạt 1.548 tỷ đồng, tăng 2,7% so với quý trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 9,6 triệu tấn, tăng 2,9% so với quý trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 3.353 triệu tấn.km, tăng 3,9% so với quý trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu vận tải hàng hoá ước đạt 3.055 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 18,9 triệu tấn, tăng 7,9%; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 6.582 triệu tấn.km, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
Dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính chuyển phát
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 6/2024 ước đạt 6,9 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm doanh thu ước đạt 40,2 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ.
Doanh thu bưu chính chuyển phát tháng 6/2024 ước đạt 0,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 14,9 so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm doanh thu ước đạt 4 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
Thu, chi Ngân sách Nhà nước; hoạt động ngân hàng
Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 13.925 tỷ đồng, đạt 71,4% so với dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa ước đạt 4.530 tỷ đồng, tăng 35,8%; thu thuế xuất, nhập khẩu ước đạt 490 tỷ đồng, giảm 45,8%; trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt 4.807 tỷ đồng, tăng 37,8%.
Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 8.242 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ; trong đó, chi phát triển kinh tế ước đạt 3.767 tỷ đồng, giảm 8,1%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 4.363 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Dự kiến đến 30/6/2024, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 127.410 tỷ đồng, tăng 3,5% so với thời điểm 31/12/2023; tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng ước đạt 96.940 tỷ đồng, tăng 3% so với thời điểm 31/12/2023; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức chiếm 0,9% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
TÌNH HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI
Lao động, việc làm
Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đào tạo nguồn nhân lực theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững, hội nhập, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với sở, ngành, UBND huyện thành phố triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác lao động, việc làm, phát triển thị trường lao động. Triển khai hợp tác, thỏa thuận hợp tác thí điểm Chương trình lao động làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa hai địa phương của hai nước. Hướng dẫn các huyện, thành phố khảo sát nhu cầu người lao động trên địa bàn có nguyện vọng đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc và điều kiện thực tế của địa phương để tăng cường thiết lập quan hệ và thỏa thuận hợp tác thí điểm chương trình. Đến nay đã triển khai chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc tại huyện Quỳnh Phụ, Kiến Xương, Đông Hưng và Vũ Thư, 6 tháng đầu năm đã đề nghị hỗ trợ thủ tục cấp visa cho 106 lao động, trong đó đưa 104 lao động đi làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc.
Phối hợp tổ chức 02 hội nghị kết nối, hợp tác đào tạo và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Thông qua kết nối đã có 45 doanh nghiệp đăng ký hợp tác (trong đó 06 doanh nghiệp đã ký hợp đồng nguyên tắc) với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội để hợp tác đào tạo các ngành nghề điện - điện tử, công nghệ, cơ khí, ô tô… để chủ động nguồn lao động theo yêu cầu của sản xuất của doanh nghiệp. Phối hợp cùng Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đoàn Thanh niên tỉnh và các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho bộ đội, công an hoàn thành nghĩa vụ... Rà soát nhu cầu sử dụng lao động, đồng thời khảo sát thực tế năng lực đào tạo, ngành nghề thế mạnh của các cơ sở đào tạo ở tỉnh ngoài để tổ chức kết nối đào tạo, cung ứng lao động cho doanh nghiệp. Đôn đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm khẩn trương hoàn thành các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến.
Hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, theo dõi việc quản lý và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, xây dựng phóng sự, treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng hành động về An toàn vệ sinh lao động và tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của 08 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng. Phối hợp hướng dẫn thực hiện hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc đối với người lao động, thẩm định máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt thuộc diện di dời theo Đề án di chuyển các cơ sở SXKD khu vực ven sông Trà Lý (giai đoạn 1). Đến nay đã hỗ trợ 629 lượt lao động với số tiền 17.886 triệu đồng.
Kết quả, tháng 6 toàn tỉnh có khoảng 4.090 lao động có việc làm tăng thêm (trong đó: việc làm tại địa phương 2.700 lao động, đi làm việc ở tỉnh ngoài 890 lao động, đi làm việc ở nước ngoài 500 lao động), nâng tổng số lao động có việc làm tăng thêm 6 tháng đầu năm có 19.490 (đạt 56,5% so với kế hoạch năm, bằng 102% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: việc làm tại địa phương 13.590 lao động, đi làm việc ở tỉnh ngoài 4.110 lao động, đi làm việc ở nước ngoài 1.790 lao động. Tiếp nhận và chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của 162 đơn vị với 753 vị trí công việc. Cấp giấy phép lao động cho 529 lao động nước ngoài (trong đó: cấp mới 419 lao động, cấp lại 32 lao động, gia hạn 78 lao động). Xác nhận 22 trường hợp không thuộc diện cấp phép LĐ cho người nước ngoài. Hướng dẫn 93 doanh nghiệp tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho 16.180 lao động; và 43 doanh nghiệp kiểm định, khai báo sử dụng 400 loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Trợ cấp xã hội
Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tham mưu cấp cấp thẻ BHYT cho 18.172 người thuộc hộ nghèo; 25.229 người thuộc hộ cận nghèo năm 2024.
Tuyên truyền, phổ biến, rà soát hộ gia đình có mức sống trung bình, người cao tuổi từ đủ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi chưa được hỗ trợ thẻ Bảo hiểm y tế trên địa bàn để thực hiện các chính sách về BHYT nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng cho 110.450 người, trong đó người cao tuổi: 44.286 người; người khuyết tật: 51.963 người, còn lại là các đối tượng khác. Phối hợp chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi tại địa phương đảm bảo trang trọng, ý nghĩa. Kết quả, toàn tỉnh có 51.143 người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng ngày Công tác xã hội, Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4, Ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6) đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức truyền thông cho trên 3.000 đại biểu là người khuyết tật và người thân của người khuyết tật, người dân trên địa bàn 31 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh hiện đang quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng 821 đối tượng.
Công tác đối với người có công
Nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các huyện, thành phố tiến hành tự rà soát việc thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng và người tham gia hoạt động kháng chiến; rà soát, xác định đối tượng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định; đôn đốc thực hiện thủ tục giải quyết trợ cấp mai táng khi người có công với cách mạng từ trần trên hệ thống cổng dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh công tuyên truyền, vận động người có công và thân nhân hưởng trợ cấp hằng tháng đăng ký sử dụng dịch vụ chi trả không dùng tiền mặt.
Kiểm tra việc thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng và người tham gia hoạt động kháng chiến tại xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ. Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), theo đó, tham mưu Tổ chức các đoàn đại biểu của tỉnh đi dâng hương tại NTLS thuộc các tỉnh Quảng Trị, Điện Biên, Hà Giang; các hoạt động dâng hương tại các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; thăm, tặng quà người có công. Phát động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2024, toàn tỉnh đã tặng 251.327 suất quà cho người có công với cách mạng và thân nhân, kinh phí 103 tỷ đồng. Tham mưu cho Tỉnh tổ chức các Đoàn đại biểu Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đi thăm, tặng quà cho đối tượng người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công trong và ngoài tỉnh và tặng quà cho người có công tiêu biểu tại các huyện, thành phố.
Duy trì việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách cho người có công đảm bảo đúng quy trình, đảm bảo thời gian quy định, Các thủ tục giải quyết đúng hạn, không có thủ tục quá hạn, cụ thể: Trong tháng 6, Sở đã tiếp nhận 622 thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh nâng số thủ tục tiếp nhận và giải quyết 6 tháng đầu năm 2024 là 4.776 thủ tục, trong đó, đã giải quyết 4.525 thủ tục, còn lại đang trong thời hạn giải quyết, không có thủ tục quá hạn, gồm: Giải quyết chế độ đối với thân nhân sau khi người có công với cách mạng từ trần 1.542 trường hợp; Sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công đối với 707 TH; giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ 819 trường hợp; Giải quyết chế độ mai táng phí đối với cựu chiến binh 728 trường hợp; giải quyết thêm chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh, thương binh đang hưởng trợ cấp mất sức lao động đối với: 81 trường hợp, cấp giấy chứng nhận người có công và giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ đối với 263 trường hợp. Giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đối với 94 trường hợp. Khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương, mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ đối với trường hợp không tại ngũ, công tác trong quân đội, công an đối với 144 trường hợp và một số thủ tục khác. Ngoài ra tiếp nhận khoảng 1.360 thủ tục khác tại Bộ phận thường trực của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS
Toàn tỉnh, 100% người nhiễm HIV được hỗ trợ mua và đóng nối thẻ BHYT hằng năm. Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình HIV/AIDS được triển khai đồng bộ. Tính đến hết 25/5/2024 trên địa bàn tỉnh hiện có: 2.315 người HIV/AIDS (242/260 xã); 1.316 bệnh nhân điều trị Methadone tại 10 cơ sở điều trị ngoại trú trong tỉnh. Quản lý và điều trị 1.449 bệnh nhân điều trị ARV, 100% bệnh nhân nhiễm HIV điều trị có thẻ BHYT.
Tình hình dịch bệnh
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh, bệnh Cúm, Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Xuân - Hè. Công tác giám sát, báo cáo, thường trực phòng chống dịch được duy trì, kịp thời xử lý hiệu quả các ca bệnh/nghi bệnh/ổ dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định. Kết quả như sau:
- Trong 6 tháng năm 2024 ghi nhận 408 trường hợp mắc chân tay miệng, các ca mắc tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, không ghi nhận ca tử vong; 03 trường hợp ho gà, không có tử vong; 454 trường hợp mắc thủy đậu, không có ca tử vong; ghi nhận 01 trường hợp nghi Sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình, hiện tại bệnh nhi đã được điều trị ổn định. Không ghi nhận ca bệnh truyền nhiễm như Cúm A/H5N1, H7N9….
- Chương trình phòng chống sốt xuất huyết và sốt rét: 6 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh đã ghi nhận tổng số 209 ca mắc Sốt xuất huyết, trong đó có 124 ca nội sinh, không có trường hợp tử vong. Toàn tỉnh không phát hiện bệnh nhân sốt rét.
- Hội chứng cúm: trong 6 tháng đầu năm ghi nhận 13.573 trường hợp, không có tử vong.
- Các bệnh truyền nhiễm khác: Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác như quai bị, sốt phát ban nghi sởi qua giám sát hiện chưa ghi nhận. Các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xâm nhập khác như Đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân…: Chưa phát hiện ca bệnh/nghi bệnh trên địa bàn tỉnh, các hoạt động giám sát được duy trì.
- Tình hình COVID-19 tại tỉnh: Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, số ca bệnh ghi nhận tính đến 17/6 duy trì ở mức thấp với 97 trường hợp bệnh được báo cáo (tương đương giai đoạn cuối năm 2023).
- Duy trì, thực hiện tốt công tác truyền thông phòng chống bệnh phong và khám lồng ghép phát hiện bệnh phong tại 260/260 trạm y tế xã, phường, thị trấn và 12 Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố. Số bệnh nhân quản lý tại cộng đồng là 75; hiện còn 99 bệnh nhân phong đang được nuôi dưỡng chăm sóc. Công tác phục hồi chức năng, chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân tàn tật do phong được đảm bảo.
- Quản lý và điều trị 8.713 bệnh nhân tâm thần xã hội, trong đó tâm thần phân liệt là 4.099 bệnh nhân, động kinh là 2.548 bệnh nhân, trầm cảm là 2066 bệnh nhân. Lũy tích điều trị khỏi là 2.066/2.066 bệnh nhân, (đạt 100%) bệnh nhân trầm cảm tại cộng đồng. Ngoài 6.647 bệnh nhân tâm thần phân liệt và đông kinh, hiện còn quản lý 2.066 bệnh nhân trầm cảm nhưng không cần điều trị mà chỉ quản lý theo dõi tại cộng đồng.
Công tác An toàn Vệ sinh thực phẩm
Ngành Y tế tiếp tục triển khai các hoạt động theo kế hoạch trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; Tổ chức hội nghị kết luận vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ngày 06/5/2024 tại phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình; Tiếp tục triển khai hoạt động theo kế hoạch xây dựng mô hình điểm kiểm soát ATTP cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại tuyến phố Đinh Tiên Hoàng (phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình), lấy mẫu giám sát mối nguy đối với các nhóm sản phẩm sản xuất từ thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Kiến Xương và Tiền Hải. Việc kiểm tra liên ngành về hoạt động quản lý nhà nước và kiểm tra chuyên ngành trong tháng hành động “Vì an toàn thực phẩm”.
Hoạt động giáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục triển khai công tác lựa chọn sách giáo khoa; công tác khảo sát chất lượng năm học 2023-2024; bảo đảm trật tự an toàn giao thông nghỉ Lễ: Giỗ tổ, 30/4, 01/5/2024 và tăng cường an toàn giao thông cho học sinh; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, phần mềm, trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2024; hướng dẫn quản lý sử dụng nguồn kinh phí tăng cường cơ sở vật chất giáo dục cấp huyện năm 2024; hướng dẫn đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp THCS năm 2024; xây dựng dự thảo và tổ chức lấy ý kiến góp ý của các đơn vị trong ngành Giáo dục và các sở ngành, UBND huyện, thành phố về 03 dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: nghị quyết các khoản thu dịch vụ, nghị quyết Bồi dưỡng giáo viên, Nghị quyết về học phí; ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 24, 25 về "Đơn vị học tập", Cộng đồng học tập" và Dự thảo hướng dẫn của Hội KH tỉnh về "Công dân học tập"…
Kết thúc năm học 2023-2024, ngành Giáo dục có 745 cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (trong đó, 303 cơ sở giáo dục mầm non (17 trường mầm non tư thục, tăng 01 trường so với năm học trước), 120 trường tiểu học, 106 trường THCS, 167 trường TH&THCS, 39 trường THPT, 01 trường TH, THCS, THPT, 01 Trung tâm GDTX tỉnh, 08 trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố); tổng số 423.639 trẻ nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh phổ thông (trong đó có: 98.657 trẻ nhà trẻ và mẫu giáo; 141.685 học sinh tiểu học, 113.182 học sinh trung học cơ sở, 59.448 học sinh trung học phổ thông, 10.667 học viên giáo dục thường xuyên); ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 382 cơ sở giáo dục thường xuyên khác.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 được tổ chức từ ngày 06-08/6/2024, tham dự Kỳ thi có 20.513 thí sinh (trong đó 1.101 thí sinh đăng ký vào trường THPT Chuyên, 19.412 thí sinh đăng ký vào trường THPT công lập không chuyên); 30 Hội đồng với 32 điểm thi, Sở GDĐT đã điều động gần 3.000 cán bộ, giáo viên thuộc ngành giáo dục tham gia Kỳ thi. Các khâu của kỳ thi được thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức từ ngày 26-29/6/2024, tham dự Kỳ thi có 22.726 thí sinh (trong đó, 18.972 thí sinh THPT, 3.064 thí sinh GDTX; 690 thí sinh tự do (566 chưa tốt nghiêp, 34 đã tốt nghiệp), 1.052 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp, 21.674 thí sinh có dùng kết quả thi xét đại học, cao đẳng năm 2024. Toàn tỉnh tổ chức 35 điểm thi với 974 phòng thi. Sở GDĐT đã điều động gần 3.000 cán bộ, giáo viên thuộc ngành giáo dục tham gia Kỳ thi.
Sở GDĐT đã xây dựng và triển khai kế hoạch giới thiệu sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 trong các cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2024-2025; trình UBND tỉnh ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 trong các cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2024-2025; tổ chức thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa lớp 12 và rà soát báo cáo, kết quả tổng hợp tình hình lựa chọn sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 sử dụng từ năm học 2024-2025; trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 31/5/2024 về phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 và bổ sung danh mục SGK lớp 10 môn Giáo dục thể chất sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2024-2025.
Rà soát, đánh giá việc sáp nhập trường liên cấp sau 5 năm thực hiện theo Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh Thái Bình về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tiếp tục thành lập các đoàn đánh giá ngoài, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh, góp phần hoàn thiện các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao của tỉnh. Hiện tại, kết quả cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia, cụ thể như sau: Toàn tỉnh có 691/735 cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 94,01%, trong đó: 490 trường đạt chuẩn mức độ 1 và 201 trường đạt chuẩn mức độ 2.
Triển khai khảo sát TALIS tại 05 trường có cấp THCS; chính thức SEA-PLM đối với 03 trường có cấp tiểu học năm 2024 tại tỉnh Thái Bình; tham gia các tập huấn của Bộ GDĐT về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Văn hoá - Thể thao
Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 10/5/2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa có thành tích tiêu biểu, xuất sắc tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019 - 2023. Sở ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng các quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh thực hiện nghiêm túc, bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, đúng thời gian theo quy định. Sáu tháng đầu năm, Sở tiếp nhận và giải quyết 67 văn bản trả lời thông báo sản phẩm quảng cáo; 19 hồ sơ tuyên truyền của các sở, ngành, đơn vị; 10 văn bản trả lời trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật; thẩm định 04 dự án/báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích; 37 hồ sơ tu sửa cấp thiết di tích; cấp 02 chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích; 04 giấy chứng nhận đủ điền kiện hành nghề tu bổ di tích.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản đề nghị Chính phủ cho phép trình UNESCO hồ sơ “Nghệ thuật Chèo” ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa lễ hội truyền thống làng La Vân, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ và nghề làm muối biển, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đề nghị thẩm định dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Thuận, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư và miếu Đông, xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy; ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội trước, trong và sau dịp nghỉ lễ, tết; nội dung đề nghị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh về việc giao nhiệm vụ lập đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng tỉnh; dự án tu bổ, tôn tạo mở rộng đền Thái Bảo, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng; hồ sơ quy hoạch di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, huyện Hưng Hà; nội dung đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thu hồi khẩu pháo 122mm K31/37 hiện đang trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm hiện vật trưng bày; ban hành các quyết định về đề án Số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình; văn bản trình Cục Di sản văn hóa thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo hồ tắm tượng và sân vườn cảnh quan thuộc quần thể khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần: Đình, đền, bến Tượng Sào, huyện Quỳnh Phụ; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích xứ ủy Bắc kỳ - nhà đồng chí Phạm Quang Lịch, xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương.
Tổ chức giám sát tu sửa 29 di tích lịch sử văn hóa; tổ chức thành công trưng bày nhà truyền thống xã Nam Cường, huyện Tiền Hải; trưng bày chuyên đề "Từ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đến đại thắng mùa Xuân 1975" nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; sưu tầm và tiếp nhận 8 hiện vật kỷ vật kháng chiến chống Pháp tại xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ; xã Tây n, huyện Tiền Hải; sưu tầm hình ảnh về các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và làm việc tại Thái Bình, các sự kiện tiêu biểu của tỉnh... Tra cứu lập danh mục, cung cấp tài liệu, hình ảnh giúp đoàn công tác Bảo tàng tỉnh Sơn La sưu tầm về Người Thái Bình đi xây dựng vùng kinh tế mới Tây Bắc; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sưu tầm tài liệu hiện vật 50 năm nền văn học Nghệ thuật Thái Bình sau ngày đất nước thống nhất; xây dựng kế hoạch trưng bày "80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng" (22/12/1944 - 22/12/2024).
Sở chỉ đạo Trung tâm Văn hóa tỉnh hướng dẫn Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ tại các cơ sở; chỉ đạo đội thông tin lưu động các huyện, thành phố xây dựng chương trình phục vụ nhân dân trong dịp nghỉ lễ, tết; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 134 năm ngày thành lập tỉnh (21/03/1890-21/03/2024); 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4; ngày Quốc tế lao động 01/5; 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5; 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5...
Tổ chức triển lãm báo Xuân trực tuyến trên không gian mạng với trên 300 đầu báo, tạp chí. Tuyên truyền trực quan tại chỗ 07 mô hình nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 01/5; 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ban hành kế hoạch và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Thái Bình năm 2024; tham dự Liên hoan cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2024 tại Điện Biên đạt giải Nhất toàn đoàn. Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình viết bài tuyên truyền về các hoạt động của Thư viện nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III tại Công viên Kỳ Bá, thành phố Thái Bình với nhiều hoạt động sôi nổi mang lại hứng thú đọc sách cho đông đảo học sinh và nhân dân thành phố.
Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới. Ban hành và triển khai thực hiện các Kế hoạch số: 15/KH-SVHTTDL ngày 19/02/2024 tổ chức Lễ khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng chống đuối nước; 36/KH-SVHTTDL ngày 22/4/2024 về việc mở lớp dạy bơi và phương pháp dạy bơi, cứu đuối năm 2024; 37/KH-SVHTTDL ngày 03/5/2024 về việc tập huấn đội lặn khí tài phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Ban hành Điều lệ và tổ chức các giải: Bơi Nhi đồng toàn tỉnh; Yoga, Dân vũ thể thao, Shuffle dance tỉnh Thái Bình năm 2024. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh Thái Bình lần thứ XI năm 2024; tổ chức thành công giải Bóng đá Nhi đồng - Hội khoẻ Phù đổng tỉnh Thái Bình lần thứ XI; phối hợp với huyện Hưng Hà tổ chức giải giao hữu Bóng chuyền hơi và giải Cờ tướng tại lễ hội đền Trần Thái Bình.
Sáu tháng đầu năm, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh tổ chức tập huấn cho các vận động viên tham gia thi đấu 12 giải quốc gia và 01 giải quốc tế, đạt 75 huy chương các loại gồm 28 HCV, 16 HCB, 31 HCĐ; trong đó, giải quốc gia đạt 73 huy chương, gồm: 27 HCV, 15 HCB, 31 HCĐ; giải quốc tế vô địch trẻ Châu Á Jujitsu, vận động viên Ngô Thị Thảo Vân đạt 01 HCV, 01 HCB; đội Bóng đá U11 tham dự vòng loại tại tỉnh Quảng Nam; đội Bóng chuyền nữ Geleximco Thái Bình tham gia giai đoạn 1 giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia năm 2024 tại tỉnh Bình Phước xếp thứ 5/6 đội; tham dự giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Bình Điền (kết quả xếp thứ 4). Có 10 vận động viên được tập trung tập huấn đội tuyển và 01 huấn luyện viên, 16 vận động viên tập huấn đội tuyển trẻ quốc gia các môn thể thao. Thải loại 08 vận động viên không có khả năng phát triển, tuyển bổ sung 19 vận động viên tập trung đào tạo kế cận.
Tình hình an toàn giao thông
Theo báo cáo của Công an tỉnh Thái Bình, từ ngày 15/5/2024 đến ngày 14/6/2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, làm 18 người chết và 12 người bị thương. Tính chung 06 tháng đầu năm toàn tỉnh xảy ra 183 vụ tai nạn giao thông, làm 94 người chết và 115 người bị thương.
Thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
Theo báo cáo từ Công an tỉnh, từ ngày 15/01/2024 đến ngày 15/6/2024, trên địa bàn tỉnh Thái Bình không xảy ra cháy, nổ; tuy nhiên ngày 20/6/2024, đã xảy ra vụ cháy tại nhà kho tầng 2 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Tactician (Khu công nghiệp Phúc Khánh). Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ đã huy động lực lượng, phương tiện, kịp thời dập tắt hoàn toàn đám cháy. Hiện trường vụ cháy là tầng 2 nhà kho chứa phế liệu, sản phẩm phụ. Diện tích kho khoảng 2.200m2, diện tích đám cháy khoảng 500m2; vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người, tài sản bị cháy chủ yếu là bìa carton, sản phẩm phế liệu, trị giá khoảng 40 triệu đồng. Nguyên nhân hỏa hoạn được xác định do chập điện./.