Thái Bình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông

Thứ tư - 09/12/2020 20:09
Thái Bình phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông
     Thái Bình với điều kiện tự nhiên sẵn có, mật độ sông phân bổ lớn cùng với thời tiết tương đối ổn định nên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông. Những năm trở lại đây nghề nuôi cá lồng trên sông đang có những tín hiệu tích cực.
      Mô hình nuôi cá lồng trên sông không phải là mới với các hộ dân, số người dân đã nuôi theo phương pháp này cách đây hơn 20 năm chủ yếu là nuôi theo hình thức tự phát, kinh nghiệm nuôi ít, chưa đầu tư nhiều nên hiệu quả không cao. Tuy nhiên từ năm 2012 trở lại đây có sự vào cuộc của các ngành chức năng và chính quyền địa phương thì các hộ nuôi cá lồng đã có được nhiều kinh nghiệm hơn đã chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
     Tính đến tháng 12/2020 toàn tỉnh hiện có 54 hộ nuôi với 698 lồng thể tích đạt 80.582 m3 tăng 114 lồng so với cùng kỳ năm trước. Nuôi cá lồng tập trung nuôi nhiều ở các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà và Vũ Thư, riêng Quỳnh Phụ với 23 hộ nuôi với tổng số là 348 lồng. Sản lượng nuôi cá lồng cũng tăng đáng kể, năm 2020 sản lượng ước đạt gần 2.500 tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.
IMG 5239
     Nuôi cá lồng chủ yếu được nuôi là các loại cá truyền thống như: cá trắm, cá chép, cá diêu hồng…đến những loại đặc sản như: cá lăng, cá trắm đen…Cá nuôi trong lồng có nhiều ưu điểm dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, thức ăn sẵn có nuôi được nhiều chủng loại góp phần giảm chi phí nuôi trồng tăng thu nhập.  Bên cạnh đó môi trường ít bị ô nhiễm, lượng oxy trong nước cao nguồn nước được lưu thông cũng là điều kiện thuận lợi để cá lồng sinh trưởng tốt chất lượng thịt ngon, được người tiêu dùng yêu thích, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh cũng như các thị trường lớn như Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng... Các mô hình nuôi cá lồng trên sông cho năng suất cao hơn so với nuôi cá thâm canh trong ao đất, đạt từ 4 - 6 tấn/lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
     Theo ông Vũ Ngọc Ba thôn Bồ Trang xã Quỳnh Ngọc huyện Quỳnh Phụ cho biết ông nuôi cá lồng từ năm 2013 đến nay đã được 7 năm, tổng chi phí ban đầu cho 1 lồng khoảng từ 25 - 30 triệu, thể tích đạt 108 m3/lồng. Do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất và nắm vững kỹ thuật trước khi nuôi nên mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông luôn phát triển và cho thu nhập ổn định qua các năm. Ông Ba cho biết: Nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt là phải đối diện với những rủi ro trong mùa mưa bão. Nếu thời tiết thuận lợi, dòng nước ổn định, không có dịch bệnh và người nuôi nắm vững được kỹ thuật nuôi cũng như chuẩn bị tốt các biện pháp phòng, chống thiên tai để bảo vệ các lồng nuôi cá thì cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Từ mô hình nuôi cá lồng trên sông sau khi trừ chi phí đầu tư sản xuất mỗi lồng ông lãi được từ 50-60 triệu, tạo việc làm thường xuyên cho 1 lao động với thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
IMG 5241
 
 
      Thực hiện quyết định số 640/QĐ-UBND tỉnh Thái Bình ngày 15/3/2016 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên song giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng 2025 theo đó mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh triển khai 3.000 - 3.496 lồng, sản lượng cá thương phẩm đạt 10.998 - 12.698 tấn, giá trị sản xuất 660 tỷ - 761 tỷ đồng.
     Để đảm bảo được mục tiêu của phương án đề ra các huyện trong tỉnh cũng có nhiều những chính sách hỗ trợ người dân trong việc mở rộng quy mô nuôi cá lồng trên sông. Theo đó ngày 12 tháng 9 năm 2019, UBND huyện Hưng Hà ra quyết định số 4902/QĐ - UBND về việc phê duyệt cơ chế hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng trên sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý giai đoạn 2019-2020. Theo quyết định này UBND huyện sẽ hỗ trợ 6 triệu/lồng cho các hộ gia đình, các tổ chức cá nhân nuôi tối thiểu từ 6 lồng trở lên (lồng mới 100%) và nằm trong vùng quy hoạch đã được phê duyệt. Năm 2020 toàn huyện Hưng Hà đã hỗ trợ được 27 lồng với tổng số tiền là 162 triệu đồng và đưa trực tiếp đến tay người dân.
    Bên cạnh đó để phát triển nuôi cá lồng trên sông còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất của người dân là thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Mặt  khác một số hộ dân nuôi không nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh nên gây ô nhiễm môi trường, gặp nhiều rủi ro, sản lượng không cao. Chính vì vậy tỉnh cần có những chính sách khuyến khích bà con trong việc hỗ trợ cho vay vốn để mở rộng sản xuất đồng thời hỗ trợ người dân di rời vào các vùng nuôi đã được quy hoạch của UBND tỉnh để người dân yên tâm sản xuất theo hướng an toàn và bền vững./.
                                                                                                                                                              Phòng thống kê Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây