Năm 2024, đa số các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cụ thể, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD); Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định nền kinh thế giới đạt mức tăng trưởng 3,2% năm 2024; Liên hợp quốc (UN); Fitch Ratings (FR) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 đạt 2,7%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kinh tế thế giới đã trải qua một năm với rất nhiều bất ổn, cùng những biến động khó lường. Căng thẳng địa chính trị kéo dài, xu hướng toàn cầu hóa đảo ngược, các kịch bản xoay quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cùng nhiều sự kiện kinh tế - chính trị khác đã khiến bức tranh kinh tế vốn đã phân hóa lại trở nên ngày càng phức tạp hơn.
Kinh tế Việt Nam 2024, tuy dần phục hồi, dẫn đầu bởi sản xuất, thương mại và FDI vẫn biến động khó lường và nhu cầu nội địa chưa hồi phục hoàn toàn, ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng trong tháng Chín đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và sản xuất, kinh doanh tại các địa phương miền Bắc; giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, vận tải, tạo áp lực lên kiểm soát lạm phát; các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang được triển khai... Với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết. Các Bộ, ngành, địa phương đã theo dõi chặt chẽ những biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng; khắc phục nhanh thiệt hại cơn bão số 3, lũ lụt và sạt lở đất gây ra.
Trong tỉnh, trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngay từ đầu năm, tỉnh Thái Bình đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ và các Nghị quyết của Tỉnh ủy - HĐND tỉnh. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 duy trì xu hướng tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước. GRDP cả năm 2024 tăng 7,01% so với cùng kỳ năm trước.
TÌNH HÌNH KINH TẾ
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024 (giá so sánh 2010) ước đạt 71.326,1 tỷ đồng, tăng 7,01% so với cùng kỳ năm 2023 (kế hoạch 8,5 - 9% trở lên). Là địa phương xếp thứ 44 cả nước, thứ 9 thuộc đồng bằng Sông Hồng về tốc độ phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn. Trong đó:
Khu vực Nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 13.754,3 tỷ đồng, giảm 0,1% so với cùng kỳ, giảm 0,02 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Khu vực Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 32.488,3 tỷ đồng, tăng 11,76% so với cùng kỳ, đóng góp 5,13 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng; trong đó: ngành công nghiệp tăng 14,12% (đóng góp 4,24 điểm phần trăm), ngành xây dựng tăng 6,52% (đóng góp 0,88 điểm phần trăm).
Khu vực Dịch vụ ước đạt 21.048,2 tỷ đồng, tăng 6,62% so với cùng kỳ, đóng góp 1,96 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Năm 2024, GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 70,23 triệu đồng/người; năng suất lao động (theo giá so sánh) đạt 72,34 triệu đồng/người.
Quy mô kinh tế của tỉnh đạt 132.758,9 tỷ đồng, xếp thứ 23 địa phương trong cả nước, thứ 8/11 địa phương vùng đồng Bằng Sông Hồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,7%, công nghiệp và xây dựng chiếm 44,3%, dịch vụ chiếm 30,41%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,6%.
Giá trị sản xuất (GO)
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, xây dựng nông thôn mới
Năm 2024, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3(YAGI) tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất vẫn ở mức cao. Song với sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp, sự cố gắng của bà con nông dân, kết quả sản xuất nông nghiệp đảm bảo duy trì ổn định; các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tiếp tục được thực hiện hiệu quả; cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch tích cực; các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu như lợn, gà đều đạt mức tăng so với cùng kỳ; sản xuất lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung ổn định.
Ước tính năm 2024, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) đạt 29.664 tỷ đồng, giảm 0,21% so với cùng kỳ năm 2023 (kế hoạch 2,1-2,2%). Trong đó: Nông nghiệp ước đạt 23.573 tỷ đồng giảm 0,84%, thủy sản ước đạt 6073 tỷ đồng, tăng 2,27%.
Nông nghiệp
Trồng trọt
Tổng Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2024 ước đạt 216.196 ha, giảm 0,29% (-638,5 ha) so với cùng kỳ. Trong đó, tổng diện tích lúa năm 2024 ước đạt 148.426,3 ha, giảm 0,8% (-1.237 ha) so với năm 2023.
Quý IV/2024, Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh 2010) ước đạt 2.913 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với quý trước và giảm 14,97 % so với cùng kỳ.
Tính chung cả năm 2024 giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh 2010) ước đạt 11.544 tỷ đồng, giảm 4,61% so với cùng kỳ. Cụ thể:
Cây hàng năm
Sản xuất vụ Đông Xuân
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2024 đạt 126.140,7 ha, giảm 184,8 ha (-0,15%) so với vụ đông xuân năm 2023; trong đó: diện tích gieo trồng vụ Đông đạt 37.236 ha, tăng 592 ha; tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân năm 2024 đạt 88.904,7 ha, giảm 776,5 ha(-0,87%). Tổng diện tích gieo cấy là 74.171,3 ha, giảm 641,7 ha (-0,86%) so với vụ xuân năm 2023. Năng suất lúa Xuân năm 2024 đạt 71,08 tạ/ha, sản lượng lúa vụ Xuân đạt 527,2 nghìn tấn, giảm 3,6 nghìn tấn (-0,68%) so với vụ Xuân năm trước.
Sản xuất vụ Mùa
Vụ mùa 2024, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 90.055,3 ha, giảm 453,7 ha (-0,50%) so với vụ mùa năm 2023. Trong đó diện tích lúa đạt 74.255 ha, giảm 596 ha (-0,80%). Năm 2024, Thái Bình bước vào gieo cấy vụ mùa có nhiều thuận lợi cả về thời tiết và thời vụ, các địa phương tập trung gieo cấy một số giống có giá trị và năng suất cao, cụ thể: Các giống lúa có chất lượng gạo ngon (kể cả giống nếp dài ngày) có diện tích 30.733 ha, chiếm gần 42% tổng diện tích lúa mùa. Giống lúa thuần có năng suất cao, chịu thâm canh chiếm 58% gồm các giống lúa lai, Q5, BC15, TBR45, TBR1, TBR225, Thiên ưu 8…
Do ảnh hưởng của bão số 3 vào ngày 7/9 kết hợp với mưa lớn, nước lũ dâng nhanh các địa phương trong toàn tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực chủ động khắc phục. Tuy nhiên nhiều diện tích lúa mùa, cây màu và diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân trên toàn tỉnh đã bị ảnh hưởng, thiệt hại gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Theo kết quả điều tra năng suất lúa mùa đạt 53,55 tạ/ha, giảm 6,25 tạ/ha (-10,45%) so với vụ mùa năm 2023.
* Tiến độ sản xuất nông nghiệp: Theo tiến độ sản xuất của Sở NN & PTNT tính đến ngày 26/12/2024, diện tích đất trồng lúa vụ Xuân đã cày lật 61.750 ha đạt 83,5% kế hoạch gieo cấy lúa Xuân năm 2025. Diện tích cây vụ Đông đã trồng 37.005 ha vượt 1,1% kế hoạch đề ra thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023. Diện tích cây vụ Đông đã thu hoạch 22.820 ha đạt 61,6% diện tích cây vụ Đông đã trồng. Diện tích mạ Xuân đã gieo 125 ha tập trung tại hai huyện Đông Hưng và Hưng Hà.
Hình 1: Sản lượng một số cây trồng chủ yếu năm 2024 so với năm 2023
(nghìn tấn)
Cây lâu năm
Tỉnh Thái Bình với chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng; mở rộng diện tích trồng cây ăn quả với các loại cây chủ lực như: chuối, cam, quýt, bưởi da xanh; và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao tập trung như cây dược liệu….nhằm tạo sự chuyển biến tích cực và phát triển bền vững. Trong những năm qua, việc thực hiện chủ trương giảm diện tích lúa kém hiệu quả chuyển sang các cây trồng khác đặc biệt là cây ăn quả có giá trị kinh tế đã khẳng định được hiệu quả kinh tế.
Theo kết quả sơ bộ, tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh năm 2024 ước đạt 8.249 ha, giảm 1,74% (-146 ha) so với năm 2023; trong đó diện tích cây ăn quả đạt 5.863 ha, chiếm 71,08% trong tổng diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh, giảm 2,49% (-150 ha) so với cùng kỳ năm 2023; Diện tích Cây dược liệu lâu năm đạt 937 ha, tăng 5 ha (+0,49%) so với năm trước, trong đó chủ yếu là cây hòe với diện tích đạt 840 ha, tăng 2 ha (+0,29%), diện tích thu hoạch của hòe là 820 ha, tăng 2,47 ha (+0,29%), sản lượng thu hoạch của hòe ước đạt 3.429 tấn, tăng 12 ha (+0,33%) so với năm trước.
Hình 2: Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu năm 2024 so với 2023
Hầu hết các loại cây ăn quả đều được mùa cho năng suất khá, sản lượng của nhiều loại cây trồng như mít, các loại quả có múi thuộc họ cam quýt,...tăng so cùng kỳ như: Cam đạt 2,7 nghìn tấn, tăng 0,7%; mít đạt 2,5 nghìn tấn, tăng 1%; bưởi đạt 3,9 nghìn tấn, tăng 1,6%...
Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đã có sự phát triển với việc áp dụng giống vật nuôi mới với nhiều tiến bộ kỹ thuật và quy trình an toàn sinh học. Việc đóng góp của ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của toàn ngành nói chung và của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng.
Năm 2024, nhìn chung tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định không có dịch bệnh lớn xảy ra trên gia súc, gia cầm. Kết quả chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh đạt được mức tăng trưởng khá. Cụ thể: số lượng đàn trâu, bò không có biến động lớn; chăn nuôi lợn đã có kết quả tích cực; chăn nuôi gia cầm tiếp tục tăng. Về quy mô tổng đàn, chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ có giảm, chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại và doanh nghiệp thì vẫn đang được duy trì và phát triển tốt nhờ có những ưu thế do chi phí chăn nuôi thấp hơn, cơ chế phòng chống dịch bệnh tốt, công tác tái đàn tiếp tục được đẩy mạnh, số lượng gia súc, gia cầm tăng dần lên. Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu như thịt lợn, thịt gia cầm và trứng đều tăng.
Mặc dù vậy, ngành vẫn phải đối mặt với những khó khăn như sản xuất còn nhỏ lẻ, giá thức ăn tăng cao và giá bán một số sản phẩm không ổn định, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan trên diện rộng.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (giá so sánh 2010) quý IV/2024 ước đạt 3.407 tỷ đồng, tăng 14,7% so với quý trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ.
Chung năm 2024, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước tính (giá so sánh 2010) ước đạt 10.803 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi gia súc: Tổng đàn trâu, bò tại ước tính đến thời điểm 01/01/2025 đạt 60,04 nghìn con, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Tổng đàn trâu ước đạt 7,2 nghìn con, tăng 0,3%; tổng đàn bò ước đạt 52,8 nghìn con, tăng 0,7%.
Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tháng 12/2024 ước đạt 964 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 85 tấn, tăng 2,4%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 879 tấn, tăng 2,2%.
Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng quý IV/2024 ước đạt 2,96 nghìn tấn, tăng 13,5% so với quý trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng quý IV/2024 ước đạt 251 tấn, tăng 7,3% so với quý trước và tăng 1,2% so với cùng kỳ; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng quý IV/2024 ước đạt 2.771 tấn, tăng 14,1% so với quý trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ.
Tính chung cả năm 2024 sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước đạt 10.871 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 925 tấn, tăng 1,9%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 9.946 tấn, tăng 2,2% .
Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn và con giống vẫn ở mức cao trong thời gian dài nên việc tái đàn còn chậm, tỷ lệ đàn nái lai, nái ngoại tăng hơn so với năm trước, ước tính chiếm khoảng 80% tổng đàn nái, đàn nái nội chỉ còn khoảng 20%. Đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao từ 75% đến 100% máu ngoại chiếm trên 80% đàn lợn thịt; trọng lượng xuất chuồng bình quân tăng, đạt khoảng từ 105 - 115 kg/con.
Tổng đàn lợn ước tính tại thời điểm tháng 01/01/2025 đạt 707,9 nghìn con, giảm 0,3% so với cùng kỳ.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 12/2024 ước đạt 17,9 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý IV/2024 ước đạt 52,4 nghìn tấn, tăng 11,4% so với quý trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ.
Tính chung cả năm 2024 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 178,9 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Chăn nuôi gia cầm:
Số lượng đàn gia cầm đến thời điểm hiện tại đã chạm ngưỡng cao. Trong những tháng cuối năm, tình hình thời tiết ổn định, dịch bệnh ít, số lượng đàn gia cầm tăng nhất là số lượng đàn gà do các hộ chăn nuôi đang chuẩn bị nuôi phục vụ nhu cầu thực phẩm vào dịp cuối năm và Tết Ất Tỵ sắp tới.
Ước tính tổng đàn gia cầm thời điểm 01/01/2025 đạt 14,7 triệu con, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Số lượng đàn gà đạt 10,5 triệu con, tăng 0,8%; số lượng đàn vịt đạt 3 triệu con, tăng 0,6%.
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tháng 12/2024 ước đạt 8,1 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 6,5 nghìn tấn, tăng 2,3%. Sản lượng trứng gia cầm tháng 12/2024 ước đạt 33,1 triệu quả, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó : Sản lượng trứng gà ước đạt 15,2 triệu quả, tăng 2,9%.
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý IV/2024 ước đạt 23,4 nghìn tấn, tăng 2,1% so với quý trước và giảm 1% so với cùng quý năm trước. Sản lượng trứng gia cầm quý IV/2024 ước đạt 93,1 triệu quả, tăng 10,7% so với quý trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ.
Tính chung năm 2024 sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 74,7 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng đạt 59 nghìn tấn, tăng 3,3%. Sản lượng trứng gia cầm ước đạt 351,1 triệu quả, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng trứng gà ước đạt 198,6 triệu quả, tăng 2,7%.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp:
Dịch vụ Nông nghiệp năm 2024 phát triển đạt kết quả khá, diện tích được cơ giới hóa 100% khâu làm đất và 80% khâu thu hoạch, giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp (giá so sánh 2010) quý IV/2024 ước đạt 594 tỷ đồng, tăng 40 lần so với quý trước và tăng 0,4% so với cùng quý năm trước.
Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 2024 (giá so sánh 2010) ước đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 1,62% so với cùng kỳ 2023.
Lâm nghiệp
Năm 2024, trên địa bàn tỉnh Thái Bình tập trung vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng và tiếp tục chỉ đạo các xã ven biển tăng cường công tác quản lý và chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện trồng bổ sung rừng ngập mặn ven biển, không có diện tích rừng được trồng mới.
Tháng 12/2024 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 188 m3, tăng 1,4%; sản lượng củi khai thác ước đạt 381 ste, tăng 1,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 207 nghìn cây, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý IV/2024 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 870 m3, tăng 2,3 lần so với quý trước song giảm 7,2% với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước đạt 1.841 ste, tăng 5,7% so với quý trước và tăng 51,3% so với cùng kỳ. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán quý IV/2024 trồng được 102 cây, tăng 20% so với quý trước và tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Tính chung cả năm 2024 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2.305 m3, giảm 2,2%; sản lượng củi khai thác ước đạt 7.620 ste, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Phong trào trồng cây ở Thái Bình năm 2024 vẫn được các địa phương duy trì số cây lâm nghiệp phân tán trồng được 464 nghìn cây, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp uớc quý IV/2024 (giá so sánh năm 2010) đạt 8,1 tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với quý trước và giảm 2,48% so với cùng quý năm trước.
Năm 2024, tính giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá so sánh năm 2010) ước đạt 17,7 tỷ đồng, giảm 1,5% so cùng kỳ.
Thuỷ sản
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát huy thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển, duy trì các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tích cực khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu (EC) về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Tổng sản lượng thủy sản tháng 12/2024 ước đạt 27,1 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 1,1%; tôm đạt 0,8 nghìn tấn, tăng 2,3%; thuỷ sản khác đạt 16,1 nghìn tấn, tăng 2,6%.
Tổng sản lượng thủy sản quý IV/2024 ước đạt 83 nghìn tấn, tăng 7,6% so với quý trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 31,6 nghìn tấn, tăng 1,5% so với quý trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ ; tôm đạt 3,3 nghìn tấn, tăng 10% so với quý trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ; thuỷ sản khác đạt 48,1 nghìn tấn, tăng 11,9% so với quý trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ .
Tổng sản lượng thủy sản năm 2024 ước đạt 296,1 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 117,6 nghìn tấn, tăng 1,8%; tôm đạt 8,5 nghìn tấn, tăng 3,1%; thuỷ sản khác đạt 170 nghìn tấn, tăng 2,6%.
Hình 4: Sản lượng thủy sản năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023
Khai thác
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 12/2024 ước đạt 7,8 nghìn tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 5,6 nghìn tấn, tăng 0,2%; tôm đạt 0,2 nghìn tấn, tăng 1,2%; thủy sản khác đạt 2 nghìn tấn, tăng 0,6%.
Sản lượng thủy sản khai thác quý IV/2024 ước đạt 23,3 nghìn tấn, giảm 4,1% so với quý trước và giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 16,9 nghìn tấn, giảm 3,9% so với quý trước và giảm 3,9% so với cùng kỳ; tôm đạt 0,8 nghìn tấn, tăng 18,6% so với quý trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ; thuỷ sản khác đạt 5,6 nghìn tấn, giảm 7,4% so với quý trước và tăng 7,4% so với cùng kỳ .
Tính chung cả năm 2024 sản lượng khai thác ước đạt 103,2 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 69,3 nghìn tấn, tăng 0,9%; tôm đạt 2,4 nghìn tấn, tăng 2,4%; thủy sản khác đạt 31,4 nghìn tấn, tăng 3,2%.
Nuôi trồng
Năm 2024, diện tích nuôi thâm canh, ứng dụng công nghệ cao được duy trì và phát triển tốt, chú trọng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, cá vược, cua biển, cá rô đồng, cá chuối hoa, lươn, ba ba…. Công tác cải tạo ao, đầm, bãi triều đã được các địa phương và hộ nuôi quan tâm thực hiện, chuyển đổi vùng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản ao bán nổi.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12/2024 ước đạt 19,3 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 4,5 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm đạt 0,6 nghìn tấn, tăng 2,7% ; thủy sản khác đạt 14,1 nghìn tấn, tăng 2,9%.
Sản lượng nuôi trồng quý IV/2024 ước đạt 59,7 nghìn tấn, tăng 13% với quý trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 14,7 nghìn tấn, tăng 8,5% so với quý trước và tăng 10,3% so với cùng kỳ; tôm đạt 2,5 nghìn tấn, tăng 6,9% với quý trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 42,5 nghìn tấn, tăng 15% so với quý trước và tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Tính chung cả năm 2024 sản lượng nuôi trồng ước đạt 192,9 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 48,3 nghìn tấn, tăng 3,1%; tôm đạt 6,1 nghìn tấn, tăng 3,3%; thủy sản khác ước đạt 138,5 nghìn tấn, tăng 2,5%.
Nuôi trồng thủy sản lồng bè đã và đang phát triển ổn định tại các địa phương, đối tượng chủ yếu nuôi là cá lăng, trắm, chép, rô phi, cá diêu hồng;… và Hàu trên bè ở cửa sông. Sản lượng nuôi lồng bè năm 2024 ước đạt 2,8 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2023.
Quý IV/2024, giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 1.813 tỷ đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 5,5% so với cùng kỳ; trong đó giá trị sản xuất nuôi trồng quý IV/2024 ước đạt 1.389 tỷ đồng, tăng 3,46% so với quý trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ; khai thác ước đạt 406 tỷ đồng, tăng 10,9% so với quý trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ; sản xuất giống thủy sản ước đạt 18 tỷ đồng, giảm 58,2% so với quý trước và giảm 0,25% so với cùng kỳ.
Tính chung cả năm 2024 giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 6.073 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ; trong đó giá trị sản xuất nuôi trồng ước đạt 4.426 tỷ đồng, tăng 2,6%; khai thác ước đạt 1.555 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ.
Tình hình xây dựng nông thôn mới:
Năm 2024, công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng thực chất, hiệu quả; Đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có: 100% số xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM; 7 huyện và thành phố Thái Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 36 xã (đạt 16,14% số xã) đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 01 xã (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ) được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 05 xã đã được Hội đồng thẩm cấp tỉnh họp, thống nhất công nhận đạt các tiêu chí xã NTM nâng cao nhưng chưa bỏ phiếu đề nghị công nhận; 03 xã (Vũ An - huyện Kiến Xương; Nam Thịnh, Phương Công - huyện Tiền Hải) đã được Đoàn đánh giá, xác nhận đạt tiêu chí xã NTM nâng cao năm 2024; 03 xã (Tây Giang, Nam Cường, An Ninh - huyện Tiền Hải) đã được Đoàn đánh giá, xác nhận đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu năm 2024. Trong số 189 xã còn lại chưa đạt xã NTM nâng cao: Có 54 xã đạt 15-18 tiêu chí; 80 xã đạt 10-14 tiêu chí; 55 xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất:
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12/2024 ước tính tăng 10,23% so với tháng trước và tăng 13,04% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 0,64% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13,92%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,24%; ngành cung cấp nước, hoạt động và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,92%.
Tính chung năm 2024, (IIP) ước tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 18,5%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 30,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,9%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 của một số ngành thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 45,83%; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tăng 34,27%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 30,75%; Phương tiện vận tải khác tăng 27,45%; Sản xuất sản phẩm dệt 11,13%..... Bên cạnh đó, chỉ số (IIP) ở một số ngành giảm so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ khai khoáng khác giảm 18,54%; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 12,53%...
Hình 5: Tốc độ tăng/giảm IIP năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023
Giá trị sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 12/2024 (giá so sánh 2010) ước đạt 13.199 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước ước đạt 1.546 tỷ đồng, tăng 36,77%; Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 9.881 tỷ đồng, tăng 16,86%; Kinh tế đầu tư nước ngoài ước đạt 1.773 tỷ đồng, giảm 10,56%. Phân theo ngành công nghiệp: Công nghiệp khai thác mỏ ước đạt 32 tỷ đồng, tăng 4,41%; Công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 12.016 tỷ đồng, tăng 14,36%; Sản xuất truyền tải và phân phối điện ước đạt 1.118 tỷ đồng, tăng 11,82%; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 34 tỷ đồng, tăng 10,82%.
Năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 106.449 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế Nhà nước ước đạt 17.687 tỷ đồng, tăng 33,89 % so với cùng kỳ năm trước; Kinh tế ngoài Nhà nước ước đạt 69.610 tỷ đồng tăng 11,32%; Kinh tế nước ngoài ước đạt 19.153 tỷ đồng giảm 11,92%. Phân theo ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác mỏ ước đạt 288 tỷ đồng, giảm 2,84%; Công nghiệp chế biến chế tạo ước đạt 94.136 tỷ đồng tăng 6,73%; Sản xuất truyền tải và phân phối điện ước đạt 11.657 tỷ đồng, tăng 35,05%; Cung cấp nước, quản lý và phân phối nước thải rác thải ước đạt 369 tỷ đồng, tăng 4,22%.
Tình hình sản xuất ở một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh:
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 12 năm 2024 có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Tấm lát đường và vật liệu lát, ốp lát (+72,09%); Khí tự nhiên dạng khí (+47,67%); Khăn mặt, khăn tắm và khăn khác dùng trong nhà vệ sinh, nhà bếp (+45,44%)…..Tuy nhiên trong tháng 12 năm 2024 một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như: Dịch vụ tráng phủ kim loại bằng cách nhúng vào kim loại chảy (-40,57%); Polyaxetal, polyete khác và nhựa epoxy, dạng nguyên sinh, polycarbonat… (-29,54%); Tôm đông lạnh (-23,86) ....
Tính chung năm 2024, Một số sản phẩm sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Tàu đánh bắt thuỷ hải sản, các loại tàu chuyên dụng (+62,05%); Túi khí an toàn (+43,07%); Thức ăn cho gia súc (+30,48%); Cần gạt nước, sương, tuyết trên kính chắn (+28,35%); Điện sản xuất (+33,42%); điện thương phẩm tăng (+5,93%) so cùng kỳ.... Tuy nhiên vẫn còn một số ngành có tốc độ giảm như: Tai nghe khác (-85,91%); Xe mô tô chưa được phân vào đâu, xe thùng (-81%); Loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa (-23,22%) …..
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp:
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2024 tăng 8,38% so với tháng trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,53% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 6,33%).
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2024 tăng 2,05% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,83% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 11,03%).
Chỉ số sử dụng lao động:
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2024 tăng 1,21% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 6% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó:
+ Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,04% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,35% so với cùng thời điểm năm trước; Doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,88% và tăng 3,38%; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,61% và tăng 9,29%.
+ Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng ổn định so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 12,50% so với cùng thời điểm năm trước; Ngành chế biến, chế tạo tăng 1,23% và tăng 6,04%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,56% và tăng 5,96%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,27% so với tháng trước và giảm 0,53% so với cùng thời điểm năm trước.
Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp chế biến chế tạo
- Về xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV năm 2024 cho thấy: Có 53,66% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý III năm 2024; 39,02% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 7,32% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến quý I năm 2025, có 28,05% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV năm 2024; 50% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 21,95% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 60,66% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm 2024 sẽ tốt hơn; khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều là 33,33%.
- Về khối lượng sản xuất, có 57,32% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý IV năm 2024 tăng lên so với quý III năm 2024; 35,37% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 7,32% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm đi. Xu hướng quý I năm 2025 so với quý IV năm 2024, có 26,22% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng lên; 50,61% số doanh nghiệp dự báo ổn định và 23,17% số doanh nghiệp dự báo giảm đi.
- Về đơn đặt hàng, có 57,05% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý IV năm 2024 cao hơn quý III năm 2024; 37,18% doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 5,77% doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm đi. Xu hướng quý I năm 2025 so với quý IV năm 2024, có 25,81% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 50,97% doanh nghiệp dự kiến đơn hàng ổn định và 23,23% doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng giảm đi.
- Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý IV năm 2024 so với quý III năm 2024, có 54,87% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 37,17% doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 7,96% doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Xu hướng quý I năm 2025 so với quý IV năm 2024, có 26,5% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 48,72% doanh nghiệp dự kiến ổn định và 24,79% doanh nghiệp giảm đi.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Trong tháng 12 năm 2024, tỉnh Thái Bình có 98 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đầu tư là 1.021 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 681 người. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp trong tháng là 10,41tỷ đồng. Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có 17 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Tính chung năm 2024, toàn tỉnh có 1.172 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đầu tư là 12.604 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 19.318 người. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp trong tháng là 10,75 tỷ đồng, 310 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Bình quân một tháng có gần 124 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Bên cạnh đó, có 44 doanh nghiệp trong giai đoạn tạm ngừng kinh doanh và 14 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể.
Hình 6: Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2024
Theo khu vực kinh tế, năm 2024 có 7 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản với tổng số vốn đầu tư là 53 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 22 người; có 469 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 5.454 tỷ đồng và 16.526 lao động đăng ký; có 696 doanh nghiệp thuộc khu vực thương mại dịch vụ, với tổng số vốn đăng ký là 7.097 tỷ đồng và 2.770 lao động đăng ký.
Đầu tư - Xây dựng
Đầu tư
Năm 2024, tỉnh Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đã chủ động và phối hợp đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi cấp điện, cấp nước, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế đồng thời cũng triển khai nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh như các chính sách ưu đãi về giá đất, tiền thuê đất, xúc tiến thương mại, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư.
- Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng 12/2024 ước đạt 1.108,4 tỷ đồng, tăng 14,6% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó: vốn Ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 622,6 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện ước đạt 388,1 tỷ đồng, tăng 35,6%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã ước đạt 97,6 tỷ đồng, giảm 36,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Ước tính năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 8.733,7 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 3.912,3 tỷ đồng, tăng 1,6%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện ước đạt 3.532,6 tỷ đồng, tăng 14,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã ước đạt 1.288,8 tỷ đồng, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 7: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách NN năm 2024 so với 2023
Tổng mức thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024 ước đạt 62.814,3 tỷ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 9.287 tỷ đồng, tăng 9,83%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 36.538 tỷ đồng, giảm 10,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 12.247 tỷ đồng, tăng 80,91%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Thái Bình năm 2024: Vốn đăng ký cấp mới có 46 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 930.305 nghìn USD, trong đó ngành công nghiệp Chế biến chế tạo được cấp phép mới là 42 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký đạt 542.780 nghìn USD. Trong số 8 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép đầu tư mới vào Thái Bình trong năm 2024, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3 dự án đạt tổng số vốn đăng ký là 415.034 nghìn USD chiếm 44,6% tổng số vốn đăng ký mới, tiếp đến là Samoa với 2 dự án đạt tổng số vốn đăng ký là 161.000 nghìn USD chiếm 17,31% tổng số vốn đăng ký mới.
Đánh giá chung tình hình thực hiện vốn đầu tư ở một số dự án, công trình trong năm 2024:
Khu vực đầu tư công: Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường trục kết nối với các khu chức năng trong Khu kinh tế Thái Bình với mức vốn đầu tư thực hiện năm 2024 ước đạt 182,4 tỷ đồng; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu trung tâm thành phố tại phường Lê Hồng Phong và Phường Bồ Xuyên, Thành Phố Thái Bình, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 274 tỷ đồng;…..
Khu vực sử dụng vốn ODA: Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Thái Thụy, ước đạt 13,8 tỷ đồng;
Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Các dự án xây dựng mới, sửa chữa lớn công trình điện, mua sắm máy móc, thiết bị của Công ty TNHH MTV Điện lực Thái Bình ước đạt gần 2.000 tỷ đồng; dự án xây dựng hoàn thiện nhà máy Nhiệt điện 2 Thái Bình ước đạt 702 tỷ đồng;
Dự án đường dây 500kV từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có tổng chiều dài khoảng 519km, điểm đầu là Trung tâm điện lực Quảng Trạch, điểm cuối là Trạm biến áp 500kV Phố Nối; dự án đi qua 9 tỉnh gồm: Quảng Bình (1,69km), Hà Tĩnh (141,52km), Nghệ An (100,04km), Thanh Hoá (131,77km), Ninh Bình (7,83km), Nam Định (55,08km),Thái Bình (38,93km), Hải Dương (30,79km), Hưng Yên (11,27km). Tổng mức đầu tư các Dự án là hơn 22.356 tỷ đồng, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thuộc EVN làm chủ đầu tư. Vốn đầu tư đoạn 38,93km của Thái Bình khoảng 1.783,1 tỷ đồng;…
Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy dệt vải mộc công suất 18 triệu mét vải tại cụm công nghiệp Phong Phú của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Phú Việt ước đạt 104,8 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gia công giày thể thao của Công ty TNHH đầu tư chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Thái Bình ước đạt 75 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất Quartz siêu trắng của Công ty Cổ Phần Xi Măng Thái Bình ước đạt 75 tỷ đồng; …
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Dự án nhà máy Pegavision (sản xuất kính áp tròng) của công ty Pegavision Việt Nam ước đạt 1.560 tỷ đồng; dự án nhà máy Sản xuất thiết bị làm vườn của nhà đầu tư Greenworks Thái Bình Việt Nam ước đạt 1.693 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất gia công các sản phẩm điện chiếu sáng của nhà đầu tư Công ty TNHH Gateway Lighting Việt Nam ước đạt 131 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất phụ kiện gia đình, đèn chiếu sáng của nhà đầu tư Công ty Jeanson Industrial Limited (Công ty TNHH công nghiệp Be Bright), ước đạt 1.400 tỷ đồng;…
Hoạt động xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2024 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 36.728 tỷ đồng, tăng 6,49% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: giá trị xây dựng loại hình doanh nghiệp nhà nước đạt 689 tỷ đồng, giảm 32,74%; giá trị xây dựng loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 19.855 tỷ đồng, tăng 8,01%; giá trị xây dựng loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 220 tỷ đồng, giảm 26,09%; giá trị xây dựng loại hình khác ước đạt 15.964 tỷ đồng, tăng 7,97%. Trong đó của hộ dân cư đạt 15.553,4 tỷ đồng, tăng 8,25%. Theo loại công trình, giá trị công trình nhà để ở ước đạt 16.112 tỷ đồng, tăng 4,13% so với năm 2023; giá trị công trình nhà không để ở đạt 4.511 tỷ đồng, tăng 18,11%; công trình kỹ thuật dân dụng ước đạt 14.318 tỷ đồng, tăng 6,26%; hoạt động xây dựng chuyên dụng ước đạt 1.788 tỷ đồng, tăng 3,72%.
Một số dự án trọng điểm đầu tư khởi công mới 2024
Dự án đầu tư sản xuất đồ dùng thể thao Li Hong Việt Nam, tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, thời gian khởi công vào quý IV năm 2023; bắt đầu đi vào hoạt động quý II năm 2024;
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Đức Hiệp, tổng mức đầu tư 427,8 tỷ đồng; Bắt đầu hoạt động giai đoạn I vào quý III/2024;
Dự án Công ty Compal Việt Nam, tổng mức đầu tư 6.466,6 tỷ đồng. Khởi công tháng 2 năm 2024;
Dự án nhà máy sản xuất rượu Soju tại Việt Nam, tổng mức đầu tư 2.439 tỷ đồng, khởi công tháng 1 năm 2024;
Dự án Công ty TNHH công nghệ Goodway Việt Nam, tổng mức đầu tư 1.053 tỷ đồng, khởi công tháng 1 năm 2024;
Dự án Công ty TNHH Xuli Cargo Control VN, tổng mức đầu tư 502,3 tỷ đồng, khởi công tháng 1 năm 2024;
Dự án nhà máy Keystone Electrical VN, tổng mức đầu tư 980 tỷ đồng, khởi công tháng 1 năm 2024;
Dự án sản xuất đế giầy YulongVN, tổng mức đầu tư 63,6 tỷ đồng, khởi công tháng 1 năm 2024, ước quý IV năm 2024 đạt 30 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh Dali Việt Nam, tổng mức đầu tư 235,6 tỷ đồng, khởi công tháng 1 năm 2024, dự tính quý IV năm 2024 ước đạt 30 tỷ đồng;
Dự án công ty THHH Ssangsol Vina, tổng mức đầu tư 598,8 tỷ đồng, khởi công tháng 7 năm 2024, ước quý IV năm 2024 đạt 120 tỷ đồng;
Dự án công ty TNHH CJVNM tổng mức đầu tư 177 tỷ đồng, khởi công tháng 6 năm 2024, ước thực hiện quý IV năm 2024 đạt 40 tỷ đồng….
Thương mại, dịch vụ và giá cả
Năm 2024, hoạt động thương mại dịch vụ cơ bản ổn định, thị trường không có biến động lớn, hoạt động mua sắm, tiêu dùng nội địa được thức đẩy. Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng những tháng cuối năm diễn ra sôi động đáp ứng nhu cầu dịp lễ, tết cuối năm. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng tích cực so với năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 12/2024 ước đạt 7.249 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 6.351 tỷ đồng, tăng 2,8% và tăng 13,1%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 519 tỷ đồng, tăng 2,7% và tăng 25,5%; du lịch lữ hành đạt 3 tỷ đồng, giảm 15,4% và tăng 16,9%; dịch vụ khác đạt 376 tỷ đồng, tăng 1,4% và tăng 15%.
Ước tính quý IV/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 21.190 tỷ đồng, tăng 6,9% so với quý trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 18.557 tỷ đồng, tăng 7,1% và tăng 13,7%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.520 tỷ đồng, tăng 5,1% và tăng 25,1%; du lịch lữ hành đạt 11 tỷ đồng, giảm 76,8% và tăng 8,9%; dịch vụ khác đạt 1.102 tỷ đồng, tăng 9,7% và tăng 15,3%.
Biểu 1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành
|
|
|
|
|
|
Tỷ đồng |
|
|
Ước tính tháng 12 năm 2024 |
Ước tính quý IV năm 2024 |
Ước tính năm 2024 |
Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) |
|
Tháng 12 năm 2024 |
Quý IV năm 2024 |
Năm 2024 |
|
|
Tổng số |
7 249 |
21 190 |
80 168 |
14,0 |
14,5 |
15,7 |
|
Bán lẻ hàng hóa |
6 351 |
18 557 |
70 193 |
13,1 |
13,7 |
15,5 |
|
Dịch vụ lưu trú, ăn uống |
519 |
1 520 |
5 776 |
25,5 |
25,1 |
20,6 |
|
Dịch vụ lữ hành |
3 |
11 |
98 |
16,9 |
8,9 |
9,7 |
|
Dịch vụ khác |
376 |
1 102 |
4101 |
15,0 |
15,3 |
13,1 |
|
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 80.168 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành các năm 2020-2024
Doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2024 ước đạt 70.193 tỷ đồng, chiếm 87,6% tổng mức và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm lương thực, thực phẩm tăng 23%; hàng may mặc tăng 22,4%; xăng dầu các loại tăng 11,4%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 11,1%; nhiên liệu khác tăng 18,5%; sửa chữa xe có động cơ tăng 21,6%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 28,9%; hàng hóa khác tăng 14,2%,…
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành năm 2024 ước đạt 5.874 tỷ đồng, chiếm 7,3% tổng mức và tăng 20,4% so với năm trước. Trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 192 tỷ đồng, tăng 8,5%; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 5.584 tỷ đồng, tăng 21,1%; dịch vụ lữ hành ước đạt 98 tỷ đồng, tăng 9,7%.
Doanh thu dịch vụ khác năm 2024 ước đạt 4.101 tỷ đồng, chiếm 5,1% tổng mức và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Bất động sản tăng 19,3%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 10,8%; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 18,9%; dịch vụ y tế tăng 14,1%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi và giải trí tăng 17,5%; dịch vụ khác tăng 14,4%.
Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2024 giảm 0,10% so với tháng trước, tăng 2,77% so với tháng 12/2023, tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2024, CPI tăng 4,77% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức giảm 0,10% của CPI tháng 12/2024 so với tháng trước, có 03 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, 02 nhóm hàng có chỉ số giá tăng và 06 nhóm hàng có chỉ số giá ổn định.
Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,36% tác động làm CPI chung giảm 0,10 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,07% tác động làm CPI chung tăng 0,02 điểm phần trăm; thực phẩm giảm 0,50% tác động làm CPI chung giảm 0,56 điểm phần trăm. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,07% chủ yếu do giá dầu hỏa giảm 0,45%, giá điện sinh hoạt giảm 0,41%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,03% tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như: giá bật lửa gas giảm 1,13%; giá quạt điện giảm 0,92%; giá đèn led, đèn chùm treo trần nhà giảm 0,78%; giá hộp đựng thức ăn để tủ lạnh giảm 0,67%; giá bộ nồi chống dính giảm 0,13%, do cuối năm nhiều cửa hàng tri ân khách hàng nên có nhiều đợt giảm giá bán.
Ngược lại, hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm giao thông tăng 0,45% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước làm cho chỉ số giá xăng tăng 1,28%; chỉ số giá dầu diezel giảm 0,07%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05% chủ yếu do giá các loại hoa hồng, hoa cúc tăng 3,37% do thời tiết chuyển lạnh, hoa chậm phát triển.
CPI bình quân quý IV/2024 tăng 3,05% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,46%; nhóm giáo dục tăng 5,58%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,45%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,75%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,44%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,89%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,60%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,46%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,41%. Ngược lại, nhóm giao thông giảm 4,15%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,40%.
CPI bình quân năm 2024 tăng 4,77% so với bình quân năm 2023. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 02 nhóm giảm giá gồm nhóm giao thông (-1,33%) và nhóm bưu chính viễn thông (-0,10%); còn lại 9/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: Nhóm giáo dục tăng cao nhất (+24,12%), do một số trường cao đẳng, đại học, mầm non tư thục tăng giá học phí vào tháng 9,10 năm 2024; nhóm thuốc và dịch vụ y tế (+12,42%), do tác động từ giá dịch vụ y tế điều chỉnh tháng 11/2023; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+8,39%) do tác động từ giá vàng tăng đẩy giá đồ trang sức tăng; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+4,89%) chủ yếu do nhóm lương thực, thực phẩm tăng do gạo địa phương nguồn cung sụt giảm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao tại thời điểm tháng 12/2023 và tháng 1/2024, 12/2024 giá gạo nếp tăng, giá gạo tẻ tăng 23,66%, cùng với giá thịt lợn tăng 8,74%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+2,88%) do ảnh hưởng từ giá cát tăng trong tháng 01/2024 và giá điện sinh hoạt tăng; nhóm đồ uống và thuốc lá (+1,63%) do giá rượu, bia, thuốc lá tăng; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (+0,75%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,61%); nhóm may mặc, mũ nón và giày dép (+0,45%).
Chỉ số giá vàng tháng 12/2024 giảm 1,93% so với tháng trước, tăng 38,66% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 34,34%.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2024 tăng 0,94% so với tháng trước, tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2024, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,41% so với năm 2023.
Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Trong tháng 12/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 401 triệu USD, giảm 3,8% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 4.880 triệu USD, tăng 10,7% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,6%, nhập khẩu tăng 7,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 1.077 triệu USD.
Hình 9: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023
Xuất khẩu hàng hóa:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2024 ước đạt 218 triệu USD, giảm 12,8% so với tháng trước. Trong đó: Khu vực kinh tế tư nhân đạt 122 triệu USD, giảm 7,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 96 triệu USD, giảm 18,6%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Mười hai tăng 15,6%, trong đó khu vực kinh tế tư nhân tăng 12,4%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,9%.
Tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 2.978 triệu USD, tăng 12,6% so với năm trước; trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 1.652 triệu USD, tăng 10,7%, chiếm 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.326 triệu USD, tăng 15,1%, chiếm 44,5%.
Trong năm 2024, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 20 triệu USD, chiếm 76,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 100 triệu USD, chiếm 71,7%).
Biểu 2: Giá trị một số mặt hàng xuất khẩu năm 2024
|
Giá trị |
Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%) |
|
(Triệu USD) |
Các mặt hàng đạt giá trị trên 100 triệu USD |
|
|
Hàng dệt, may |
1.428,5 |
2,3 |
Giày dép các loại |
414,9 |
43,4 |
Xơ, sợi dệt các loại |
176,7 |
8,7 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
123,8 |
50,9 |
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2024, Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 1.669 triệu USD (chiếm 56%), tăng 15,3% so với cùng kỳ; tiếp đến là Châu Mỹ đạt 858 triệu USD (chiếm 28,8%), tăng 19%; Châu Âu đạt 312 triệu USD (chiếm 10,5%), tăng 16,5%.
Nhập khẩu hàng hóa:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2024 ước đạt 183 triệu USD, tăng 9,7% so với tháng trước. Trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 84 triệu USD, tăng 10,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 99 triệu USD, tăng 8,8%. So với cùng kỳ năm trước kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2024 tăng 9,4%, trong đó khu vực kinh tế tư nhân tăng 21,2%; khu vực kinh tế vốn đầu tư nước ngoài tăng 1%.
Tính chung cả năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 1.901 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân đạt 897 triệu USD, tăng 2,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.004 triệu USD, tăng 12,9%.
Trong năm 2024 có 10 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 20 triệu USD, chiếm tỷ trọng 81,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 100 triệu USD, chiếm 68,3%).
Biểu 3: Giá trị một số mặt hàng nhập khẩu năm 2024
|
Giá trị |
Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%) |
|
(Triệu USD) |
Các mặt hàng đạt giá trị trên 100 triệu USD |
|
|
Vải các loại |
589,8 |
6,8 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
383,8 |
8,1 |
Phế liệu sắt thép |
201,5 |
-9,1 |
Xơ, sợi dệt các loại |
123,9 |
12,8 |
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa năm 2024, Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 1.598 triệu USD (chiếm 84%), tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Châu Mỹ đạt 79 triệu USD (chiếm 4,1%), tăng 38,1%; Châu Âu đạt 70 triệu USD, tăng 24%.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 12/2024 xuất siêu 35 triệu USD. Tính chung cả năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 1.077 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 880 triệu USD). Trong đó khu vực kinh tế tư nhân xuất siêu 755 triệu USD, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 322 triệu USD.
Hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải tháng 12/2024 khá sôi động, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh dịp lễ, tết. Tổng doanh thu hoạt động vận tải tháng 12/2024 ước đạt 833 tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2024, tổng doanh thu hoạt động vận tải đạt 9.231 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước; trong đó vận tải hành khách tăng 20,4%; vận tải hàng hóa tăng 8,7%.
Vận tải hành khách
Hoạt động vận tải hành khách tháng Mười hai tiếp tục duy trì tăng trưởng. Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 3,4 triệu lượt khách, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 23,1% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 377 triệu lượt khách.km, tăng 1,4% và tăng 23,3%; doanh thu ước đạt 250 tỷ đồng, tăng 1,6% và tăng 24,5%. Trong quý IV/2024, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 10 triệu lượt khách, tăng 5% so với quý trước và tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 1.114 triệu lượt khách.km, tăng 4,1% và tăng 23,5%; doanh thu ước đạt 738 tỷ đồng, tăng 4,6% và tăng 24,5%. Ước tính năm 2024, khối lượng hành khách vận chuyển đạt 37,4 triệu lượt khách, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 4.216,2 triệu lượt khách.km, tăng 19,9%; doanh thu ước đạt 2.784 tỷ đồng, tăng 20,4%.
Biểu 4: Vận tải hành khách năm 2024 phân theo ngành vận tải
|
Số lượt hành khách |
Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%) |
|
Vận chuyển |
Luân chuyển |
Vận chuyển |
Luân chuyển |
|
(Triệu HK) |
(Triệu HK.km) |
Tổng số |
37,4 |
4 216,2 |
19,3 |
19,9 |
Đường bộ |
33,7 |
4 213,8 |
19,0 |
19,9 |
Đường thủy |
3,7 |
2,4 |
22,5 |
22,9 |
Vận tải hàng hoá
Khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng Mười hai ước đạt 3,6 triệu tấn, tăng 2% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 1.302 triệu tấn.km, tăng 2,2% và tăng 14,8%; doanh thu ước đạt 574 tỷ đồng, tăng 1,9% và tăng 10,7%. Trong quý IV/2024, khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 10,5 triệu tấn, tăng 5,3% so với quý trước và tăng 11,3% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 3.812,7 triệu tấn.km, tăng 7,1% và tăng 14,1%; doanh thu ước đạt 1.688 tỷ đồng, tăng 4,9% và tăng 10,5%. Ước tính năm 2024, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 39,4 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 13.955,6 triệu tấn.km, tăng 9%; doanh thu ước đạt 6.352 tỷ đồng, tăng 8,7%.
Biểu 5: Vận tải hàng hóa năm 2024 phân theo ngành vận tải
|
Số lượt hành khách |
Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%) |
|
Vận chuyển |
Luân chuyển |
Vận chuyển |
Luân chuyển |
|
(Triệu HK) |
(Triệu HK.km) |
Tổng số |
39,4 |
13 955,6 |
9,3 |
9,0 |
Đường bộ |
20,1 |
902,2 |
9,7 |
9,0 |
Đường biển |
12,5 |
12 211,7 |
7,5 |
8,7 |
Đường thủy |
6,8 |
841,7 |
11,6 |
13,0 |
Dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính chuyển phát
Doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12/2024 ước đạt 7,9 tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2024, doanh thu ước đạt 86 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2023.
Doanh thu bưu chính chuyển phát tháng 12/2024 ước đạt 0,9 tỷ đồng, tăng 6% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2024, doanh thu đạt 8,7 tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2023.
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 ước đạt 26.723,1 tỷ đồng, đạt 137,1% so với dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa ước đạt 11.068,4 tỷ đồng, tăng 12,8% (thu tiền sử dụng đất đạt 5.568 tỷ đồng, tăng 49,7% dự toán); thu thuế xuất, nhập khẩu ước đạt 1.150 tỷ đồng, giảm 21,7%; trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt 10.213,7 tỷ đồng, tăng 37,2%.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2024 ước đạt 25.249,1tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, chi phát triển kinh tế ước đạt 11.427,7 tỷ đồng, tăng 24%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 12.779 tỷ đồng, tăng 44%.
Hình 10: Thu chi ngân sách năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, hoạt động tín dụng tín dụng tăng trưởng tốt. Dự kiến đến 31/12/2024, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 137.850 tỷ đồng, tăng 12% so với 31/12/2023; tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng ước đạt 108.230 tỷ đồng, tăng 15% so với 31/12/2023; tỷ lệ nợ xấu nội bảng chiếm khoảng 0,9% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Thái Bình, ước thu năm 2024 đạt 6.550 tỷ đồng, tăng 2,5% dự toán BHXH giao. Quản lý 244.699 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 15.000 người; 61.500 người tham 5 gia BHXH tự nguyện, tăng 6.161 người; 233.804 người tham gia BHTN, tăng 14.856 người; 1.718.237 người tham gia BHYT, tăng 19.179 người so với năm 2023 (chiếm 91,5% dân số của tỉnh).
Ước đến 31/12/2024, cập nhật dữ liệu CCCD/ĐDCN đối với 1.623.215 người tham gia vào phầm mềm quản lý, đạt 99,9%.
TÌNH HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI
Dân số, tình hình lao động và việc làm
Dân số:
Dân số trung bình năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình là 1890,4 nghìn người. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 996,8 nghìn người, trong đó lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế là 986,0 nghìn người. Cơ cấu lao động của tỉnh đang có sự chuyển dịch tích cực: Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản theo xu hướng giảm, lao động làm việc trong các ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng lên. Cụ thể: lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,3%, công nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ 48,8% và lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ 29,9%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 70,45 triệu đồng.
Tình hình lao động việc làm, học nghề:
- Lao động và việc làm: Tháng 12/2024, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tăng cường các hoạt động phối hợp, chỉ đạo các huyện, thành phố đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tuyển chọn, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức dài hạn, ngắn hạn trên địa bàn tỉnh. Đã làm thủ tục xuất cảnh cho 18 người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Trong tháng toàn tỉnh có khoảng 570 lao động có việc làm tăng thêm (trong đó: việc làm tại địa phương 470 lao động, đi làm việc ở tỉnh ngoài 0 lao động, đi làm việc ở nước ngoài 100 lao động). Thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp cho 1.485 trường hợp; tư vấn giới thiệu việc làm cho gần 5.000 lượt người.
Năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cung ứng 181 lao động của tỉnh đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc với 2 ngành chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp (trong đó ngư nghiệp là 48 người). Thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp cho 10.392 trường hợp. Tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 65.000 lượt người; Kiểm tra tình hình thực hiện công tác cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm năm 2024 tại 8 huyện, thành phố. Kết quả, tổng số lao động có việc làm tăng thêm khoảng 34.800 lao động (tăng 0,86%), trong đó: việc làm tại địa phương 24.890 lao động, đi làm việc ở tỉnh ngoài 6.410 lao động, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 3.500 lao động. Năm 2024 tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm còn 21,3%.
- Học nghề: Tháng 12/2024, toàn tỉnh có 2.540 người tham gia học nghề, trong đó: Trình độ cao đẳng là 420 người, Trình độ trung cấp là 610 người, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 1.510 người. Kết quả, năm 2024 số người tham gia học nghề là 39.000 người (tăng 6,2% so với năm 2023), trong đó: trình độ cao đẳng là 4.170 người, trình độ trung cấp là 7.390 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 27.440 người.
Công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội
Năm 2024, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo UBND tỉnh phê duyệt. Tổng số hộ nghèo là 10.384 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 1,59% (giảm 1.541 hộ, giảm 0,23% so với năm 2023, hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,2% và kế hoạch của UBND tỉnh giảm từ 1.000 đến 1.500 hộ nghèo); Tổng số hộ cận nghèo: 10.907 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo 1,67% (giảm 1.680 hộ, giảm 0,25%), đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024-2025; tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm “300 ngày chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Thái Bình, trong lễ phát động kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị, các nhà hảo tâm ủng hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát; tổ chức Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 8 huyện, thành phố. Đợt 1 năm 2024 có 363 hộ gia đình có nhu cầu xây mới và sửa chữa nhà ở trong đó: (có 221 nhà xây mới và 142 nhà sửa chữa), với tổng kinh phí 29,200 tỷ đồng.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho Nhân dân được quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà đối với người có công và thân nhân, người cao tuổi, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Xây dựng kế hoạch tổ chức mua sắm quà chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi tròn 100 tuổi và người cao tuổi tròn 90 tuổi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Tổ chức tập huấn cho trên 300 đại biểu làm công tác trợ giúp xã hội trên địa huyện huyện Thái Thuỵ. Phối hợp với Hội người khuyết tật tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về người khuyết tật; hội nghị tập huấn kỹ năng sống độc lập cho người khuyết tật với sự tham gia của 150 người khuyết tật nhằm cung cấp, phổ biến thông tin cần thiết, kỹ năng giao tiếp, giúp người khuyết tật nâng cao khả năng thích ứng với môi trường sống, tự đáp ứng nhu cầu bản thân, nỗ lực vượt qua mặc cảm để khẳng định mình, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng cho 416 đối tượng bảo trợ xã hội (Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần đang chăm sóc, nuôi dưỡng 235 người tâm thần; Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội đang chăm sóc, nuôi dưỡng 181 đối tượng bảo trợ xã hội). Tiếp tục phối hợp thực hiện hỗ trợ cho 91 trường hợp thuộc Chương trình Cặp lá yêu thương.
Công tác đối với người có công
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch tặng quà Tết Nguyên Đán năm 2025 đối với người có công với cách mạng. Tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh tiếp nhận phiếu rà soát của Công an tỉnh để tra cứu hồ sơ, thực hiện xác nhận thông tin liệt sĩ (đã thực hiện tra cứu và rà soát 16.443 mẫu phiếu). Báo cáo UBND tỉnh kết quả rà soát thực trạng nhà ở của người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ với tổng số 946 nhà, (trong đó, đề nghị xây mới 493 nhà; sửa chữa 453 nhà).
Duy trì việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và giải quyết chính sách cho người có công đảm bảo đúng quy trình, thời gian quy định. Các thủ tục được giải quyết đúng hạn. Trong tháng 12/2024, Sở đã tiếp nhận 1.319 lượt thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, cụ thể: Sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công đối với 295 TH; giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ 236 trường hợp; Giải quyết chế độ mai táng phí đối với cựu chiến binh 162 trường hợp; giải quyết thêm chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh, thương binh đang hưởng trợ cấp mất sức lao động đối với: 09 trường hợp; 306 lượt thủ tục đề nghị chế độ ưu đãi đối với thân nhân sau khi người có công từ trần; và một số thủ tục khác. Tiếp nhận khoảng 600 lượt hồ sơ đề nghị tại Bộ phận một cửa.
Năm 2024, Tiếp nhận hơn 12.000 lượt thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh về các chính sách giải quyết chế độ đối với thân nhân người có công, mai táng phí và các chế độ khác đối với người có công; tiếp nhận hơn 4.000 hồ sơ tại bộ phận một cửa. Các thủ tục được giải quyết kịp thời, đúng hạn.
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện, nhiều chỉ số sức khỏe đạt mức tốt hơn so với bình quân chung cả nước; một số dịch bệnh mới, nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện hiệu quả. Việc bảo đảm thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế được quan tâm chỉ đạo sâu sát, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo được tăng cường quản lý, chấn chỉnh
Tình hình dịch bệnh tính từ 01/01 – 01/10/2024.
Theo báo cáo số 338/BC-SYT của Sở Y tế toàn tỉnh:
- Ghi nhận: 563 ca Tay chân miệng (tăng 89 ca so với cùng kỳ năm 2023);
04 ca Ho gà; 553 ca Thủy đậu (tăng 89 ca so với cùng kỳ năm 2023); 21.405 ca
nghi Hội chứng Cúm (giảm 367 ca so với cùng kỳ năm 2023); 09 tháng đầu năm
không ghi nhận ca bệnh truyền nhiễm như Cúm A/H5N1, H7N9..
- Chương trình phòng chống sốt xuất huyết và sốt rét: Toàn tỉnh ghi nhận
738 ca Sốt xuất huyết Dengue (tăng 411 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023),
trong đó 467 ca nội sinh , không ghi nhận trường hợp sốt xuất huyết nặng và tử
vong. 09 tháng đầu năm toàn tỉnh không phát hiện bệnh nhân sốt rét.
- 09 tháng đầu năm ghi nhận 174 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, không ghi
nhận ca tử vong. Hiện tại, tỉnh Thái Bình đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin
phòng COVID-19 đợt 62 đối với 72 liều vắc xin Pfizer cho người từ 12 tuổi trở lên
- Đến hết ngày 25/9/2024, toàn tỉnh hiện có 2.328 người nhiễm HIV/AIDS còn sống (được báo cáo) tại 242/260 xã; 09 tháng đầu năm phát hiện mới 27 người nhiễm HIV, 11 người nhiễm HIV tử vong và 24 trường hợp phơi nhiễm với HIV
Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngành Y tế đã thực hiện tốt với vai trò là đơn vị thường trực của Ban chỉ
đạo, đã tham mưu cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh các văn bản
quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo Chi cục ATVSTP tăng cường công tác truyền thông về đảm bảo ATTP; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tiếp tục thực hiện công tác giám sát mối nguy, hậu kiểm sản phẩm; công tác kiểm tra liên ngành, chuyên ngành; xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi của ngành theo đúng quy định pháp luật,...
- Triển khai việc lấy mẫu giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm có nguy cơ cao trên địa bàn 04 huyện (Kiến Xương, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Thành Phố), kết quả:Phát hiện 56/3.048 mẫu thực phẩm không đạt của 15 cơ sở. Đã xử lý vi phạm hành chính 11 cơ sở kinh doanh giò chả có hàn the với tổng số tiền 74 triệu đồng.
- 09 tháng 2024 ghi nhận 02 vụ ngộ độc thực phẩm (01 vụ liên quan tới ăn
cơm bún phở tại huyện Tiền Hải; 01 vụ xảy ra ở đám cưới tại huyện Kiến Xương)
với tổng số 33 người mắc, 08 người nhập viện, 08 người điều trị tại trạm y tế, 17
người điều trị tại nhà, không có tử vong.
Hoạt động giáo dục
Ngành giáo dục đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo
Năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 747 cơ sở giáo dục; 12.118 lớp; 400.162 học sinh; 24.890 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên trường học; 12.677 phòng học, 1.731 phòng học bộ môn, 120 nhà đa năng, 4.629 bộ bàn ghế học sinh được mua mới, 4.208 công trình vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn. Hiện nay, toàn tỉnh có 691/735 (94,04%) trường học đạt chuẩn quốc gia.
Kết quả các kỳ thi Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức:
- Cuộc thi KHKT học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2023-2024 (tham gia Hội thi có 73 dự án/16 lĩnh vực trong đó cấp THPT: 23 dự án, cấp THCS: 40 dự án), 124 học sinh tham gia (45 học sinh THPT, 79 học sinh THCS). Kết quả: 08 Giải Nhất; 10 Giải Nhì; 13 Giải Ba; 09 Giải Tư. Ban Tổ chức đã lựa chọn 02 dự án tham gia Hội thi cấp quốc gia, kết quả: 01dự án đoạt giải Tư cấp quốc gia.
- Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024: có 66 thí sinh
tham gia Kỳ thi, kết quả 42 thí sinh đoạt giải (tăng 8 giải so với năm học trước),
trong đó: 8 giải Nhì; 16 giải Ba; 18 giải Khuyến khích; 01 học sinh Hội Vật lý Việt
Nam chọn cử tham dự Kỳ thi Olympic Vật lý Châu Âu.
- Tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Thái Bình lần thứ XI;
có 47 đoàn VĐV tham gia (trong đó có 08 Phòng GDĐT và 39 trường THPT,
Trung tâm GDNN-GDTX) với tổng số 1.610 VĐV dự thi tranh tài ở 08 môn thi
đấu (Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn, Cầu lông, Đá cầu, Điền kinh,
Cờ vua). Kết quả, xếp thứ hạng toàn đoàn khối Phòng GDĐT: Giải Nhất: Phòng
GDĐT huyện Quỳnh Phụ; Giải Nhì: Phòng GDĐT Đông Hưng, Thái Thụy; Giải
Ba (04 đơn vị): Phòng GDĐT Vũ Thư, Thành Phố, Hưng Hà, Kiến Xương; Giải
Khuyến khích: Phòng GDĐT Tiền Hải.
- Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10, lớp 11 năm học 2023-
2024, kết quả: có 1.321 học sinh đoạt giải, trong đó: Lớp 10: 84 giải Nhất, 141
giải Nhì, 195 giải Ba, 232 giải Khuyến khích. Lớp 11: 79 giải Nhất, 159 giải Nhì,
185 giải Ba, 246 giải Khuyến khích.
- Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm trên Internet tìm hiểu "Danh nhân
văn hóa Lê Quý Đôn (1726-1784)", sau 01 tháng phát động và tổ chức Cuộc thi có
203.484 cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia, 1.642.402 lượt thi.
- Tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X tại Thái Nguyên có 09 đội tuyển tham gia (Điền kinh, Bóng bàn, Bóng đá nam Tiểu học, Bóng rổ nam, Bóng rổ nữ, Bóng chuyền nam, Bóng chuyền nữ, Đá cầu, Cầu lông). Tổng số thành viên Đoàn: 141 người (trong đó: 116 vận động viên; 25 lãnh đạo, thư ký, huấn luyện viên). Kết quả: 86/116 học sinh được trao huy chương, đạt 74,14%, Thái Bình xếp thứ 7/12 tỉnh tham gia khu vực (số lượng Huy chương: 5 Vàng; 8 Bạc; 12 Đồng); điểm Toàn đoàn: xếp thứ 8/12 tỉnh tham gia khu vực. Cờ toàn Đoàn: Nhất môn Bóng chuyền, Nhì môn Bóng rổ. Tham gia HKPĐ toàn quốc lần thứ X năm 2024 tại Hải Phòng (giai đoạn II), kết quả đạt 03 Huy chương: 01 Huy chương bạc: Nội dung Đẩy tạ nam (môn Điền kinh); 01 Huy chương đồng đội Môn Bóng rổ nữ; 01 Huy chương đồng nội dung đối kháng 54 kg nữ THPT (môn Vovinam).
+ Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 được tổ chức từ ngày 06-08/6/2024, tham dự Kỳ thi có 20.513 thí sinh; 30 Hội đồng với 32 điểm thi. Kết quả: 525 thí sinh trúng tuyển vào trường THPT Chuyên, 14.238 thí sinh trúng tuyển vào các trường THPT công lập đợt 1, 1.532 thí sinh trúng tuyển vào các THPT công lập đợt 2. Công tác tuyển sinh vào các trường THPT tư thục, Trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố được thực hiện trên phần mềm tuyển sinh đầu cấp, bảo đảm đúng kế hoạch, công khai và kịp thời. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức từ ngày 26-29/6/2024, tham dự Kỳ thi có 22.726 thí sinh; 690 thí sinh tự do. 1.052 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp, 21.674 thí sinh có dùng kết quả thi xét đại học, cao đẳng năm 2024. Toàn tỉnh tổ chức 35 điểm thi với 974 phòng thi. Kết quả, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 99,9%; trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp học sinh trường THPT là 99,94%, tỷ lệ tốt nghiệp học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là 99,67%. Có 02 thí sinh đạt thủ khoa toàn quốc; 01 thí sinh đạt á khoa toàn quốc.
Văn hoá - Thể thao
Năm 2024, theo báo cáo của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản đề nghị Chính phủ cho phép trình UNESCO hồ sơ “Nghệ thuật Chèo” ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa 02 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; thẩm định 03 dự án tu bổ, tôn tạo di tích, 02 hồ sơ thiết kế bản vẽ. Phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định đề cương khái quát nội dung trưng bày Bảo tàng tỉnh và một số dự án tu bổ di tích, nội dung đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thu hồi khẩu pháo 122mm K31/37 hiện đang trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm hiện vật trưng bày; ban hành các quyết định về đề án Số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển và lan tỏa; việc đăng ký, bình xét các danh hiệu văn hóa được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy định. Năm 2024, toàn tỉnh có 577.677/614.771 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 93,2%); 1.667/1.797 thôn, tổ dân phố, khu phố đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa (tỷ lệ 92,8%). Tỉnh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng Thị xã Thái Bình (30/6/1954 – 30/6/2024) và 20 năm xây dựng phát triển Thành phố Thái Bình. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024); Ngày Dân số Việt Nam 26/12; Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 29/12...; tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trên lĩnh vực thể dục thể thao: Năm 2024, toàn tỉnh có 36,8% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, 26,8 % số gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao. Tổ chức thành công nhiều giải thi đấu thể thao cấp tỉnh và phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức các giải thể thao, giao hữu thể thao chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm của ngành, địa phương. Tổ chức tham gia giải Cầu lông, Bóng bàn gia đình toàn quốc đạt 01 HCB, 02 HCĐ; giải Cầu lông trung cao tuổi toàn quốc đạt 05 HCV, 01 HCB, 01 HCĐ và Nhất toàn đoàn; giải Khiêu vũ thể thao toàn quốc đạt 01 HCB, 01 HCĐ.
Tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao quốc gia; nuôi dưỡng vận động viên thể thao thành tích cao; chỉ đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao thực hiện tốt công tác quản lý vận động viên, duy trì việc giảng dạy, huấn luyện đảm bảo theo kế hoạch. Đã cử gần 100 lượt vận động viên đi tập huấn (Đua thuyền, Điền kinh, Wushu, Jiujitsu, Karate...); có 32 vận động viên các môn thể thao và 03 huấn luyện viên (Bóng chuyền, Cầu lông, Đua thuyền) được Cục Thể dục thể thao triệu tập tập trung đội tuyển quốc gia. Năm 2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh tổ chức tập huấn cho các vận động viên tham gia thi đấu 44 giải quốc gia và 07 giải quốc tế, đạt 318 huy chương các loại gồm 103 HCV, 92 HCB, 123 HCĐ. Đội Bóng đá U11 tham dự vòng loại tại tỉnh Quảng Nam xếp thứ 3 bảng; đội Bóng chuyền nữ Geleximco Thái Bình tham gia giai đoạn 1 giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia năm 2024 tại tỉnh Bình Phước xếp thứ 5/6 đội; tham dự giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Bình Điền (kết quả xếp thứ 4). Thải loại 30 vận động viên không có khả năng phát triển, tuyển bổ sung 40 vận động viên tập trung đào tạo kế cận.
Sở tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03/10/2024 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tổng lượng khách du lịch năm 2024 đạt 950.000 lượt (tăng 20% so với năm 2023), trong đó chủ yếu là khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đạt 3.000 lượt khách; doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2023).
Tình hình an toàn giao thông
Theo báo cáo của Công an tỉnh Thái Bình, từ ngày 15/11/2024 đến ngày 14/12/2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 46 vụ tai nạn giao thông, làm 29 người chết và 28 người bị thương. Tính chung năm 2024 (đến 14/12/2024), toàn tỉnh xảy ra 371 vụ
Tình hình cháy nổ
Theo báo cáo từ Công an tỉnh, trong tháng 12/2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình cps 01 vụ cháy nổ tại cơ sở sản xuất nhang của Ông Phạm Thanh Tùng, địa chỉ tại Thôn Sài, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình Thiệt hại: Không xảy ra thiệt hại về người, thiệt hại tài sản khoảng 58 triệu đồng. Tính chung 12 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 06 vụ cháy nổ trong đó số người bị thương là 03 người; thiệt hại về tài sản ước tính 1.218 triệu đồng.
* Đánh giá chung: Năm 2024, trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước và chịu tác động bất lợi của nhiều yếu tố khách quan song kinh tế của tỉnh Thái Bình vẫn giữ đà tăng trưởng khá; Công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội được chỉ đạo thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm, chủ động, linh hoạt, có trọng tâm; triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức triển khai kịp thời quy định pháp luật mới của nhà nước (Luật Đất đai, Luật Nhà ở...); ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; công tác thu ngân sách (thu nội địa) đạt cao tăng 12,8% so với cùng kỳ. Công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục đạt kết quả tốt; Thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, là năm thứ 2 liên tiếp vốn FDI đạt trên 1,0 tỷ USD. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ tốt đời sống tinh thần của Nhân dân.
Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của Nhân dân trong tỉnh cơ bản ổn định. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn.
Dự báo tình hình kinh tế xã hội năm 2025, những tác động thực hiện thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế năm 2025
Năm 2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, cũng là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GRDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tạo tiền đề hướng đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2026 – 2030
Năm 2025, tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP phấn đấu lên 10,5% so với năm 2024. Để hoàn thành mục tiêu trên, tỉnh đề ra nhiều giải pháp, trong đó xác định phát triển công nghiệp là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong khi đó, những tác động tình hình kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục biến động phức tạp khó lường; tình hình kinh tế trong nước, trong tỉnh tiếp tục chịu tác động bởi bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và sự cạnh tranh về giá sản xuất của một số sản phẩm của các nước có giá nhân công rẻ như khu vực Ấn Độ và các nước khu vực Châu Á, Châu Phi.
- Khu vực sản xuất nông nghiệp năm 2024 do chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm năng suất, sản lượng của các loại cầy trồng vụ Mùa đã tác động đến toàn ngành. Năm 2025, nếu thuận lợi về thời tiết, không có dịch bệnh lớn sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng 3,5% đến 3,6%.
- Khu vực Công nghiệp đặt mục tiêu là động lực tăng trưởng của nên kinh tế tăng trưởng công nghiệp năm 2024 để đạt được tăng trưởng trên 16% cần một số điều kiện đó là các ngành có sự tăng trưởng ổn định, ngành khai khoáng không suy giảm, ngành dệt may tăng cao khoảng 20%, ngành khoáng phi kim phục hồi, ngành điện, sắt thép tăng trên 10%; một số sản phẩm, năng lực mới đạt mục tiêu sản xuất như dự kiến theo kế hoạch cũng như thuận lợi trong và ngoài nước làm gia tăng mạnh nhu cầu sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, khu vực công nghiệp tiếp tục có những khó khăn do ngành may và gạch ốp lát chịu sự cạnh tranh và nhu cầu thị trường tiêu thụ cạnh tranh về giá; ngành điện và ngành sắt thép hiện đã đạt gần chạm đến công suất thiết kế vì vậy cần có sự thúc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, trú trọng thúc đẩy các dự án mới đi vào sản xuất và các dự án đầu tư có thể đi ngay vào sản xuất trong năm 2025.
- Ngành xây dựng để tăng trưởng đạt 10% trở lên trong năm 2025 trong bối cảnh quy mô của ngành (trên 12%) so với GRDP đang ở mức cao so với bình quân chung cả nước đòi hỏi cần thúc đẩy thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ở mức cao nhất đạt khoảng 70 ngàn tỉ đồng. Do vậy cần có các giải pháp triển khai hoàn thành sớm vượt mức kế hoạch đề ra theo tiến độ; đồng thời tăng cường ổn định giá vật liệu xây dựng, tăng thu nhập cho người dân để có điều kiện dành nguồn lực cho đầu tư, xây dựng; yếu tố đặc biệt là cần thu hút và thúc đẩy hoạt động đầu tư hạ tầng giao thông, xây dựng mở rộng sản xuất.
- Đối với lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình chủ yếu là phục vụ tiêu dùng nội tỉnh, ít có hoạt động dịch vụ có quy mô vùng, hoạt động du lịch quy mô nhỏ; tuy nhiên do quy mô ngành công nghiệp còn nhỏ vì vậy cơ cấu ngành dịch vụ còn chiếm tỷ trọng trên 30% GRDP, hàng năm tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân xấp xỉ 7% do vậy với mục tiêu ngành dịch vụ năm 2025 tăng trưởng 10% trở lên đòi hỏi cần có sự bứt phá đột biến trong tất cả các ngành, lĩnh vực của khu vực dịch vụ; đặc biệt là gia tăng thu nhập từ sản xuất cho người dân, đồng thời cải thiện kích tiêu dùng của người dân cần phải được đẩy mạnh ở mức cao nhất.