NHẬN THỨC TẦM QUAN TRỌNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ

Chủ nhật - 11/09/2022 20:54
     Trong giai đoạn hiện nay, chắc hẳn trưởng thôn hay tổ trưởng tổ dân phố là những chức danh đã không còn xa lạ trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng quan tâm và hiểu rõ những tiêu chí, tiêu chuẩn để các chủ thể có thể trở thành một trưởng thôn hay có thể trở thành một tổ trưởng tổ dân phố và những chính sách về thù lao, tiền lương mà họ được hưởng cũng như những nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố. Chính vì thế, đôi khi chúng ta chưa thực sự đề cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đặc biệt là tầm quan trọng của các vị trí nêu trên trong công tác điều tra thống kê. Có thể nói: Vai trò trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng thông tin đầu trong các cuộc điều tra của Ngành, (ngày từ khâu đầu về rà soát bảng kê tại các địa bàn điều tra).
z3714560058289 f01a3f2615c7f3282a488920b36b0574

    Theo quy định tại điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV, để có thể trở thành trưởng thôn thì các chủ thể sẽ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
     Trưởng thôn được hiểu cơ bản chính là người đứng đầu một đơn vị cộng đồng dân cư (cụ thể như là làng, thôn, xóm, ấp,…) do người dân trong cộng đồng dân cư này trực tiếp bầu ra để nhằm mục đích có thể thay mặt và đại diện cho cộng đồng dân cư đó giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống dân cư ở khu vực đó.
     - Để có thể trở thành trưởng thôn thì chủ thể cần là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố.
     - Để có thể trở thành trưởng thôn thì chủ thể cần đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác.
     - Để có thể trở thành trưởng thôn thì chủ thể cần có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm.
     - Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi mình sinh sống.
     - Để có thể trở thành trưởng thôn thì chủ thể cần có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
     Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thể về các tiêu chuẩn để trở thành trưởng thôn. Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý và giúp bảo đảm các chủ thể khi là trưởng thôn đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
     - Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải thực hiện triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định pháp luật.
     *Nhiệm vụ của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:
     - Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
     - Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Uỷ ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố.
     - Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
     - Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải phối hợp với ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động.
     - Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ trong sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
     *Quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:
     - Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp.
     - Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho phó trưởng thôn, phó tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
     Xác định đúng, các nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thực chất là rất lớn. Việc ban hành quy định cụ thể này có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các hoạt động cụ thể của các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tại các địa phương trên phạm vi cả nước.
     Vì vậy trong công tác điều tra Thống kê đa lĩnh vực chúng ta cần phối kết hợp chặt chẽ với vị trí, vai trò của người trưởng thôn - tổ trưởng tổ dân phố nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng kịp thời đúng đủ tiến độ trong công tác chuyên môn.
     Trong suốt thời gian qua, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, bên cạnh đó là những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lợi dụng quyền tự do cá nhân, thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt, lợi dụng sự chủ quan, lơ là mất cảnh giác của nhân dân nên vai trò của người trưởng thôn- tổ trưởng tổ dân phố lại càng được đề cao hơn nữa khi chính họ là những chủ thể được giao quyền và nghĩa vụ nắm bắt, quản lý mọi hoạt động diễn ra trên địa bàn.
     Là cán bộ thống kê mảng xã hội, chúng tôi càng nhận thức và đề cao hơn vị trí, vai trò của người trưởng thôn- tổ trưởng tổ dân phố trong lĩnh vực điều tra các mảng liên quan đến đời sống xã hội, có những chỉ tiêu mang tính chất nhạy cảm về đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân, nếu không có những người trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố luôn đi sâu, đi sát bên dân mới có thể nắm được các góc khuất mà cán bộ Ngành Thống kê sẽ không thể khai thác được triệt để, từ đó dẫn đến những yếu tố chủ quan, khách quan mang lại. Chính vì thế thông qua bài viết này một lần nữa chúng ta hãy khẳng định vai trò then chốt, thiết chặt mối liên hệ chặt chẽ hơn nữa với trưởng thôn - tổ trưởng tổ dân phố trong công tác Ngành và đặc biệt là công tác rà soát địa bàn trong các cuộc điều tra Ngành./.
                                                                                         Phòng Thống kê Xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây