Tết nguyên đán Tân Sửu, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh Thái Bình ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cơ bản hơn năm trước. Thị trường hàng hóa diễn ra khá sôi động; đây cũng chính là thời điểm tình trạng gian lận thương mại, bán hàng trái pháp luật “nở rộ” nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan chức năng. Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương, Tổng cục QLTT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Thực hiện Kế hoạch số 17/KH-TCQLTT ngày 24/11/2020 của Tổng cục QLTT về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; Kế hoạch số 540/KH-BCĐ389 ngày 18/12/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021; Kế hoạch số 05/KH-BCĐ ngày 30/12/2020 của Ban chỉ đạo 389/ĐP của tỉnh về việc mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phòng chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại và kiên quyết, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm. Qua kiểm tra 374 lượt đã xử lý 157 vụ với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 348 triệu đồng. Cục QLTT Thái Bình đã xây dựng kế hoạch kiểm tra; thành lập các đoàn kiểm tra tại 8 huyện thành phố trong tỉnh dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Đơn vị đã tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những vụ việc, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng mới xuất hiện, tổ chức công khai các đợt tiêu hủy hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng để nâng cao nhận thức của người dân. Thông qua công tác tuyên truyền, người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn đúng đắn về hàng hóa sản xuất trong nước, đồng thời tố giác, tẩy chay đối với các hàng hóa nhập lậu giả các thương hiệu nội địa hoặc các hàng hóa sản xuất trong nước kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm VSATTP. Giá cả thị trường nhiều mặt hàng có xu hướng giảm so với tết nguyên đán năm 2020, sức mua dịp Tết Tân Sửu không tăng nhiều so năm 2020, chỉ tăng từ 20%-25% so với ngày thường và tăng 2-5% so với tết năm 2020, nhiều người con Thái Bình xa quê nhất là sinh sống và làm việc tai vùng dịch năm nay không về quê hương ăn tết, chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu dùng hàng tết. Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp; hoạt động ATM trong những ngày trước và trong dịp Tết được bảo đảm.
Từ ngày 20 tết, Trung tâm xúc tiến tỉnh tổ chức hội chợ tuy nhiên sức mua không nhiều do tâm lý dịch bệnh, người dân chủ yếu tập trung mua sắm qua siêu thị và các cửa hàng truyền thống. Qua thực tế khảo sát giá và lượng cung cầu hàng hóa tại một số siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại về cơ bản các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo đầy đủ, dồi dào, đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn. Qua khảo sát từ các tiểu thương, bà con sắm tết năm nay không sớm chủ yếu tập trung vào mặt hàng cây cảnh từ 15 tháng 12 âm lịch, lưu lượng mua sắm hàng hóa thiết yếu phục vụ cho tết nguyên đán tăng dần theo ngày bắt đầu từ 20 tháng12 âm lịch (năm 2020 từ ngày 15 tháng 12 âm lịch). Mặt hàng điện tử tại các hệ thống siêu thị, áp dụng nhiều mức khuyễn mãi khác nhau giao động giảm giá từ 20-30% tùy từng hãng hàng.
Những ngày giáp tết nắng ấm, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết trước đó rét đậm kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số cây cảnh và một số loại vật nuôi. Ngay từ ngày 23 tháng 12 âm lịch (ngày ông Táo), cá chép được người dân sử dụng trong ngày ông Táo chầu trời, giá cá tăng 50-60% so năm trước, thời điểm cuối giờ sáng còn có xu hướng tăng gấp đôi. Giá lan hồ điệp giao động từ 120.000-220.000 đồng/cành
(tăng 2-5% so năm trước), đào cây loại trung bình giao động từ 300.000-500.000 đồng/cây, cây quất giao động từ 250.000-500.000 đồng/cây, hoa địa lan giao động từ 140.000-150.000 đồng/nhánh. V
ới xu thế mua sắm cây cảnh thế đang là thú chơi của nhiều gia đình có điều kiện kinh tế hơn như: Đào thế có giá giao động từ 3.000.000-4.000.000 đồng/cây; Quất thế giá giao động từ 1.000.000-2.000.000 đồng/cây, tuy nhiên chỉ tập trung bán với giá đó từ thời điểm 15 đến 27 tết, từ ngày 28 tết do ảnh hưởng của mưa lớn cả ngày cùng với lượng mua sắm giảm, giá các loại cây cảnh đồng loạt giảm giá
. Một số loại hoa đến chiều 30 tết giảm sâu, theo các tiều thương lượng hoa phục vụ cho một số tỉnh đồng bằng sông Hồng nay bị dịch chuyển hết về địa phương không có dịch nên lượng tăng đột biến giá giảm sâu. Hàng may mặc, được áp dụng với nhiều mức giảm giá khác nhau; Giá cả thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên Đán, nhiều nhóm hàng thiết yếu như: Lương thực, thực phẩm công nghiệp có mức giá bán ổn định từ 25 đến 28 tết, đến ngày 29 tết giá bán các sản phẩm từ thịt tăng cao trung bình 1kg thịt tăng từ 15-30 nghìn đồng, 1kg giò chả tăng 25-30 nghìn đồng giữ mức giá đến hết ngày mồng 5 tết, thủy sản như tôm, mực cũng có xu hướng tăng cao so ngày thường và so với năm 2020 tăng nhẹ. Một số dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, rửa xe đã áp dụng tăng giá lên 5.000-10.000 đồng, với tâm lý là phục vụ tết.
Trong dịp Tết, các cấp, các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp đã tổ chức thăm hỏi, động viên, chúc Tết các bậc lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, gia đình cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ ở vùng biên giới, biển đảo... bảo đảm Tết đến với mọi người và mọi nhà.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm trên cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực tổ chức Tết cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt là người nghèo.
Các hoạt động du lịch đặc biệt là các điểm du lịch tâm linh như: Đền Trần tại huyện Hưng Hà, Chùa Keo huyện Vũ Thư,… thuộc di tích xếp hạng Quốc gia dừng hoạt động do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Theo UBND tỉnh, trước sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các Sở, ngành, địa phương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, việc tổ chức các hoạt động vui xuân, đón Tết và chào mừng đều tạm hoãn.
Cũng như tết nguyên đán hàng năm 100% cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện, Công an huyện trực đêm giao thừa; đồng thời, tăng cường xuống địa bàn hỗ trợ cơ sở bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đến thời điểm giao thừa, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra tình trạng đốt pháo, an ninh trật tự được giữ vững, Thái Bình là tỉnh không có tiếng pháo. Với việc tuyên truyền và kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tỉnh Thái Bình đã có những biện pháp tuyên truyền hữu hiệu đối với việc buôn bán, tàng trữ, đốt pháo được kiểm soát chặt chẽ tới tận thôn, xóm trong thời gian trước và sau tết Nguyên đán.
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Tân sửu kéo dài 07 ngày, là cơ hội để con em làm ăn xa về quê ăn tết, tuy nhiên trước diễn biến của dịch bệnh nên lưu lượng tham gia giao thông trên tất cả các tuyến về tỉnh không tăng đột biến, chủ yếu là phương tiên tham gia giao thông nội tỉnh. Giá cước xe các tuyến đồng loạt được chủ xe áp dụng tăng mặc dù giá niêm yết từ các doanh nghiệp không tăng. Duy nhất Thái Bình - Giáp Bát giá niêm yết 90.000 đồng/lượt khách, chỉ áp dụng tăng giá ở mức 110.000- 120.000 đồng/lượt khách đối với chiều về trong 3 ngày từ 28 đến 30 tết. Còn lại các tuyến do nhu cầu đi lại giảm, nhiều tuyến đường dài như Bắc - Nam ngừng do không có khách, giá cước ổn định. Vì vậy đã tác động không nhỏ đến doanh thu ngành vận tải có xu hướng giảm so tết nguyên đán năm 2020./.
Phòng Thống kê kinh tế