Làm giàu từ nghề in, gấp túi

Thứ bảy - 29/03/2025 17:29
     Ngày nắng cũng như ngày mưa, bà Trần Thị Hiên, xã Phú Châu đều đến cơ sở sản xuất Đồng Tâm gần nhà để gấp túi. Bà Hiên làm từ khi cơ sở đi vào hoạt động tới nay đã 4 năm. Bà cho biết: “Tuổi tôi không đi làm được ở công ty, không làm được việc nặng, công việc gấp túi này là phù hợp. Ban ngày tôi làm tại cơ sở, tối tôi lấy hàng về nhà tranh thủ làm, cũng có thêm thu nhập trang trải cuộc sống”. 
     
     Điển hình là Bà Phạm Thị Duyên, chủ cơ sở sản xuất Đồng Tâm là người đã có tuổi nhưng với bà còn sức khỏe là còn làm việc, do đó cách đây 4 năm bà đã mạnh dạn mở cơ sở in các loại túi, cốc và gấp túi. Do có mối quen giới thiệu lại được cấp ủy, chính quyền xã tạo điều kiện, bà đã cùng chồng con đầu tư máy móc, nhận sản phẩm ở các nơi về in và gấp. Hiện cơ sở có 15 lao động, người nào đứng máy lương 7 triệu đồng/tháng, người nào làm công đoạn gấp túi, phơi, sấy túi thì khoảng 3 triệu đồng/tháng; có trên 10 người nhận túi về nhà gấp. Gấp túi rất dễ, các bà, các chị chỉ cần học một lúc là làm được. Thu nhập từ nghề chưa cao, mỗi năm đạt trên 300 triệu đồng nhưng bà Duyên thấy vui vì cơ sở lúc nào cũng nhộn nhịp, vì mình tuổi cao song vẫn sống có ích cho gia đình và xã hội. Bà Phạm Thị Duyên chủ cơ sở sản xuất Đồng Tâm, xã Phú Châu có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm từ nghề in, gấp túi, may túi tự hủy thân thiện với môi trường.

 
     Dám nghĩ, dám làm, chị Phạm Thị Hợi, xã Phú Châu đã khởi nghiệp thành công từ nghề may túi xuất khẩu. Chị cho biết: Cách đây 6 năm, có người đến đặt vấn đề mở cơ sở may gia công túi cho họ, đây là cơ hội tốt để phát triển kinh tế gia đình, cũng là góp phần bảo vệ môi trường vì túi làm bằng nhựa tự hủy, tôi đã bàn với chồng vay vốn đầu tư mua máy may nhận việc về làm. Ban đầu chỉ có 1 công ty đặt hàng nay nhờ trả hàng đúng hẹn, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu đã có thêm một số công ty khác đặt may gia công cho họ. Với 10 lao động, mỗi tháng cơ sở của chị sản xuất được 30.000 túi theo mẫu với đủ kích thước.
     Trên địa bàn huyện Đông Hưng hiện đang duy trì, phát triển 8 làng nghề và rất nhiều nghề truyền thống, nghề mới được du nhập, trong đó có gần 100 cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn. Giá trị sản xuất từ nghề, làng nghề mang lại lớn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nhàn, góp phần thay đổi diện mạo các làng quê, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn./.
                                                                                                    Đội Thống kê số 3
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây