Gìn giữ chiếu chèo quê

Thứ năm - 26/04/2018 23:13
Ở làng Khuốc xã Phong Châu huyện Đông Hưng, từ trẻ nhỏ cho đến người già ai ai cùng biết hát chèo, chẳng cần cầu kỳ, quần lụa, áo the, trống phách đủ đầy mới có thể biểu diễn, họ có thể hát chèo, múa chèo mọi lúc mọi nơi, với họ đâu cũng thể thể là sân khấu. Bởi lẽ đó, người dân xã Phong Châu, đặc biệt là những người cao tuổi đã và đang tìm cách bảo tồn, phát huy nghệ thuật chèo truyền thống của quê hương để tiếng chèo luôn là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.
 Mới 8 tuổi mà  cô bé Phạm Thị Hằng đã biết hát nhiều làn điệu chèo, kể cả những làn điệu chèo cổ khó hát. Mặc dù giọng hát chưa thật mượt mà, nhịp phách chưa thật thành thạo, nhưng cô bé này có niềm đam mê bất tận với chiếu chèo quê. Em Hằng cho biết: Cháu hát được 5 làn điệu chèo rùi ạ, là điệu lới nơ, hàn vị, điệu sa lệch chênh,  điệu sắc qua cầu và điệu luyện năm cung.
 Ông nội của Hằng là người truyền cho cô bé niềm đam mê môn nghệ thuật chèo. Ngày nào cũng vậy, khi mặt trời khuất dần sau lũy tre làng, ông Phạm Văn Thắng và cô cháu gái của mình  lại cùng nhau luyện tập. Ở cái tuổi đã ngoài 70,  ông Thắng  vẫn đang miệt mài giúp cháu gái của mình hiểu ý nghĩa trong từng câu, uốn nắn cách múa, cách hát và cách gõ phách sao cho đúng nhịp. Ông Thắng cho hay: chèo cổ  có các khác là sao lắm  í i, chứ chèo bây giờ người ta bỏ  không có í i nhiều  như trước nữa.
“Lão Say” là biệt danh mà người dân làng Khuốc đặt cho ông Bùi Văn Ro, bởi gần 5 thập kỷ qua ở làng Khuốc chỉ có mình ông diễn nhân vật lão say trong trích đoạn chèo cổ cùng tên là hay nhất. Hát và diễn chèo từ khi 18 tuổi, ông Ro là một trong số rất ít những người ở làng còn lưu giữ được 28 làn điệu chèo cổ, trăn trở trong ông là làm sao truyền được cho thế hệ mai sau những hồn cốt của chèo. Ông Ro trăn trở: Các làn điệu chèo cổ này thường  có văn bản nhưng ở nông thôn chúng tôi thì chủ yếu là truyền khẩu, tuy nó cũng có mai một  từ miệng người này sang miệng người khác nhưng  chúng tôi vẫn cố gắng  không để mất đi cái truyền thống của chèo. Chúng tôi rất muốn dạy lại cho các thế hệ sau biết những làn điệu chèo cổ này chứ không mai kia ai kế thừa và phát huy nữa, chỉ sợ nó mai một đi thôi. 
Để bảo tồn và duy trì  nghệ thuật chèo truyền thống của làng, những thế hệ gạo cội như ông Hà Quang Hoạch vẫn đang miệt mài sáng tạo những lời bài hát mới cho phù hợp với thế hệ ngày nay. Ông nói: “Chúng tôi là những người còn  giữ lại được những tích cổ quê hương, là một trong nhưng cây bút của làng nên tôi cũng cần phải viết lại cho những thế hê sau những bài hát , làn điệu chèo cổ của quê hương  nhưng lời thì phải là lời mới như  các cụ vẫn thường gọi “ Bình cũ rượu mới” . Tôi cũng  tìm hiểu, nghiên cứu  chắp bút ghi chép để truyền lai cho các cháu, chứ mai mốt đi không lối nào mà giữ lại truyền thống của quê hương”
Ông Nguyễn Văn  Sáu, trưởng Ban văn hóa xã Phong Châu thống kê: Hiện nay, ở xã phong Châu có 88 người tham gia các đoàn nghệ thuật chèo, hàng trăm người hoạt động nghệ thuật chèo, nhưng mới chỉ có 2 người được phong nghệ nhân ưu tú, nhiều cụ đã ở vào tuổi "như chuối chín cây” nhưng vẫn chỉ “ có danh mà không có giá”…  trong họ vẫn có môt điểm chung là niềm khát khao cống hiến nghệ thuật cho quần chúng. Người dân Phong Châu họ yêu chèo lắm, họ hát chèo để gìn giữ những giá trị văn hóa của quê hương và khao khát được lưu truyền lại  cho đời sau.
Tạm biệt chèo Khuốc ra về,  hình ảnh ông dạy cháu, bố mẹ dạy con, chị dạy em bằng những câu hát chèo mượt mà vẫn ngân vang./.
Chi cục Thống kê huyện Đông Hưng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây