Mặc dù, Thái Bình là tỉnh không có dịch bệnh bùng phát nhưng theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội và chỉ thị số 08 của UBND tỉnh Thái Bình được nhân dân thực hiện rất nghiêm túc và luôn bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như bảo vệ cộng đồng. Từ sau khi có sự chỉ đạo về việc tạm ngưng giãn cách xã hội và điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch covit-19 nhưng tỉnh Thái Bình vẫn tiếp tục dừng các hoạt động, các sự kiện tập trung đông người trên địa bàn toàn tỉnh, tiếp tục dừng các hoạt động nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Trong thời gian này có rất nhiều lao động phải nghỉ làm việc, người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình, dẫn đến nhiều ngành bị ảnh hưởng nặng như vận tải, du lịch, lưu trú ăn uống điều này đã tác động rất lớn đến doanh thu bán lẻ hàng hóa. Tổng mức hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng nặng nề nhất trong tháng 4 đạt 3.012 tỷ đồng, giảm 3,36% so với cùng kỳ năm 2019 trong đó: Các mặt hàng giảm sâu như vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 44,95%; Hàng may mặc giảm 28,06%; Phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) giảm 23,62%%;
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2020, tổng mức hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đạt 21.141,7 tỷ đồng; Ước cả năm đạt 41.007 tỷ đồng, tăng 5,68% so với cùng kỳ năm 2019.
Để từng bước phục hồi nền kinh tế thời gian tới, với định hướng phát triển các ngành lĩnh vực, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để phát triển Khu kinh tế Thái Bình, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, đặc biệt các dự án chiến lược. Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại; phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị theo đúng quy hoạch. Thực hiện tốt công tác phát triển du lịch, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh./.
Phòng Thống kê Thương mại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn