Cục Thống kê tỉnh Thái Bìnhhttps://thongkethaibinh.gov.vn/uploads/logo_1-copy1.png
Thứ tư - 29/09/2021 03:49
Những tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid19 vẫn diễn biến phức tạp; tuy nhiên, nhiều loại vắc xin và nhiều quốc gia bước đầu đã triển khai tiêm phòng trên diện rộng vì vậy triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện rõ rệt. Kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi mạnh khi niềm tin, tiêu dùng và thương mại dần được cải thiện nhờ nỗ lực tiêm chủng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nền kinh tế tiếp tục hồi phục trong những tháng đầu năm 2021 với tăng trưởng vững chắc về doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp, cũng như kết quả tốt từ hoạt động ngoại thương.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh quý I năm 2021 diễn ra trong điều kiện hết sức phức tạp, dịch bệnh Covid-19 trên cả nước kéo dài, tiếp tục diễn biến khó lường đã làm ảnh hưởng lớn tới các ngành dịch vụ như: dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch… Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, sản xuất nông nghiệp tuy có những khó khăn nhưng cơ bản ổn định; sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi; các ngành dịch vụ duy trì các hoạt động thiết yếu. TÌNH HÌNH KINH TẾ Ngành nông nghiệp, lâm nông và thủy sản.
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2021 có những thuận lợi về thời tiết song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, giá cả thị trường không ổn định, dịch bệnh xuất hiện... Tuy nhiên với chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp các ngành; sự nỗ lực, khắc phục khó khăn của bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đến thời điểm này tương đối ổn định, đạt được những kết quả khả quan như sau: Nông nghiệp Trồng trọt Kết quả sản xuất vụ Đông 2020-2021
Kết quả gieo trồng cây vụ đông năm 2021 đạt 36.354 ha; trong đó, diện tích gieo trồng đạt 36.351 ha, tăng 73 ha so với năm trước và đạt 100,97% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch 36.000 ha). Năng suất, sản lượng nhóm cây trồng chính vụ đông năm 2020 - 2021 như sau:
- Cây Ngô: năng suất đạt 57,8 tạ/ha, tăng 1,75 tạ/ha (+1,3%), diện tích giảm 2,4%, sản lượng đạt 36.805 tấn, giảm 422 tấn (-1,1%) so với vụ đông năm 2020;
- Cây khoai lang: năng suất đạt 122,5 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha (+0,4%), diện tích giảm, lượng đạt 29.610 tấn, giảm 194 tấn (- 0,7%);
- Cây Đậu tương: năng suất đạt 15,19 tạ/ha, sản lượng đạt 974 tấn, giảm 102 tấn (-9,5%);
- Rau các loại: năng suất đạt 229,6 tạ/ha tăng 2,5 tạ/ha (+1,1%), diện tích tăng (+3,4%) sản lượng đạt 503.350 tấn tăng 21.501 tấn (+4,5%) so với vụ đông năm 2020.
Vụ Đông năm 2021 cho thấy ổn định ề diện tích cơ cấu cây trồng năng suất, sản lượng so với năm 2020. Gieo trồng vụ Xuân 2021 Gieo cấy lúa xuân: Đến ngày 25/02/2021, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa vụ Xuân 2021. Diện tích lúa xuân toàn tỉnh đạt 76.268 ha, trong đó diện tích cấy bằng máy đạt 8.067 ha, tăng gần gấp đôi so với vụ Xuân 2020.
Do thời vụ gieo cấy lúa vụ Xuân 2021 trùng với Tết Nguyên đán nên các địa phương tập trung gieo cấy ở 2 thời điểm: ngày 05-10/02 và từ 16-23/02. Nhìn chung lúa Xuân sinh trưởng, phát triển tốt và khá đồng đều. Hiện nay lúa trà sớm đang đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ, nông dân đã tiến hành bón thúc cơ bản xong; lúa đại trà bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh, nông dân đang tiến hành chăm bón bằng các loại phân tổng hợp NPK hàm lượng cao, tuy nhiên cũng có một số diện tích gieo thẳng quá dày, tiềm ẩn sâu bệnh gây hại trong thời gian tới nếu không tỉa dặm đảm bảo mật độ. Công tác điều tiết nước phục vụ cho gieo cấy của các huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất.
Về cơ cấu: Diện tích giống lúa dài ngày khoảng 2.300 ha (chiếm 3%), chủ yếu giống lúa VN10, một phần Xi23, nếp dài ngày; giống lúa chất lượng cao khoảng 38.000 ha (chiếm 50%), gồm các giống Bắc thơm số 7, T10, RVT, N97, lúa Nhật...; lúa lai trên 7.800 ha (chiếm 10%), gồm các giống chủ yếu: CNR36, Thái Xuyên 111, nhị ưu 838, nhị ưu 63...; còn lại là giống lúa thuần năng suất gồm các giống chủ yếu BC15, Thiên ưu 8, TBR1, TBR225,... Gieo trồng cây màu vụ Xuân: Tính đến ngày 18/3/2021 toàn tỉnh đã trồng được 14.943 ha, đạt 93,4% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó cây Ngô là 2.520 ha; cây Lạc 2.165 ha; đậu, đỗ, dưa, bí 1.825 ha; rau màu các loại 8.433 ha. Diện tích cây màu xuân đã thu hoạch 3.840 ha, chiếm 25,7% tổng diện tích cây màu đã trồng chủ yếu là diện tích rau màu các loại. Hiện các địa phương đang tích cực chăm sóc diện tích cây màu vụ xuân đã trồng và phấn đấu hoàn thành kế hoạch diện tích gieo trồng cây màu vụ Xuân đã đề ra.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt quý I/2021 (giá so sánh 2010) ước đạt 3.019 tỷ đồng, tăng 0,97% so với cùng kỳ; trong đó giá trị cây hàng năm ước đạt 2.897,9 tỷ đồng, tăng 0,9%; cây lâu năm ước đạt 121 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Chăn nuôi Chăn nuôi gia súc: Trong quý I/2021 dịch bệnh viêm da nổi cục xuất hiện trên đàn bò, tính đến hết ngày 08/3/2021 theo báo cáo của Chi cục Thú y và Chăn nuôi bệnh đã xuất hiện tại 12 xã của 8 huyện, thành phố ở 29 hộ với tổng 167 con trâu, bò bị nhiễm. Tổng đàn trâu, bò tại thời điểm tháng 3/2021 ước đạt 56,6 nghìn con, tăng 1,04% so với cùng kỳ; trong đó đàn trâu ước đạt 6,8 nghìn con, tăng 7,4%; đàn bò ước đạt 49,8 nghìn con, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tháng 3/2021 ước đạt 826 tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng quý I/2021 ước đạt 2.517 tấn, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2020. Chăn nuôi lợn: Tình hình dịch tả lợn châu Phi trong quý I/2021 đã được khống chế; tuy nhiên, các bệnh thông thường trên đàn lợn vẫn xảy ra rải rác, giá cả thịt lợn hơi tăng trong quý I. Quy mô tổng đàn hồi phục chậm do ảnh hưởng nặng nề vì dịch tả lợn Châu Phi, số lượng các nông hộ nhỏ lẻ đến thời điểm này đầu tư tái đàn không nhiều do giá cả con giống, thức ăn chăn nuôi ở mức cao. Tổng đàn lợn tại thời điểm tháng 3/2021 ước đạt 688,3 nghìn con, giảm 12,3% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I/2021 ước đạt 39,0 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (do trọng lượng xuất chuồng thời gian gần đây tăng mạnh). Chăn nuôi gia cầm : Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường tiêu thụ trong quý I/2021 có phần chững lại, giá cả các mặt hàng thịt gia cầm giảm nên các cơ sở chăn nuôi hạn chế tăng đàn. Ước tính tổng đàn gia cầm thời điểm tháng 3/2021 đạt 13,9 triệu con, giảm 1,4% so với cùng kỳ; trong đó, số lượng đàn gà đạt 10,1 triệu con, tăng 0,6% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý I/2021 ước đạt 15,5 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm ước đạt 95,6 triệu quả, giảm 0,2% so với quý I/2020.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi quý I/2021 (giá so sánh 2010) ước đạt 2.165 tỷ đồng, tăng 2,05% so với cùng kỳ năm trước. Lâm nghiệp
Trong 3 tháng đầu năm 2021 chưa có diện tích trồng rừng mới bổ sung. Sản lượng gỗ khai thác tháng 3/2021 ước đạt 106 m3, giảm 10.9%; sản lượng củi khai thác ước đạt 505 ste, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2021 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 398 m3, giảm 2,5% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước đạt 1.725 ste, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Hưởng ứng tết trồng cây Xuân Tân Sửu 2021, đến thời điểm này toàn tỉnh đã trồng được 1.179 nghìn cây nhân dân nội đồng.
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp quý I/2021 (giá so sánh 2010) ước đạt hơn 4 tỷ đồng, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Thuỷ sản
Tổng sản lượng thủy sản tháng 3/2021 ước đạt 20,7 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản quý I/2021 ước đạt 62,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ; trong đó, cá đạt 24,8 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ; tôm đạt 0,6 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 36,8 nghìn tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020. Khai thác
Sản lượng khai thác tháng 3/2021 ước đạt 8,4 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ; trong đó, cá đạt 5,4 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm đạt 0,1 nghìn tấn, tăng 2,9%; thủy sản khác đạt 2,9 nghìn tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác quý I/2020 ước đạt 24,9 nghìn tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 15,7 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ; tôm đạt trên 0,3 nghìn tấn, tăng 1,0% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 8,9 nghìn tấn, giảm 3% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác nội địa giảm do sản lượng thủy sản trong môi trường tự nhiên này càng suy giảm. Nuôi trồng
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 3/2021 ước đạt 12,3 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ; trong đó, cá đạt 2,9 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm đạt trên 0,1 nghìn tấn, tăng 4,5%; thủy sản khác đạt 9,3 nghìn tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng quý I/2021 ước đạt 37,3 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 9,1 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ; tôm đạt gần 0,3 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 27,9 nghìn tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ (riêng sản lượng ngao đạt 26,8 nghìn tấn, chiếm 71,8% sản lượng nuôi trồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ).
Giá trị sản xuất ngành thủy sản quý I/2021 (giá so sánh 2010) ước đạt 1.133 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2021 (giá so sánh 2010) ước đạt 6.428 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ năm 2020. Sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2021 tăng 29,5% so tháng 2/2021 trong đó: ngành Khai khoáng tăng 8,6%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 29,4%; Sản xuất và phân phối điện tăng 33%; Cung cấp nước và hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,1% so tháng 2/2021.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tính quý I năm 2021 so quý cùng kỳ năm 2020 tăng 7,5%; trong đó, ngành Khai khoáng tăng 18,9%; Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6,9%; Sản xuất và phân phối điện tăng 10,1%; Cung cấp nước và hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,7%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu Tháng 3/2021, có mức tăng mạnh so với cùng kỳ như: loa đã hoặc chưa lắp đặt vào hộp loa ước đạt 2,5 triệu cái, tăng 34,6%; Dịch vụ tráng phủ kim loại bằng cách nhúng vào kim loại ước đạt 9.378 triệu đồng, tăng 2 lần; bộ đèn sử dụng cho cây Noel ước đạt 136 nghìn bộ, tăng 3,5 lần; túi khí an toàn ước đạt 167 nghìn cái, tăng 2 lần; bộ comple, quần áo đồng bộ ước đạt 1.648 nghìn cái, tăng 43%; bia dạng lon ước đạt 351 nghìn lít, tăng 79,3%... Bên cạnh đó cũng còn một số sản phẩm giảm trong tháng như: khăn mặt, khăn tắm ước đạt 3.188 tấn, giảm 19,4%; cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại ước đạt 991 tấn, giảm 61,6%; tai nghe khác ước đạt 5.472 nghìn cái, giảm 26,8%...
Quý I năm 2021, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng cao so với cùng kỳ như: sản phẩm loa đã hoặc chưa lắp đặt vào hộp loa ước đạt 6.924 nghìn cái, tăng 22%; điện sản xuất ước đạt 1.031 triệu KWh, tăng 10,7%; bộ đèn sử dụng cho cây Noel ước đạt 352 nghìn bộ, tăng 5,4 lần; cần gạt nước sương tuyết ước đạt 599 nghìn cái, tăng 1,2 lần; túi khí an toán ước đạt 427 nghìn cái, tăng 1 lần... Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm có tốc độ giảm so với cùng kỳ như: bia chai lon ước đạt 837 nghìn lít, giảm 23,2%; tai nghe khác ước đạt 18.449 nghìn cái, giảm 22,8%; khăn mặt, khăn tắm ước đạt 8.725 tấn, giảm 29,4%... so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số tiêu thụ Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tháng 3/2021 tăng 17% so tháng 2/2021: Chỉ số tiêu thụ quý I/2021 đạt 97,6% so với quý I năm 2020: Chỉ số tồn kho tháng 3/2021 tăng 5,3% so với tháng 2/2021: tăng nhiều ở một số ngành sau: sản xuất sắt thép tăng 65,4%, sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,3%, dệt 4,5%, 8 sản xuất trang phục tăng 4,3%, sản xuất hóa chất tăng 6,3%... Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 3/2021 tăng 1,45% so tháng 2/2021 và đạt 97,3% so với 3 tháng cùng kỳ năm 2020. Chia theo loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,7% so tháng 2/2021 và đạt 96,9% so 3 tháng cùng kỳ năm 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,2% so tháng 2/2021 và đạt 97,5% so 3 tháng cùng kỳ năm 2020; Kinh tế Nhà nước tăng 1,1% so tháng 2/2021 và tăng 1,1% so 3 tháng cùng kỳ năm 2020. Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành chế biến, chế tạo
Quý I năm 2021 so với quý IV năm 2020: giữ nguyên chiếm 55,8%, khó khăn hơn chiếm 32,5%, tốt lên chỉ đạt 11,7%, chia theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước tình hình sản xuất kinh doanh giữ nguyên chiếm 100%. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh giữ nguyên chiếm 52,5%, khó khăn hơn chiếm 36,9% và tốt hơn chỉ chiếm 10,6%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tình hình sản xuất giữ nguyên chiếm 60%, khó khăn hơn chiếm 22,8% và tốt lên cũng chiếm 17,2%.
So sánh xu hướng sản xuất kinh doanh quý II năm 2021 so với quý I năm 2021: tốt lên chiếm tỷ lệ 26,4%, giữ nguyên chiếm 67,5% và khó khăn hơn giảm nhiều chỉ còn 6,1%. Chia theo hình thức sơ hữu: Doanh nghiệp Nhà nước tốt lên chiếm 16,7%, giữ nguyên chiếm 83,3%; Doanh nghiệp ngoài Nhà nước tốt lên chiếm tỷ lệ 25,4%, giữ nguyên chiếm tỷ lệ 68,8% và khó khăn hơn chỉ chiếm 5,8%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tốt lên chiếm 31,4%, giữ nguyên là 60% và khó khăn hơn là 8,6%. Vốn đầu tư, xây dựng Vốn đầu tư
Tháng 3/2021 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 315,7 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng trước, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 157 tỷ đồng, tăng 13,6% so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 105 tỷ đồng, với mức tăng lần lượt 19,4% và 66%; vốn ngân sách cấp xã ước đạt 54 tỷ đồng, tăng 5,7% so với tháng trước và giảm 31,1% so với cùng kỳ .
Quý I năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 865 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 424 tỷ đồng, tăng 2,1%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 283 tỷ đồng, tăng 58,7; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 158 tỷ đồng, giảm 28,2% cùng kỳ năm 2020. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Quý I năm 2021 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 11.185 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ; trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.157 tỷ đồng, tăng 2,6%; vốn ngoài nhà nước ước đạt 7.330 tỷ đồng, tăng 7,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 697 tỷ đồng, tăng 14,8% so cùng kỳ năm 2020. Tính đến đầu tháng 3 năm 2021 đã cấp 107 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, 3 chi nhánh, với số vốn đăng ký đạt trên 1 tỷ đồng. Xác nhận Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động: 111 doanh nghiệp; doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 21 doanh nghiệp; trong đó thu hồi GCN ĐKKD do DN giải thể là 21 doanh nghiệp. Trong tháng 3 năm 2021 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới không phát sinh. Xây dựng Tình hình xây dựng thực hiện trong quý I năm 2020 như sau:
Trong quý I năm 2021, nhiều dự án, công trình trọng điểm được khởi công xây dựng, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), dự án Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1) tại Thái Thụy…
Dự án xây dựng nhà máy Nhiệt điện 2 Thái Bình, dự kiến đạt 151 tỷ đồng; Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn 9km Hải Phòng- Thái Bình dự kiến đạt 44.2 tỷ đồng;
Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Thái Thụy- Tiền Hải giá trị xây dựng dự kiến đạt 150 tỷ đồng;
Dự án Dự án nâng cấp, cải tạo đường 217 (ĐT.396B) từ cầu Hiệp đến Quốc lộ 39, giai đoạn 2: Từ cầu Quốc lộ 10 đến Quốc lộ 39 giá trị xây dựng dự kiến đạt 82 tỷ đồng;
Dự án tuyến đường liên tỉnh nối đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội đoạn trên địa phận tỉnh Thái Bình với Quốc lộ 38B và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đoạn trên địa phận tỉnh Thái Bình và cầu La Tiến giá trị xây dựng dự kiến đạt 114 tỷ đồng;
Dự án Tuyến đường ĐT.455 (đường 216 cũ) đoạn từ đường Thái Bình - Hà Nam đến đường vào UBND xã Tây Đô, huyện Hưng Hà giá trị xây dựng dự kiến đạt 29 tỷ đồng;
Dự án công trình tuyến đường từ thành phố Thái Bình qua cầu Tịnh Xuyên đến huyện Hưng Hà giá trị xây dựng dự kiến đạt 20 tỷ đồng;
Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ cứu nạn, phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình (đường 221A) giá trị xây dựng dự kiến đạt 158 tỷ đồng. Thương mại, dịch vụ và giá cả Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 1/2021, mặc dù Thái Bình là tỉnh không có ca nhiễm phát sinh trong cộng đồng nhưng đã tác động đến tâm lý người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình, đồng thời thu nhập của người lao động trong các nhà máy có xu hướng giảm nên nhiều nhóm hàng tiêu dùng cũng giảm theo.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 năm 2021 ước đạt 4.078 tỷ đồng, giảm 5,3% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 3.610 tỷ đồng, giảm 6,5% so với tháng trước và tăng 5,5% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành đạt 240 tỷ đồng, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng 1,7% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ khác đạt 228 tỷ đồng, tăng 4,2% so với tháng trước và giảm 0,4% so với cùng kỳ.
Tính chung quý I năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 12.767 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ.
Theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I năm nay ước đạt 11.306 tỷ đồng, chiếm 88,5% tổng mức và tăng 9,2% so với cùng kỳ. Sức mua 3 tháng đầu năm 2021 không cao do ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhóm lương thực, thực phẩm, phương tiện, xe máy chịu tác động lớn nhất, việc hạn chế đi lại ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng xăng dầu mặc dù giá xăng dầu có điều chỉnh tăng giá.
Các nhóm hàng tăng cao so với cùng kỳ như: Nhóm lương thưc, thực phẩm ước đạt 3.875 tỷ đồng, tăng 19,3% chủ yếu do gạo và một số thực phẩm có xu hướng tăng giá từ 2 tháng đầu năm; nhóm hàng may mặc ước đạt 470 tỷ đồng, tăng 12,8% do ảnh hưởng của thời tiết tháng 1 nên nhu cầu mua sắm tăng; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 1.671 tỷ đồng, tăng 15,8% chủ yếu ảnh hưởng từ tăng giá; nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình ước đạt 1.398 tỷ đồng, tăng 9,1%;… Bên cạnh đó một số nhóm giảm so với cùng kỳ: Nhóm ô tô con ước đạt 112 tỷ đồng, giảm 19,4%; nhóm phương tiện đi lại ước đạt 610 tỷ đồng, giảm 3,5%; xăng dầu các loại ước đạt 1.772 tỷ đồng, giảm 2,8%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành quý I năm 2021 ước đạt 741 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng mức và giảm 5,4% so với cùng kỳ. Cuối tháng một dịch bùng phát trở lại tạo tâm lý hạn chế đi du lịch, ăn uống ngoài gia đình do lo ngại dịch lây lan, bên cạnh đó việc triển khai cao độ thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều cơ sở ăn uống nghỉ kinh doanh ngay từ ngày 29 Tết và hoạt động trở lại ngày mồng 2 Tết, một số cơ sở bán đồ ăn nhanh, đồ nướng như gà nướng, vịt nướng chưa hoạt động trở lại. Cụ thể: Doanh thu hoạt động ăn uống ước đạt 707 tỷ đồng, giảm 4,9%; doanh thu dich vụ lưu trú ước đạt 33 tỷ đồng, giảm 10,1%; hoạt động lữ hành tạm dừng đóng cửa, nhiều đơn vị phải tìm và chuyển sang kinh doanh hàng hóa khác để duy trì thu nhập cho nhân viên văn phòng, doanh thu ước đạt 87 triệu đồng, giảm sâu so với cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ khác quý I năm 2021 ước đạt 720 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng mức, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Một số nhóm dịch vu tăng cao so với cùng kỳ như: Dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 65,7%, do năm trước sau ngày 8/3 dịch bùng phát học sinh toàn tỉnh nghỉ học; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 16,2%; dịch vụ tiêu dùng tăng 1,2%;… Xuất nhập khẩu hàng hoá
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 năm 2021 ước đạt 262 triệu USD, tăng 37,6% so với tháng trước và tăng 4% so với cùng kỳ.
Tính chung quý I năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 739 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt 374 triệu USD, tăng 4,7%; nhập khẩu đạt 365 triệu USD, tăng 12,9%. Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2021 ước đạt 129 triệu USD, tăng 23,5% so với tháng trước và giảm 4,4% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tháng 3 so với tháng trước tăng do tháng trước có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày nên hàng xuất khẩu giảm, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tháng 3 vẫn giảm so với cùng kỳ do ảnh hưởng từ dịch bệnh, một số chuyên gia về nước chưa sang nên đơn hàng chưa xuất được chờ kiểm định, mặt khác một số đơn vị chưa nhận được đơn hàng đầu năm. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân ước đạt 60 triệu USD, tăng 6% so với tháng trước và giảm 18,2% so với cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 69 triệu USD, tăng 44,6% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ.
Mặt hàng có giá trị xuất khẩu tháng 3/2021 tăng so với tháng trước như: Xăng dầu các loại tăng 8,5 lần do Công ty Hải Hà xuất sang Lào; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 2,4 lần; hàng thuỷ sản tăng 21,3%; hàng dệt may tăng 20,1%; xơ, sợi dệt các loại tăng 15,5%;... Bên cạnh đó một số mặt hàng giảm so với tháng truớc như: sản phẩm mây, tre, cói và thảm giảm 31,7%; sản phẩm gỗ giảm 14,3%; sản phẩm gốm sứ giảm 10,8%;...
Tính chung quý I năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 374 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân ước đạt 194 triệu USD, giảm 2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 180 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ, chủ yếu do lượng thép, phôi thép của Công ty Sengly và dây dẫn điện, phương tiện vận tải, phụ tùng của 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao.
Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Sắt thép đạt 18,9 triệu USD, tăng 6,6 lần; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 1,4 triệu USD tăng 1,9 lần; hàng hoá khác đạt 68,8 triệu USD, tăng 24,3%; xơ, sợi dệt các loại đạt 27,6 triệu USD, tăng 19,2%;... Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Hàng dệt may là mặt hàng chủ lực chủ yếu tập trung là hàng gia công đạt 195,8 triệu USD chiếm 52,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 14,4% tác động lớn đến tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 0,3 triệu USD, giảm 82,4%; xăng dầu các loại đạt 0,4 triệu USD giảm 59,5%; sản phẩm gốm sứ đạt 3,2 triệu USD, giảm 28,6%;... Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu tháng 3/2021 ước đạt 133 triệu USD, tăng 54,7% so với tháng trước do tháng trước có kỳ nghỉ Tết nguyên đán, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước do tháng 3 năm trước đỉnh điểm dịch bùng phát tai một số nước nên hàng hoá nhập khẩu ngừng, tháng 3 năm nay hoạt động kinh tế diễn ra bình thường.
Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân ước đạt 87 triệu USD, tăng 76,1% so với tháng trước và tăng 47,5% so với cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 46 triệu USD, tăng 26,1% so với tháng trước và giảm 20,2% so với cùng kỳ. So với tháng trước, chỉ có mặt hàng xơ, sợi dệt các loại giảm 49,3%; các mặt hàng còn lại đều tăng như: Phế liệu sắt thép tăng 3,6 lần; xăng dầu các loại tăng 3,1 lần; chất dẻo nguyên liệu tăng 2 lần; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 40,8%; hoá chất tăng 37,9%;...
Tính chung quý I năm 2021, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 365 triệu USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế tư nhân ước đạt 213 triệu USD, tăng 19,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 152 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Vải các loại và nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 157 triệu USD, chiếm 43% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 14,3%; xăng dầu các loại đạt 89,1 triệu USD, chiếm 24,4% tổng kim ngạch, tăng 35,6%; hàng hoá khác đạt 33,4 triệu USD, tăng 33,5%; máy móc, thiết bị, phụ tùng khác đạt 5,6 triệu USD, tăng 27,3%;...
Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Xơ, sợi dệt các loại đạt 5 triệu USD, giảm 54,1%; chất dẻo nguyên liệu đạt 1,4 triệu USD, giảm 44,9%; sắt thép các loại đạt 5,2 triệu USD, giảm 29,3%; bông các loại đạt 14,6 triệu USD, giảm 17,6%. Hoạt động vận tải
Quý I năm 2021, do dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến tâm lý đi lại của người dân, đặc biệt làm gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển hàng hóa.
Doanh thu hoạt động vận tải tháng 3/2021 ước đạt 495 tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ. Tính chung quý I năm 2021 doanh thu hoạt động vận tải ước đạt 1.583 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Vận tải hành khách
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Tân Sửu kéo dài 07 ngày là dịp để con em làm ăn xa về quê ăn tết, tuy nhiên trước diễn biến của dịch bệnh nên lưu lượng tham gia giao thông trên tất cả các tuyến về tỉnh không tăng đột biến, chủ yếu là phương tiện tham gia giao thông nội tỉnh.
Doanh thu vận tải hành khách tháng 3/2021 ước đạt 139 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 1,9 triệu người, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ; số lượt khách luân chuyển ước đạt 210,1 triệu người.km, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ.
Tính chung quý I năm 2021, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 442 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 6 triệu người, tăng 7,7%; số lượt khách luân chuyển ước đạt 661,9 triệu người.km, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Vận tải hàng hoá
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 3/2021 ước đạt 350 tỷ đồng, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 196 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa đường ven biển và viễn dương đạt 128 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 6,5% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa đường thủy nội địa đạt 25 tỷ đồng, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng 11% so với cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 2,1 triệu tấn, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 757,6 triệu tấn.km, tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ.
Tính chung quý I năm 2021 doanh thu vận tải hàng hoá ước đạt 1.121 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 626 tỷ đồng, tăng 9%; vận tải hàng hóa đường ven biển và viễn dương đạt 416 tỷ đồng, tăng 7,8%; vận tải hàng hóa đường thủy nội địa đạt 79 tỷ đồng, tăng 9,6%. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 7 triệu tấn, tăng 8,6%; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 2.481 triệu tấn.km, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính chuyển phát
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 3/2021 ước đạt 5,9 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 24,6% so với cùng kỳ. Tính chung quý I năm 2021 ước đạt 17,5 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ.
Doanh thu bưu chính chuyển phát tháng 3/2021 ước đạt 0,4 tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 16,1% so với cùng kỳ. Tính chung quý I năm 2021 ước đạt 1,4 tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 03 năm 2021 giảm 0,05% so với tháng trước; giảm 0,43% so với cùng tháng năm trước; tăng 1,43% so với tháng 12 năm trước; so với bình quân cùng kỳ giảm 1,43%.
Tháng 3, sau Tết Nguyên đán sức mua phục vụ cho tiêu dùng giảm, tác động trực tiếp đến giá một số mặt hàng. Cụ thể: Nhóm thực phẩm giảm 1,69% ảnh hưởng trực tiếp từ giá rau các loại; nhóm giao thông tăng 2,85% tác động từ giá xăng dầu tăng trong tháng. Xăng dầu điều chỉnh vào ngày 13/03/2021; giá xăng 95 tăng 800 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 690 đồng/lít; giá dầu 0,05 tăng 560 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 560 đồng/lít. Trong những tháng đầu năm, tình hình kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, các nước đang triển khai tiêm Vaccine covid-19, các nền kinh tế lớn đang dần phục hồi, giá dầu thô đang tăng trở lại. Tổng kết lại, quý I năm 2021 giá xăng 95, xăng e5, dầu hỏa, dầu diezen 0,05 có 4 lần tăng và không điều chỉnh giảm (quý I năm 2020 giá xăng 95, xăng E5, dầu hỏa, dầu diezen 0,05 có 3 lần tăng và 13 lần giảm).
CPI bình quân quý I năm 2021 giảm 1,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 8 nhóm hàng có chỉ số giá giảm: chỉ số giá nhóm giao thông giảm 5,29%; chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 4,77%; chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí du lịch giảm 4,57%; chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,88%; chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,44%; chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,41%; chỉ số giá nhóm thiết bị đồ dùng gia đình giảm 0,37%; chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,03%. Còn lại 3 nhóm có chỉ số tăng: chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,02%.%; chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,80%; chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,12%. Thu, chi Ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính quý I năm 2021 đạt 5.238,6 tỷ đồng, đạt 35,8% so với dự toán, giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa ước đạt 1.866 tỷ đồng, tăng 15,7%; thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt 300 tỷ đồng, tăng 1,1%; trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt 2.698,3 tỷ đồng, tăng 4,4%.
Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện quý I năm 2021 ước đạt 3.889,2 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển kinh tế ước đạt 1.807,1 tỷ đồng, giảm 2,3%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 1.686,1 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. TÌNH HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI
Lao động, việc làm
Tình hình việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp ổn định, không có tình trạng thiếu hụt nhiều lao động trong doanh nghiệp (sau Tết Nguyên đán hầu hết lao động trở lại doanh nghiệp làm việc, đạt khoảng 98%). Quý I/2021, các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh đã tạo việc làm mới cho khoảng 7.800 người (trong đó: Việc làm tại địa phương 5.880 người, đi làm việc ở tỉnh ngoài 1.460 người, xuất khẩu lao động 460 người), đạt 22,6% so với kế hoạch năm, bằng 120% so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2021, toàn tỉnh có 2.045 người tham gia học nghề (bằng 186% so với cùng kỳ năm trước), trong đó trình độ Cao đẳng 100 người, trình độ Trung cấp nghề là 270 người, Sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 1.675 người. Trợ cấp xã hội
Năm 2020, tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 15.279 hộ, tỷ lệ 2,35% (giảm 0,31% so với năm 2019); tổng số hộ cận nghèo là 16.611 hộ, tỷ lệ 2,56% (giảm 0,33% so với năm 2019).
Công tác người cao tuổi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 cho 36.632 người với tổng kinh phí trên 13 tỷ đồng.
Chỉ đạo và hướng dẫn Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 11 người cao tuổi, trong đó 01 người cao tuổi cô đơn tròn 90 tuổi đang nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm với không khí đầm ấm, tình cảm, trang trọng. Công tác đối với người có công
Trong quý I/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác các chế độ, chính sách đối với người và gia đình có công với cách mạng. Công tác "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", tri ân đối với gia đình có công với cách mạng tiếp tục được các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội quan tâm. Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Sở đã tham mưu triển khai tặng quà cho người có công với 81.024 suất quà của Chủ tịch nước, kinh phí trên 25 tỷ đồng (mức quà 300.000 đồng và 600.000 đồng); Quà của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cho 89.487, kinh phí 44,77 tỷ đồng (mức quà 500.000 đồng/suất gồm 300.000 đồng tiền mặt và 200.000 đồng quà bằng hiện vật); quà của các huyện, thành phố cho 89.547 suất kinh phí 15,7 tỷ đồng (mức quà từ 100.000 đồng - 250.000 đồng). Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, đã có 260.058 lượt người có công với cách mạng và thân nhân được tặng quà của Chủ tịch nước, của Tỉnh và của huyện, thành phố với tổng kinh phí trên 85 tỷ đồng (tăng 15,4 tỷ đồng so với Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020).
Tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thành lập các Đoàn đại biểu của Tỉnh đi thăm hỏi, tặng quà cho 16 đối tượng là người có công tiêu biểu trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đoàn đại biểu của tỉnh thăm hỏi, tặng quà các đồng chí thương, bệnh binh nặng của tỉnh đang được nuôi dưỡng, điều dưỡng tại các trung tâm trong tỉnh và các trung tâm điều dưỡng thương binh tại tỉnh ngoài. Công tác tặng quà cho người có công với cách mạng và thân nhân tại địa bàn các xã, phường, thị trấn đã được Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời, trang trọng và đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch covid 19. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch
Từ 01/1/2021 đến nay toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp mắc Covid-19.
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm sản xuất kinh doanh đang là nhiệm vụ được các doanh nghiệp đẩy mạnh song song với nhiệm vụ phòng chống dịch. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh đã chỉ đạo ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp duy trì việc cách ly người có nguy cơ lây nhiễm đảm bảo đủ 14 ngày và sau khi khám lại, người cách ly không có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở sẽ cho trở lại làm việc. Tại các huyện, thành phố theo dõi các trường hợp nguy cơ từ các tỉnh, thành phố hiện đang có ổ dịch về địa phương, vào tỉnh đều được giám sát chặt chẽ. Chủ động đảm bảo vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ cho phòng, chống dịch.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn tới người lao động trong công tác phòng, chống dịch bệnh;
Tăng cường tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp phòng dịch, hạn chế đến nơi đông người, giảm quy mô các đám hiếu, hỉ để tránh lây lan dịch bệnh nếu có.
UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng ngừa để nhân dân, doanh nghiệp và người lao động yên tâm, ổn định trong sản xuất kinh doanh. Tình hình HIV/AIDS
Kết quả trong quý I năm 2021, Toàn tỉnh hiện có 2.196 người nhiễm HIV/AIDS còn sống tại 240/260 xã, phường, thị trấn, trong đó có 744 phụ nữ chiếm tỷ lệ 33,87% và 35 trẻ em chiếm tỷ lệ 1,59%. Phát hiện 01 người nhiễm HIV mới và 01 người chết do HIV/AIDS trong quý. Điều trị ARV cho 1.315 bệnh nhân với 981/2.196 bệnh nhân (đạt tỷ lệ 74,6%) được nhận thuốc từ nguồn BHYT; Tiếp nhận và điều trị bằng thuốc Methandone cho 1.381 người nghiện tại cơ sở điều trị. Trong quý, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm. Văn hoá - Thể thao Văn hóa
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich đã ban hành Kế hoạch kiểm kê di sản phi vật thể trên địa bàn huyện Đông Hưng và Kế hoạch lập hồ sơ Bảo vật quốc gia. Chỉ đạo việc triển khai xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020- 2025”.
Làm việc với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia về thủ tục, quy trình lập hồ sơ Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hoàn thành các thủ tục đầu tư, khởi công xây dựng dự án tu bổ, tôn tạo di tích: Đình Phương Cáp, Đình An Cố, Đình Hạ Đồng, Đình Lạng, Đền Chòi.
Chỉ đạo Bảo tàng tỉnh tổ chức hội chợ quê và phố ông Đồ tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí và tuyên truyền, giáo dục văn hóa truyền thống của quê hương tới toàn thể nhân dân. Ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các di tích trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa tỉnh hướng dẫn Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ tại các cơ sở; tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thể dục, thể thao
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich đã xây dựng Điều lệ tổ chức các giải thể thao của Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Thái Bình lần thứ IX; Ban hành kế hoạch tổ chức lễ phát động cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 - 2030 và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống Ngành Thể thao Việt Nam 27/3.
Sở chỉ đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao thực hiện tốt công tác quản lý vận động viên, duy trì việc giảng dạy, huấn luyện đảm bảo theo kế hoạch, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Trong quý I, Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao tổ chức tập huấn cho các vận động viên chuẩn bị tham gia thi đấu các giải: Việt dã báo Tiền Phong; Điền kinh vô địch marathon quốc gia; Câu lạc bộ Vật, Vòng 1 Bóng chuyền vô địch quốc gia, Cầu lông VN Challeger, Lặn vô địch bể 25m, Câu lạc bộ Đua thuyền; Câu lạc bộ Boxing toàn quốc, Whusu vô địch quốc gia. Tình hình an toàn giao thông
Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông từ ngày 15/02/2021 đến ngày 14/03/2021 trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 08 người chết và 03 người bị thương. Tình hình cháy nổ
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh Thái Bình xảy ra 01 vụ cháy, nổ.
Vụ cháy xảy ra vào hồi 14 giờ 46 phút, ngày 23/02/2021, đơn vị nhận được tin báo cháy tại cửa hàng kinh doanh buôn bán đồ gỗ và ghế sofa của anh Nguyễn Văn Chinh (sinh năm 1988), địa chỉ tại tổ 27, đường Lý Bôn, phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình.
Thiệt hại về người: không.
Về tài sản: Thiệt hại ước tính ban đầu 1 tỷ đồng.
Nguyên nhân vụ cháy: Công an Thành phố và các đơn vị chức năng đang điều tra. Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2021 trên địa bàn tỉnh đang từng bước phục hồi nhờ vào tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, khu vực công nghiệp, thương mại đang từng bước khởi sắc và đi vào hoạt động sản xuất ổn định. Trong quý I nhiều dự án, công trình trọng điểm được khởi công xây dựng góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh.