Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2019

Thứ hai - 30/12/2019 02:02
kinhtethaibinh copy
kinhtethaibinh copy
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2019
 
Trong năm 2019, hoạt động kinh tế toàn cầu vẫn ở mức yếu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu Quý 3/2019 giảm so với quý trước do tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản đều giảm. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo toàn cầu tháng 11/2019 cho thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo toàn cầu đã bắt đầu ổn định khi tăng nhẹ 3 tháng liên tiếp. Các ngành dịch vụ ở cấp độ toàn cầu tiếp tục giảm, chủ yếu do ảnh hưởng từ tăng thuế VAT của Nhật Bản nhưng lại được bù đắp bởi sự phục hồi của khu vực đồng Euro. Niềm tin của các nhà đầu tư cũng cải thiện trên phạm vi toàn cầu khi căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đã có dấu hiệu lắng dịu cùng với việc các quốc gia theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ để giảm nhẹ ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Mặc dù giá lương thực, thực phẩm tại Trung Quốc và Ấn Độ tăng nhưng lạm phát toàn cầu tiếp tục không cao khi đạt mức thấp nhất vào tháng 09/2019 kể từ năm 2016. WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chững lại còn 2,6% trong năm 2019 so với mức 3% của năm 2018 và sẽ tăng nhẹ lên 2,7% vào năm 2020. Tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển sẽ giảm nhẹ từ 2,1% năm 2018 xuống 1,7% năm 2019 và tăng 1,5% bình quân các năm 2020-2021. Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi được dự báo chỉ đạt 4,0% trong năm 2019, trước khi phục hồi về mức 4,6% bình quân các năm 2020-2021.
Năm 2019, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động như: sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, thời tiết nắng nóng kéo dài... nhưng cơ cấu các lĩnh vực vẫn đạt kết quả tích cực. Sản xuất hàng hóa quy mô lớn, liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ tiếp tục được triển khai thực hiện tốt; công tác xúc tiến, thu hút đầu tư cũng được tăng cường thực hiện; nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất thực hiện nhiều dự án quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Tình hình kinh tế tỉnh Thái Bình thể hiện qua các mặt sau:
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp
Trồng trọt
Cây hàng năm:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm  2019 đạt 221,9 ngìn ha, giảm 2,1 nghìn ha (-0,95%) so với cùng kỳ; trong đó diện tích lúa cả năm đạt 155,2 nghìn ha, giảm 1,95 nghìn ha (-1,24%) so với năm 2018. Nguyên nhân giảm do các địa phương có chủ trương quy hoạch mở rộng khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng 1.085 ha; chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác 442 ha; chuyển sang trồng cây lâu năm 48 ha; nuôi trồng thủy sản 16 ha và bỏ hoang không canh tác tại vụ mùa 354 ha. Tuy diện tích gieo cấy lúa giảm, song các địa phương đã mạnh dạn đưa các giống lúa phù hợp với đồng đất và các giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, cùng với đó là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Cơ cấu giống lúa giống lúa toàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực: giống lúa chất lượng gạo ngon đạt 46,23 nghìn ha, chiếm 29,7% diện tích gieo cấy, tăng 3,03% so cùng kỳ chủ yếu là giống Bắc thơm số 7, T10, nếp các loại, lúa Nhật...; giống lúa năng suất cao chiếm gần 64,3% diện tích (trong đó giống lúa BC15, TBR225 chiếm 54,5% diện tích gieo cấy). Với cơ cấu diện tích lúa chất lượng tăng đáng kể đã góp phần bù đắp vào giá trị sản xuất lúa năm 2019 mặc dù diện tích giảm.
Năm 2019 sản xuất lúa của tỉnh đã giành kết quả thắng lợi. Năng suất lúa vụ xuân đạt 71,03 tạ/ha, giảm 0,46 tạ/ha so với vụ xuân 2018 do thời tiết bất lợi. Vụ mùa đạt gần 60,5 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha so với vụ mùa năm trước và được đánh giá là một vụ mùa sạch do bà con hạn chế phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho cây lúa giảm đáng kể so với năm 2018.
Kết quả sản xuất cây hàng năm khác: Tổng diện tích gieo trồng cây màu năm 2019 đạt 66.664 ha, giảm 185 ha (-0,27%) so với cùng kỳ. Một số cây trồng chủ lực năm nay giảm do bà con lo ngại những năm trước trồng không hiệu quả như: Ngô đạt 10.696 ha, giảm 771 ha (-6,7%), năng suất đạt 56,74 tạ/ha, sản lượng đạt 60,6 nghìn tấn, giảm 4,2%; Đậu tương đạt 1.843 ha, giảm 221 ha       (-10,7%), năng suất đạt 19,72 tạ/ha, sản lượng đạt 3,6 nghìn tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó một số loại cây trồng nhất là các loại cây có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt tăng cả về diện tích và năng suất như: Khoai lang đạt 3.504 ha, tăng 262 ha (+8,1%), năng suất đạt 123,61 tạ/ha, sản lượng đạt 43,3 nghìn tấn, tăng 10,0%; Lạc đạt 2.449 ha, tăng 202 ha (+9,0%), năng suất đạt 31,12 tạ/ha, sản lượng đạt 7,6 nghìn tấn, tăng 12,4%; rau các loại đạt 40.886 ha, tăng 130 ha (+0,3%), năng suất đạt 228,46 tạ/ha, sản lượng đạt 934,1 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ đã góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng chung của ngành trồng trọt.
Về tiến độ sản xuất vụ Đông 2019-2020: Thái Bình đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự quyết tâm cao trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống cơ sở để thực hiện thành công đề án sản xuất vụ Đông trong bối cảnh thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây vụ đông năm 2019-2020 đã được mở rộng diện tích những cây  truyền thống dễ trồng, có thị trường tiêu thụ ổn định. Theo tiến độ sản xuất nông nghiệp, tính đến ngày 19/12/2019 diện tích cây vụ đông đã trồng đạt 36.395 ha, vượt 1,1 kế hoạch đề ra (kế hoạch 36.000ha) cao hơn 1,5% so cùng kỳ 2018; trong đó diện tích ngô đã trồng 7.025ha, dưa bí 5.200 ha,  khoai tây 3.630 ha, các loại cây rau màu khác 20.540ha. Hiện tại đã có 24.350ha  diện tích cây vụ đông ưa ấm được trồng trên đất lúa trà sớm như bí xanh, bí đỏ, dưa, rau màu … đã được thu hoạch, bằng 66,9% diện tích cây vụ đông đã trồng. Diện tích đất trồng lúa đã được cày lật để chuẩn bị cho đổ ải sản xuất vụ xuân 60.200ha, bằng 77,46% kế hoạch sản xuất lúa vụ xuân 2020.
 Cây lâu năm:
Diện tích cây lâu năm 2019 ước đạt 8.117 ha, tăng 9,4 ha (+0,12%) so với cùng kỳ 2018; trong đó diện tích cây ăn quả đạt 5.789 ha chiếm 71,3% tổng diện tích, tăng 0,17% tập trung ở một số cây trồng có giá trị như chuối, hồng xiêm, thanh long, mít, đào cảnh, quất cảnh,... Sản lượng một số cây ăn quả như nhãn, vải,... giảm do thời tiết không thuận lợi, tuy nhiên các loại cây trồng như chuối, hồng xiêm, cam, ổi,... năng suất thu hoạch ổn định và đạt khá.Ước tính sản lượng một số cây ăn quả năm 2019 như chuối đạt 81.954 tấn, tăng 3,7%; thanh long đạt 2.876 tấn, tăng 15,1%; cam đạt 2.364 tấn, tăng 17,0%; nhãn đạt 7.696 tấn, giảm 9,2%; vải đạt 4.019 tấn, giảm 10,5% so với cùng kỳ 2018.
Chăn nuôi:
Chăn nuôi trâu, bò: Ước tính tổng đàn trâu, bò tại thời điểm tháng 01/01/2020 đạt 55,9 nghìn con, tăng 1,8% so với cùng kỳ; trong đó đàn trâu ước đạt 6,4 nghìn con, tăng 1,1%; đàn bò ước đạt 49,5 nghìn con, tăng 1,9% so với cùng kỳ.
Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tháng 12/2019 ước đạt trên 0,6 nghìn tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng quý IV/2019 ước đạt 2,6 nghìn tấn, tăng 34,8% so với quý trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ. Tính chung cả  năm 2019 sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước đạt 9,4 nghìn tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ (riêng sản lượng thịt bò do Công ty TNHH Việt Hùng sản xuất ước đạt 2,3 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ).
Chăn nuôi lợn: Trong năm, ngành chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn Châu Phi. Nhưng từ thời điểm từ tháng 9/2019 đến nay, chăn nuôi lợn đã có sự phục hồi nhẹ sau khủng hoảng; giá cả thị trường con giống, thịt lợn hơi xuất chuồng trong các tháng cuối năm biến động tăng mạnh, thời điểm trung tuần tháng 12/2019 giá thịt lợn hơi ở mức trên 90.000 đồng/kg tùy loại lợn do nguồn cung không nhiều. Tuy giá cả tăng song người dân không có lợn để bán do các hộ chăn nuôi nhất là các hộ nhỏ còn đang dè chừng trong việc tái đàn, tuy nhiên toàn tỉnh vẫn duy trì 16 doanh nghiệp chăn nuôi và khoảng trên 100 cơ sở nuôi lớn với quy mô trên 300 đầu con trở lên. Toàn tỉnh có 6/8 huyện đã được UBND tỉnh và Cục Thú y thẩm định công bố hết dịch, các cơ chế chính sách thúc đẩy chăn nuôi đã được triển khai.
 Tổng đàn lợn tại thời điểm 01/01/2020 ước đạt 750 nghìn con, giảm 39,0% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 12/2019 ước đạt 14,8 nghìn tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý IV/2019 ước đạt 40,8 nghìn tấn, giảm 1,9% so với quý trước và giảm 22,9% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2019 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt gần 166,4 nghìn tấn, giảm 18,5% so với cùng kỳ 2018.
Chăn nuôi gia cầm:
Số lượng đàn gia cầm đến thời điểm hiện tại phát triển tương đối tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra, giá bán thịt gia cầm ổn định. Ước tính số lượng đàn gia cầm tại thời điểm 01/01/2020 đạt 14,3 triệu con, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó số lượng đàn gà đạt 10,4 triệu con, tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tháng 12/2019 ước đạt 6,3 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý IV/2019 ước đạt 18,4 nghìn tấn, giảm gần 4,0% so với quý trước nhưng tăng 9,0% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm quý IV/2019 ước đạt 82,3 triệu quả, tăng 0,2% so với quý trước và tăng 7,9 % so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2019 sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 62,2 nghìn tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm đạt 317,1 triệu quả tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
 Lâm nghiệp
 Diện tích rừng trồng mới năm 2019 ước đạt 146,4 ha, giảm 15,8% so với cùng kỳ 2018 tại các dự án “Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Thái Bình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng”; dự án “Giảm sóng ổn định bãi và trồng rừng ngập mặn ổn định đê biển 5 và 6 tỉnh Thái Bình”; dự án tăng cường nhận thức, năng lực cán bộ và người dân địa phương về trồng mới, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển sinh kế cho người dân.
Sản lượng gỗ khai thác tháng 12/2019 ước đạt 9 m3, tăng 28,5%; sản lượng củi khai thác ước đạt 220 ste, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác quý IV/2019 ước đạt 385 m3­, giảm 23,2% so với quý trước nhưng tăng 2,6 lần so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước đạt 753 ste, giảm 57,3% so với quý trước nhưng tăng 15,3% so cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác năm 2019 ước đạt 2.090 m3, giảm 2,5%; sản lượng củi khai thác ước đạt 6.738 ste, giảm 1,6% so với cùng kỳ.
  Thuỷ sản
Trong năm giá thủy sản trên thị trường ổn định, bà con nông dân tích cực đầu tư thâm canh, tăng năng suất. Tổng sản lượng thủy sản tháng 12/2019 ước đạt 21,6 nghìn tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản quý IV/2019 ước đạt 65,3 nghìn tấn, tăng 0,4% so với quý trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm 2019 ước đạt 244,4 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 99,1 nghìn tấn, tăng 5,1%; tôm đạt 6,8 nghìn tấn, tăng 24,0%; thủy sản khác đạt 138,5 nghìn tấn, tăng 7,0% so với cùng kỳ.
Khai thác
Trong  năm 2019 tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, bà con ngư dân tích cực vươn khơi bám biển. Tuy nhiên trong tháng 7,8 và đầu tháng 9 có một số ngày ảnh hưởng của mưa bão, biển động nhiều tàu thuyền không thể ra khơi đánh bắt, song cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng khai thác chung của toàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 1.051 tàu tham gia khai thác thủy sản biển và 72 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Mặc dù số lượng tàu có giảm song chủ yếu giảm ở các loại tàu có công suất nhỏ từ 50 CV trở xuống; riêng tàu có công suất từ 90 CV trở lên là 258 tàu, tăng 1,1% so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác tháng 12/2019 ước đạt trên 6,4 nghìn tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 4,8 nghìn tấn, tăng 5,8%; tôm đạt trên 0,2 nghìn tấn, tăng 5,1%; thủy sản khác đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác quý IV/2019 ước đạt 19,3 nghìn tấn, tăng 0,1% so với quý trước nhưng tăng 6,6% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 14,5 nghìn tấn, tăng 4,1% so với quý trước và tăng 6,5% so với cùng kỳ; tôm đạt gần 0,7 nghìn tấn, giảm 1,2% so với quý trước nhưng tăng 3,7% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 4,1 nghìn tấn, giảm 11,6% so với quý trước nhưng tăng 7,6% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2019 sản lượng khai thác ước đạt 85,5 nghìn tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 57,6 nghìn tấn, tăng 7,3%; tôm đạt 2,0 nghìn tấn, tăng 3,2%; thủy sản khác đạt 25,9 nghìn tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ 2018.
Nuôi trồng         
Diện tích nuôi thủy sản ước đạt 15.279 ha, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ; trong đó diện tích nuôi nước mặn (ngao) đạt 3.000 ha, chiếm 20% diện tích; diện tích nuôi nước lợ đạt 3.715 ha, giảm gần 0,1% so với cùng kỳ (diện tích nuôi tôm sú giảm gần 4%, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô đang ngày càng mở rộng tăng 55% so với cùng kỳ); diện tích nuôi nước ngọt đạt 8.564 ha, tăng 0,02% so vơi cùng kỳ.
Trong nuôi trồng thủy sản thì nuôi ngao luôn là thế mạnh của tỉnh tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, với sản lượng chiếm trên 46% sản lượng nuôi trồng toàn tỉnh. Tuy nhiên trong các ngày 03-04/8/2019 tại huyện Tiền Hải có mưa to đến rất to do ảnh hưởng của cơn bão số 3 làm độ mặn nước biển xuống thấp(9‰), các ngày tiếp theo thời tiết lại nắng nóng gay gắt, nhiệt độ không khí cao, thời gian nắng nóng chiếu vào các bãi ngao dài > 5h/ngày nên đã gây hiện tượng sốc nhiệt làm cho ngao chết xảy ra tại xã Nam Thịnh và Đông Minh của huyện Tiền Hải với diện tích 530 ha, trong đó có 270 ha diện tích nuôi ngao thương phẩm đang trong quá trình sinh trưởng bị chết từ 15 – 20% làm ảnh hưởng phần nào đến sản lượng nuôi trồng ngao nói riêng và sản lượng nuôi trồng thủy sản nói chung năm 2019. Song hiện tượng này xảy ra với thời gian rất ngắn và đã ổn định trở lại trong các tháng vừa qua. Năng suất thu hoạch ngao nói chung vẫn đạt khá trên 45 tấn/ha.
Ngoài thế mạnh nuôi ngao bãi triều thì nuôi tôm, cá nước lợ đang là xu hướng phát triển của người dân ven biển, chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ, cá vược, cá song là các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, nuôi cá nước ngọt cũng được các hộ chú trọng đầu tư nuôi tại các hồ,đầm, ao với các loại như cá trắm, chép, trôi,… trong năm dịch bệnh thủy sản xảy ra không nhiều, giá cả ổn định, tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12/2019 ước đạt 15,1 nghìn tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt trên 4,1 nghìn tấn, tăng 6,7%; tôm đạt 0,6 nghìn tấn, tăng 23,0%; thủy sản khác đạt 10,4 nghìn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng quý IV/2019 ước đạt 45,9 nghìn tấn, tăng 0,6% so với quý trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 12,3 nghìn tấn, tăng 3,7% so với quý trước và  tăng 4,5% so với cùng kỳ; tôm đạt 1,9 nghìn tấn, giảm 12,6% so với quý trước nhưng tăng 29,2% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 31,7 nghìn tấn, tăng 0,3% so với quý trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2019 sản lượng nuôi trồng ước đạt 158,8 nghìn tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 41,5 nghìn tấn, tăng 2,2%; tôm  đạt 4,7 nghìn tấn, tăng 35,8%; thủy sản khác ước đạt 112,6 nghìn tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Sản xuất giống thủy sản : Trong năm 2019 hoạt động sản xuất giống thủy sản phát triển khá, được chú trọng đầu tư song cũng chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nuôi trong tỉnh. Ước tỉnh số lượng giống thủy sản đạt 1.667 triệu con, tăng 4,9%; trong đó số lượng ngao giống ước đạt 849 triệu con, tăng 9,4%; tôm thẻ đạt 2,2 triệu con, tăng 4,8% so với cùng kỳ. 

Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12/2019 ước tăng hơn 3,9% so với tháng trước và tăng hơn 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 19% so cùng kỳ năm 2018 trong đó một số ngành tăng cao như Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 170%; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng hơn 62%;
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý IV ước tăng hơn 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành khai khoàng và ngành sản xuất và phân phối khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí có chỉ số giảm; ngành công nghiệp chế biến chế tạo và cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng.
Năm 2019, IIP tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2018 trong đó: Ngành sản xuất và phân phối khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí có chỉ số tăng hơn 23,4%. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 14% trong đó một số ngành sản xuất tăng cao như so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng hơn 2,5 lần; Sản xuất kim loại tăng hơn 32,5%; Ngành chế biến thực phẩm tăng gần 13%; Ngành dệt tăng 9,6%. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng hơn 1,2% so với cùng kỳ năm trước; Ngành khai khoáng tăng nhẹ 0,05% so với cùng kỳ năm trước và tăng ở lĩnh vực khai khoáng khác.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu Tháng 12/ 2019, có mức tăng mạnh so với cùng kỳ như: loa đã hoặc chưa lắp đặt vào hộp loa ước đạt 1.650 nghìn cái, tăng 24% so tháng trước và tăng 5,9 lần so cùng kỳ; sản phẩm Nitơrat Amoni ước đạt 9.000 tấn, tăng 4,5 lần so cùng kỳ; xe đạp khác ước đạt 97 chiếc, tăng 4 lần; Dịch vụ tráng phủ kim loại bằng cách nhúng vào kim loại ước đạt trên 11.378 triệu đồng, tăng hơn 2,9 lần; cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại ước đạt 2.841 tấn, tăng 79,8%; thức ăn cho gia súc ước đạt 9.477 tấn tăng 69,1%; tai nghe khác ước đạt 9.395 nghìn cái, tăng 64,4%; xe mô tô chưa được phân vào đâu ước đạt 1.800 chiếc, tăng gần 31%; bộ com –lê, quần áo đồng bộ, áo jacket ước đạt 2.227 nghìn cái, tăng 35,2%; sản phẩm thép cán ước đạt 46.494,4 tấn, tăng 22,6%; Bên cạnh đó cũng còn một số sản phẩm giảm trong tháng như: bộ đèn sử dụng cho cây NOEL ước đạt 21.500 bộ, giảm 69,1%; sứ vệ sinh ước đạt 342 nghìn cái, giảm 51,6%; khí tự nhiên dạng khí ước đạt 2,3 triệu m3, giảm 32%; bia hơi ước đạt 453 nghìn lít, giảm gần 22%. Các mặt hàng giảm trên nguyên nhân chủ yếu đều mang tính chất mùa vụ và theo đơn đặt hàng giảm trong tháng so với cùng kỳ năm 2018.
Trong Quý IV năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng cao so với cùng kỳ như: sản phẩm cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại ước đạt 6.934 tấn, tăng 2,8 lần so cùng kỳ; dịch vụ tráng phủ kim loại bằng cách nhúng vào kim loại chảy ước đạt 32.909 triệu đồng, tăng 2,7 lần; xe đạp khác ước đạt 192 chiếc, tăng 2,2 lần; loa đã và chưa lắp đặt vào hộp loa ước đạt gần 4.634 nghìn cái, tăng 2 lần; tai nghe khác ước đạt 29.167 nghìn cái, tăng 53%; bộ com –lê, quần áo đồng bộ, áo jacket ước đạt 7.184 nghìn cái, tăng 31,7%; thức ăn gia súc ước đạt 25.058 tấn, tăng 30,8%. Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm có tốc độ giảm so với cùng kỳ như: sản phẩm sứ vệ sinh ước đạt 1.009 nghìn cái giảm 55,4%; khí và dạng khí tự nhiên ước đạt 6,7 triệu m3, giảm 36,4%; bộ đèn sử dụng cho cây thông noel ước đạt 74.616 bộ, giảm 35,1%; bia chai ước đạt 3.455,2 nghìn lít, giảm 26,2%; điện sản xuất ước đạt 667,4 triệu kwh, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2019, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng mạnh so với cùng kỳ như: Bộ đèn sử dụng cho cây NOEL ước đạt 2.050 nghìn bộ, tăng hai lần so với cùng kỳ năm trước; cấu kiện nhà lắp sẵn băng kim loại ước đạt 18.411tấn, tăng 64%; Loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa ước đạt 19.538 nghìn cái, tăng 59%; dịch vụ tráng phủ kim loại bằng cách nhúng vào kim loại ước đạt 74.902 triệu đồng, tăng 57,2%; thép cán ước đạt 424 nghìn tấn, tăng 50,7%; cần gạt nước, sương, tuyết trên kính chắn ước đạt 6.515 nghìn cái tăng 31,1%; thức ăn cho gia cầm ước đạt 57.741 tấn, tăng 29,4%; Nitơrat Amoni ước đạt 165 nghìn tấn, tăng 18,5%; bia dạng lon ước đạt 27.662 nghìn lít, tăng 11,7%; sắt thép không hợp kim dạng thoi đúc hoặc dạng thô khắc ước đạt 648.736 tấn, tăng 10,9%; polyaxetal, polyete và nhựa epoxy dạng nguyên ước đạt 25.684 tấn, tăng 9,9%. Bên cạnh đó cũng còn một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: khí và dạng khí tự nhiên ước đạt 25 triệu m3, giảm 40,4%; xe đạp khác ước đạt 227 chiếc, giảm 35%; sản phẩm sứ vệ sinh ước đạt 4.393 nghìn cái, giảm 34,3%; bia chai ước đạt 17 triệu lít, giảm 28,8% so với cùng kỳ.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 năm 2019 giảm hơn 4, 4% so với tháng trước và tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo tính đến tháng 12 năm 2019 tăng  gần 10% so với tháng trước và tăng hơn 52,6% so với  cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2019 tăng hơn 5,7% so với cùng thời điểm năm trước. Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm gần 4,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng hơn 3,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 9,3% so với cùng kỳ năm 2018. 

Đầu tư – xây dựng.
 Đầu tư
Tháng 12/2019 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 547tỷ đồng, tăng hơn 11,9% so với tháng trước, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt trên 250 tỷ đồng, tăng hơn 2,9 so với tháng trước và giảm 1% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 178 tỷ đồng, tăng 29% so với tháng trước và tăng hơn 81% so với cùng kỳ; vốn ngân sách cấp xã ước đạt trên 118 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với tháng trước và tăng hơn 44% so với cùng kỳ.
Trong quý IV năm 2019, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt trên 1.484 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với quý trước, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 721 tỷ đồng, tương đương so với quý trước và tăng hơn 2% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 432 tỷ đồng, tăng 49% so với quý trước và tăng hơn 52% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 332 tỷ đồng tăng hơn 16% so với quý trước và tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2019 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 4.557  tỷ đồng, tăng 22% so với  cùng kỳ năm 2018. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt trên 2.392 tỷ đồng, tăng 17%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 30%; vốn ngân sách cấp xã ước đạt trên 1.064 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
 Năm 2019, rất nhiều dự án công trình trọng điểm của tỉnh được triển khai, tuyến đường bộ ven biển, bệnh viện 1000 giường của tập đoàn FLC, dự án cầu Sông Hóa Hải Phòng- Thái Bình, Dự án khu công nghiệp sản xuất nông nghiệp của tập đoàn Thaco; một số dự án lớn được chính thức đi vào hoạt động, nhà máy nhiệt điện Thái Bình, đường cao tốc Thái Hà, Cầu La Tiến…
 Quý IV năm 2019 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 17.728 tỷ đồng, tăng 17% so quý trước và tăng hơn 15% so với cùng kỳ; trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 1.705 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 19%; vốn đầu tư của nhân dân và dân cư ước đạt 13 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt 13% và 7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 545 tỷ đồng, tăng 42% so quý trước và giảm 6% so cùng kỳ; vốn huy động khác ước đạt 406 tỷ đồng, tăng hơn 17% so quý trước.
Năm 2019 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 55.482 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ; trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 5.302 tỷ đồng, tăng 19%; vốn đầu tư của nhân dân và dân cư ước đạt 42 nghìn tỷ đồng, tăng 2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2.099 tỷ đồng, giảm 20% so cùng kỳ; vốn huy động khác ước đạt 1.286 tỷ đồng, tăng hơn gấp 6 lần so với năm 2018.
Tính đến đầu tháng 12 năm 2019 đã cấp 838 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, 82 chi nhánh, 18 văn phòng đại diện với số vốn đăng ký đạt trên 8.120 tỷ đồng. Xác nhận Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động: 184 doanh nghiệp; doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 68 doanh nghiệp. Trong đó thu hồi GCN ĐKKD do DN giải thể là 68 doanh nghiệp.
Trong tháng 12 năm 2019 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới không phát sinh. Tính đến thời điểm này vẫn chỉ có là 7 dự án với tổng vốn đầu tư là 28,5 triệuUSD với mục đích đầu tư là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hình thức đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ các nước Hàn Quốc và Hồng Kông, Đài Loan, Samoa và  Bristíh Virgin Isaland.

Xây dựng
Tình hình xây dựng thực hiện trong quý IV năm 2019 như sau:
Công trình đường Vố Hối kế hoạch 8 tỷ đồng, thực hiện đạt 4 tỷ đồng;
Công trình hạ tầng khu Quang Trung kế hoạch 30 tỷ đồng, thực hiện đạt 7,7 tỷ đồng .
Công trình căn cứ hậu cần Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh kế hoạch 10,5 tỷ đồng, thực hiện đạt 7 tỷ đồng.
Công trình đường ĐH 90 Thụy Văn kế hoạch 18,2 tỷ đồng, thực hiện đạt 7 tỷ đồng .
Công trình đường giao thông Nam Cao - Chợ Lụ kế hoạch 25 tỷ đồng, thực hiện đạt 10,7 tỷ đồng.
Công trình cầu La Tiến kế hoạch 110 tỷ đồng, thực hiện đạt 9 tỷ đồng.
Công trình nhà làm việc cơ quan huyện ủy Tiền Hải kế hoạch 90,7 tỷ đồng, thực hiện đạt 23.7 tỷ đồng.
Công trình nâng cấp vỉa hè, đường thoát nước xã Đông Lam kế hoạch 10,6 tỷ đồng, thực hiện đạt 8 tỷ đồng.

Thu, chi Ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2019 đạt 17.736 tỷ  đồng, đạt 134,1% so với dự toán, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa ước đạt 8.115 tỷ đồng, tăng 15,2%; thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt 1.100 tỷ đồng, giảm 13%; trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt hơn 5.900 tỷ đồng giảm 8%.
Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện năm 2019 ước đạt 14.964 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ; trong đó: chi phát triển kinh tế ước đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 18%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 7.200 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước...
 
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:
Tháng 12/2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 3.976 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 3.478 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 13 tỷ đồng tăng 1,0% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 269 tỷ đồng, tương đương so với  tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 2,3 tỷ đồng giảm 7,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 214 tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ. Trong tháng, tất cả các nhóm hàng bán lẻ đều tăng so với tháng trước, riêng nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm, trong đó một số nhóm ngành hàng bán lẻ tăng so với tháng trước như: Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 564 tỷ đồng (+5,3%); nhiên liệu khác ước đạt 39 tỷ đồng (+4,4%); nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 63 tỷ đồng(+3,5%); …
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước quý IV năm 2019 đạt 11.714 tỷ đồng, tăng 5,7% so với quý trước và tăng 11,4% so với cùng quý năm trước. Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 9.394 tỷ đồng, tăng 6,1% so với quý trước và tăng 11,5% so với cùng quý năm trước; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 38 tỷ đồng, giảm 1,6% so với quý trước và tăng 7,7% so với cùng quý năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 807 tỷ đồng; tăng 2% so với quý trước và tăng 10% so với cùng quý năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 7,5 tỷ đồng, giảm 18,8% so với quý trước và tăng 2% so với  cùng quý năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 637 tỷ đồng, tăng 5,3% so với  quý trước và tăng 11,9% so với cùng quý năm trước. Trong quý IV/2019 , tất cả các nhóm hàng bán lé đều tăng so với quý trước, trong đó một số nhóm ngành hàng bán lẻ tăng cao so với quý trước như: Nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 189 tỷ đồng (+41%); nhiên liệu khác ước đạt 117 tỷ đồng (+39%); gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 1.590 tỷ đồng (+22%); …
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước năm 2019 đạt 44.600 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Theo ngành kinh tế: Doanh thu thương nghiệp ước đạt 38.803 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú ước đạt 158 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 3.168 tỷ đồng; tăng 9,1% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 34 tỷ đồng  tăng 6,9% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 2.437 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước năm 2019 đạt 38.803 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Chia theo nhóm ngành hàng bán lẻ, ngành hàng tăng so với cùng kỳ năm trước như: Nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 711 tỷ đồng (+31%);Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 5.563 tỷ đồng (+13%);.. Còn lại tất các nhóm đều tăng, riêng nhóm ô tô con ước đạt 560 tỷ đồng, giảm 11% so cùng kỳ. 

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2019 tăng 1,77 % so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 2,09%; khu vực nông thôn tăng 1,72%); tăng 5,4% so với tháng 12 năm 2018.
Trong tháng nhóm có chỉ số tăng cao nhất là nhóm thực phẩm (+6,02%) ảnh hưởng trực tiếp từ giá thịt lợn tăng 21%, giá thịt lợn tăng tác động trực tiếp đến nhóm ăn uống ngoài tăng 3,30%. Bên cạnh đó giá xăng dầu trong tháng được điều chỉnh vào 2 ngày 01/12/2019 và ngày 16/12 /2019, dẫn đến chỉ số giá nhiên liệu trong tháng tăng 1,25% so với tháng trước; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%; nhà ở, điện nước, chất đốt vật liệu xây dựng tăng 0,29%; giao thông tăng 0,55%. Các yếu tố ảnh hưởng tăng và giảm tác động chỉ số giá tháng 12/2019 tăng 1,77% so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý IV năm 2019 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có chỉ số tăng cao như: “thuốc và dịch vụ y tế” tăng 8%,“giáo dục” tăng  7,8%, “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” tăng 6%; Chỉ riêng nhóm “bưu chính viễn thông” giảm  0,15%....
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2019 tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có chỉ số tăng cao như: “nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng” tăng 9,7%;  “giáo dục” tăng  6,8%;“thuốc và dịch vụ y tế”  tăng 3,6%... Chỉ riêng nhóm “giao thông” và “bưu chính viễn thông” giảm  0,18%. 

Xuất nhập khẩu hàng hoá
Xuất khẩu:

Tháng 12/2019, trị giá xuất khẩu ước đạt 158 triệu USD, tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 10,5 % so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế:  kinh tế tư nhân ước đạt 99 triệu USD, tăng 22,5% so với tháng trước và tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 69 triệu USD, giảm 10% so với tháng trước và giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng có giá trị xuất khẩu tháng 12/2019 tăng so với tháng trước như: thủy sản (+12%); hàng dệt may (+20%);… Bên cạnh đó còn có mặt hàng giảm: Gỗ  (-30%); gốm sứ (-53%). 
 Trị giá xuất khẩu năm 2019 ước đạt 1.719 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước ước đạt 0,14 triệu USD, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế tư nhân ước đạt 978 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 741 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm  trước như: Xăng dầu tăng 80%; Sắt thép tăng gấp 18%; sản phẩm mây tre cói và thảm (+85%);... Bên cạnh đó mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Hàng thủy sản (-25%); sản phẩm gốm sứ (-13%); xơ, sợi dệt các loại  (-2%);...
Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2019 ước đạt 143 triệu USD,  tăng 1% so với tháng trước và tăng 5 % so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế tư nhân trị giá nhập khẩu ước đạt 75 triệu USD, tăng 15% so với tháng trước và giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 68 triệu USD, giảm 15% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu tháng 12/2019 tăng so với tháng trước như: Hóa chất  tăng 23%; xăng dầu (+41%);…Bên cạnh đó còn có mặt hàng giảm: phế liệu sắt thép (-15%).
 Trị giá nhập khẩu năm 2019 ước đạt 1.576 triệu USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: kinh tế tư nhân ước đạt 852 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 724 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm trước như: Bông các loại (+60%);  sắt thép các loại (+67%);... Bên cạnh đó mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Hóa chất(-68%); xơ, sợi dệt (-11%).

 Hoạt động vận tải       
Vận tải hành khách
Tháng 12/2019, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 150 tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 1,99 triệu người tăng 2% so với tháng trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; số lượt khách luân chuyển ước đạt 233 triệu người.km, tăng 2% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 26%.
 Ước quý IV năm 2019 doanh thu vận tải hành khách đạt 434 tỷ đồng, tăng 7% so với quý trước và tăng 12,3% so với cùng quý năm trước; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 5,8 triệu người, tăng 5% so với quý trước và tăng 21% so với cùng quý năm trước; số lượt khách luân chuyển ước đạt 681 triệu người.km so với quý trước tăng 7% và so với cùng quý năm trước tăng 28%.
Doanh thu vận tải hành khách năm 2019 ước đạt 1.639 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt hơn 22 triệu người, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 2.525 triệu người.km so với cùng kỳ năm trước tăng 13%.
Vận tải hàng hoá
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 12/2019 ước đạt 393 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt hơn 2,3 triệu tấn, tăng 5% so với tháng trước và tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt hơn 950 triệu tấn.km, tăng 5% so với tháng trước, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hóa quý IV năm 2019 ước đạt 1.137 tỷ đồng, tăng 12% so với quý trước và tăng 14% so cùng quý năm trước. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 6,8 triệu tấn, tăng 12% so với quý trước và tăng 21% so với cùng quý năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt hơn 2.706 triệu tấn.km, tăng 15% so với quý trước và tăng 13% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hóa năm 2019 ước đạt 4.077 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 25 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 9.432 triệu tấn.km, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12/2019 ước đạt 4,6 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Quý IV năm 2019 doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 12 tỷ đồng, giảm 6% so quý trước và tăng 33% so với cùng quý năm trước.
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2019 ước đạt 49 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. 

Một số tình hình xã hội
Lao động, việc làm
Năm 2019, toàn tỉnh tạo việc làm mới và việc làm cho 33.500 người (đạt 100% kế hoạch năm),trong đó giải quyết việc làm tại địa phương cho 24.870 người, lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài 5.300 người, lao động đi xuất khẩu nước ngoài 3.330 người. Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp cho 5.627 trường hợp lao động thất nghiệp.
Năm 2019, tuyển sinh đào tạo nghề cho 34.900 người, đạt 100% kế hoạch năm (trong đó trình độ cao đẳng 3.400 người, trình độ trung cấp 6.300 người, trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 25.200 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52,5% (đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra).
Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức tập huấn công tác cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Tăng cường công tác phối hợp quản lý hoạt động tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các huyện, thành phố, đơn vị thực hiện chính sách hỗ trợ lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ. Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật có hồ sơ đề nghị công nhận "Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người khuyết tật trở lên được hưởng chế độ ưu đãi".
Trợ cấp xã hội:
Năm 2019, tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 17.022 hộ gia đình, tỷ lệ 2,66%. Tổng số hộ cận nghèo là 18.520 hộ gia đình, tỷ lệ 2,89%.
Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, năm 2019, Sở LĐTBXH đã phối hợp với Sở Tài chính, BHXH tỉnh cấp 70.100 thẻ BHYT người nghèo, người cận nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ 55.100 triệu đồng. Cấp thẻ BHYT cho hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình là 1.259 người, với tổng kinh phí gần 609 triệu đồng (ngân sách nhà hỗ trợ 30% chi phí mua thẻ BHYT; Người thuộc hộ gia đình có mức sống trung bình tự nguyện tham gia đóng 70%). Thực hiện chính sách hỗ trợ miễn học phí cho 4.885 lượt học sinh nghèo, với tổng kinh phí trên 1.04523 triệu đồng, hỗ trợ giảm học phí cho 3.871 lượt học sinh cận nghèo, với tổng kinh phí 413,59 triệu đồng, thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho 7.042 lượt học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh khuyết tật với kinh phí hơn 3.523 triệu đồng.Số trẻ em học mẫu giáo thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn trưa: 1.872 lượt trẻ em, với tổng kinh phí gần 1.275 triệu đồng.
Toàn tỉnh có 424 hộ trên địa bàn tỉnh xây mới hoặc sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí khoảng 11.499 triệu đồng, trong đó hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg là 423 hộ, với tổng kinh phí 11.469 triệu đồng (vốn vay ngân hàng Chính sách xã hội 10.575 triệu đồng; Vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: 894 triệu đồng); Huy đồng nguồn xã hội hóa từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); HD Bank và Báo ViệtNamnet hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới 14 nhà ở cho hộ nghèo, với tổng kinh phí 720 triệu đồng. Các địa phương huy động tối đa nội lực, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy mạnh cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, nhất là môi trường nông thôn. Phát triển cấp nước và vệ sinh môi trường trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư­, xây dựng và quản lý đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đảm bảo 100% số xã được cấp nước sạch sinh hoạt, 515.750 hộ dân (đạt 97,05%) sử dụng nước sạch.
Thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ tăng thu nhập cho hộ nghèo, năm 2019 đã có 2.039 hộ nghèo được vay vốn tín dụng với tổng kinh phí 89.617 triệu đồng; 2.323 hộ cận nghèo được vay vốn tín dụng, với tổng kinh phí 102.809 triệu đồng; 21.213 hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với tổng kinh phí trên 6.744 triệu đồng. Dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ hơn 54.000 suất quà, với kinh phí 19 tỷ đồng, đảm bảo 100% hộ nghèo được hỗ trợ quà tết.
Kết quả, thực hiện dự án Phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, Sở đã tham mưu trao bò cho 209 hộ, trong đó 169 hộ nghèo và 40 hộ cận nghèo. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở về giảm nghèo; phối hợp với các cơ quan truyền thông đăng tin, bài, phóng sự, chuyên mục về công tác giảm nghèo, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, các gương điển hình trong giảm nghèo. Phối hợp với các UBND huyện, thành phố tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo từ tỉnh xuống cơ sở. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo và công tác giảm nghèo năm 2019.
Nhân Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, Sở đã phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh, Ban Công tác người cao tuổi các huyện, thành phố tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 36.998 người cao tuổi với kinh phí hơn 13 tỷ đồng. Tổng hợp số người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 là 48.658 người (trong đó 641 người cao tuổi trên 100 tuổi; 440 người cao tuổi tròn 100 tuổi; 4.764 người cao tuổi tròn 90 tuổi, 1.399 người cao tuổi tròn 95 tuổi, 41.414 người cao tuổi 70,75,80.85 tuổi). Tổ chức tập huấn công tác người cao tuổi cho hơn 600 lượt cán bộ phụ trách công tác người cao tuổi của các cấp.
Phối hợp với Hội người khuyết tật tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 100 đại biểu là hội viên hội người khuyết tật và cộng tác viên công tác xã hội đối với người khuyết tật. Tổ chức tư vấn nói chuyện chuyên đề về chính sách trợ giúp xã hội cho 1.400 đối tượng bảo trợ xã hội và người dân trong tỉnh.
Chỉ đạo các địa phương quản lý và thực hiện chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Năm 2019, chi trả trợ cấp cho 110.208 đối tượng với kinh phí trên 323 tỷ đồng. Thực hiện chi trả trợ cấp qua dịch vụ Bưu điện được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện tại trung tâm. Năm 2019 có 365 đối tượng đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại 2 cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc ngành.
Đến nay, có trên 87% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp. Duy trì 100% trẻ em sinh ra được khai sinh đúng hạn, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT; 100% trường trung học cơ sở và 98% trường tiểu học có thư viện, tủ sách thiếu nhi. Hầu hết trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên từ gia đình, người thân và từ cộng đồng; được giúp đỡ bằng các hình thức như trợ cấp, hỗ trợ theo chính sách, cấp học bổng, thăm hỏi, tặng quà.
Công tác vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em được chú trọng vào dịp Tháng hành động vì trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã vận động được trên 1 tỷ đồng (Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh vận động được trên 500 triệu đồng). Năm 2019, toàn tỉnh có trên 42.000 trẻ em được tặng quà với kinh phí trên 7 tỷ đồng. Duy trì hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trên 150 trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi tại Trung tâm công tác xã hội và Bảo trợ xã hội và Làng trẻ em SOS Thái Bình.
Tiếp tục triển khai xây dựng “Ngôi nhà an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Năm 2019, toàn tỉnh có 24 trẻ em tử vong do đuối nước, có 27 trẻ em nhiễm HIV/AIDS (27 em được điều trị thuốc ARV tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh), không phát hiện trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục.
Tiếp tục triển khai thực hiện xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. 100% cán bộ cấp xã, cộng tác viên hoặc trưởng thôn, tổ dân phố được tập huấn chuyên đề xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. Năm 2019 toàn tỉnh có 267/286 (chiếm 93,96%) xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bình đẳng giới cho ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp. Tiếp tục các hoạt động tuyên truyền, giám sát việc thực hiện công tác bình đẳng giới tại các huyện, thành phố.
Số người nghiện ma túy hiện nay có hồ sơ quản lý là 4.978 người; 11 người hoạt động mại dâm; 596 cơ sở kinh doanh có điều kiện (nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ, quán karaoke, cơ sở massage).
Hiện tại, Cơ sở cai nghiện ma túy công lập tỉnh đang quản lý 341 học viên, trong đó cai nghiện bắt buộc là 320 học viên, cai nghiện tự nguyện 21 học viên. 100% học viên tham gia cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở có nhu cầu học nghề được tạo điều kiện học nghề và sau khi chấp hành thời gian cai nghiện trở về cộng đồng có cơ hội tìm việc làm để ổn định cuộc sống.
Năm 2019, các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức tư vấn, cai nghiện và quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho hơn 300 người nghiện ma túy. Thành lập thêm 15 Điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng, nâng tổng số Điểm tư vấn trên địa bàn tỉnh lên 27 Điểm (đạt 90% kế hoạch tỉnh giao).
Tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động của mô hình Phòng ngừa và can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS của tệ nạn mại dâm. Toàn tỉnh hiện có 190 xã, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội, trong đó 137 xã đăng ký không có tệ nạn mại dâm, 28 xã đăng ký không có tệ nạn ma túy, 25 xã đăng ký không có tệ nạn mại dâm, ma túy.
Đội kiểm tra liên ngành 178 của tỉnh tiến hành tổ chức kiểm tra 142 cơ sở kinh doanh dịch vụ (đạt 90% kế hoạch năm 2019), trong quá trình kiểm tra, Đội liên ngành đã tuyên truyền và chấn chỉnh kịp thời các cơ sở kinh doanh có điều kiện chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Công tác đối với người có công
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Năm 2019, kinh phí thực hiện chi ưu đãi người có công với cách mạng là 1.777.116 triệu đồng.
            Giải quyết chế độ thương binh đồng thời là bệnh binh cho 08 trường hợp; giải quyết trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sỹ đi lấy chồng hoặc lấy vợ khác 31 trường hợp; giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sỹ 51 trường hợp; giải quyết chế độ đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày 02 trường hợp; giải quyết chế độ người nhiễm chất độc hóa học cho 623 trường hợp (trong đó trực tiếp 585 trường hợp, gián tiếp 38 trường hợp). Trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp đổi 385 Bằng Tổ quốc ghi công. Thẩm duyệt 2.125 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT; 78 thân nhân người có công được hưởng chế độ tuất hàng tháng khi người có công từ trần; giải quyết chế độ trợ cấp một lần tiền mai táng phí và trợ cấp 1 lần cho thân nhân người có công cho 2.018 trường hợp; di chuyển hồ sơ người có công đi tỉnh ngoài 277 trường hợp; sao lục 1.955 hồ sơ người có công; cấp 162 thẻ thương, bệnh binh; tra cứu và xác nhận thông tin liệt sỹ cho 178 thân nhân liệt sỹ. Thực hiện điều dưỡng đối với 29.212 đối tượng người có công và thân nhân; trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với 1.709 người có công và thân nhân. Tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền cấp kinh phí trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đối với 16.843 trường hợp với tổng kinh phí trên 21 tỷ đồng.
Triển khai hỗ trợ xây dựng, nâng cấp cải tạo 09 nghĩa trang liệt sỹ, 14 công trình ghi công liệt sỹ và xây vỏ mộ liệt sỹ với tổng kinh phí 10 tỷ đồng từ kinh phí Trung ương ủy quyền năm 2019. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và UBND các huyện, thành phố rà soát, xác định danh sách mộ liệt sỹ đang an táng tại các nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn tỉnh, danh sách liệt sỹ Dân - Chính - Đảng tỉnh qua các thời kỳ theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 515 của tỉnh.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, cơ bản hoàn thành Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 2521/QĐ-UBND. Năm 2019, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh quyết định phê duyệt để các huyện, thành phố cấp kinh phí hỗ trợ đến 3.706 hộ (trong đó xây mới 2.018 hộ, sửa chữa, nâng cấp 1.688 hộ), góp phần nâng số hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở 17.685 hộ/25.830 (đạt 68,5% kế hoạch Đề án) (trong đó xây mới 11.360 hộ; sửa chữa nâng cấp 6.325 hộ); số hộ không còn nhu cầu, không đủ điều kiện hỗ trợ là 8.145 hộ (chiếm 31,5% Đề án).
Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 và kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7), Sở đã tham mưu thực hiện tặng 167.472 suất quà của Chủ tịch nước, 184.034 suất quà của tỉnh và trên 120.000 suất quà của huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn đến người có công và thân nhân của người có công với tổng kinh phí trên 126 tỷ đồng. Thăm, tặng quà cho 94 đối tượng là thương binh, bệnh binh người Thái Bình đang được nuôi dưỡng tại 5 trung tâm tỉnh ngoài, tại 02 đơn vị nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công trong tỉnh và thương binh đang công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh. Ngoài ra phối hợp huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thăm, tặng quà cho người có công và thân nhân liệt sỹ. Các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp tiếp tục được duy trì và phát triển, thể hiện sự tri ân của Đảng bộ và nhân dân đối với những người có công với cách mạng. 100% người và gia đình có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú; 100% xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.
Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Tình hình dịch bệnh
Tính đến thời điểm ngày 30/11/2019, trên địa bàn tỉnh không phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm A/H5N1, H7N9, bệnh dại, bệnh tả. Ghi nhận một số trường hợp mắc sốt xuất huyết: 135 trường hợp (126 ca dương tính, 17 ca bệnh nội sinh), tất cả các trường hợp nội sinh đều được xử lý theo quy trình, không có tử vong.01 trường hợp sốt phát ban nghi Sởi; 37 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. Chủ động giám sát tại các bệnh viện, quản lý chặt chẽ, lấy mẫu tất cả các ca bệnh nghi ngờ, đặc biệt là sốt xuất huyết, sốt phát ban nghi sởi, ho gà,...
 Tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ Y tế, các cục, vụ, viện Trung ương và của UBND tỉnh về phòng chống dịch bệnh, bệnh dịch theo mùa. Chủ động các biện pháp phòng chống dịch, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, chỉ đạo các cơ sở KCB chủ động trong việc thu dung, điều trị người bệnh
Tình hình HIV-AIDS:    
 Triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma túy;
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh. Cấp phát thẻ BHYT cho người có HIV, Duy trì hoạt động các phòng khám ngoại trú HIV/AIDS. Các cơ sở điều trị thay thế nghiện chất bằng thuốc Methadone, đảm bảo đủ nhân lực, thuốc cho người nghiện; tiếp nhận và điều trị bằng thuốc Methadone cho 1.251 người nghiện ma túy tại tất cả các cơ sở điều trị. Điều trị ARV cho 1.268 bệnh nhân, tư vấn cho 07 trường hợp phơi nhiễm HIV(5/7 trường hợp được kê đơn);
 Tính đến ngày 31/11/2019, toàn tỉnh có 2.127 người nhiễm HIV/AIDS tại 253/286 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV, trong đó: 728 phụ nữ (34,2%), 1.460 bệnh nhân AIDS. Trong tháng phát hiện 01 người nhiễm mới.
        Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
       Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.
Văn hoá - Thể thao
          Sở đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị phụ thuộc. Phòng văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thể thao cá huyện, thành phố tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức các hoạt động trong các dịp lễ tết, để đảm bảo an toàn.  Triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ kỷ niệm, tổ chức  thành công  lễ. Năm 2019, các đơn vị trong toàn ngành đã kẻ vẽ được 11.723 lượt khẩu hiệu, biểu tượng, 662 cụm tranh, 7.265 pano, apsphich, sao nhân bản gần 3.512 đĩa tuyên truyền, tổ chức trên 642 lượt xe tuyên truyền lưu động, tổ chức các chưởng trình văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
          Nhà văn hóa trung tâm và các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ tại văn hóa xã, thôn chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn,. Tổ chức thành công Liên hoan hát Văn, Chầu Văn tỉnh Thái Bình năm 2019.
            Tổ chức thành công  các giải: Vô địch võ cổ truyền các câu lạc bộ; vật tự do; Việt dã tranh cúp Báo Thái Bình;
                Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao tổ chức tập huấn cho các vận động viên tham gia thi đầu giải Đua thuyền Vô địch Châu Á đạt 01 HCB, tham dự SEA Games 30 tại Philippines với 06 vận động viên đạt 01 HCV, 01 HCB và 01 HCĐ.
Tình hình an toàn giao thông
           Theo báo cáo của Ban an toàn giao trong tháng 12/2019 trên địa bàn  tỉnh xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 4 người chết và 5 người bị thương., thiệt hại ước tính 49 triệu đồng.
             Tình hình cháy nổ.
Trong tháng 12 năm 2019, trên địa bàn tỉnh Thái Bình xảy 2 vụ cháy, thiệt hại ước tính 3 triệu đồng. Ước tính năm 2019 toàn tỉnh xảy ra 22 vụ cháy nổ, gây thiệt hại ước tính hơn 2 tỷ đồng./.
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây